TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Nội dung cơ bản của đề tài “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại<br />
ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu – chi nhánh Hoàn Kiếm” bao gồm ba<br />
chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tạo động lực lao động cho người lao động<br />
trong doanh nghiệp<br />
Chương 2: Thực trạng về công tác tạo động lực lao động cho người lao động tại<br />
Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Hoàn Kiếm.<br />
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho người<br />
lao động tại ngân hàng thương mại cổ phầnDầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Hoàn Kiếm.<br />
Kết cấu xuyên suốt luận văn đã thể hiện đầy đủ nội dung từ lý do chọn đề tài,<br />
mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thực trạng công tác tạo động<br />
lực cho người lao động tại ngân hàng Dầu khí Toàn cầu chi nhánh Hoàn Kiếm và đưa ra<br />
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng<br />
Dầu khí Toàn cầu chi nhánh Hoàn Kiếm.<br />
Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong sự hình<br />
thành, củng cố và phát triển của mỗi tổ chức. Để sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu<br />
quả, người sử dụng lao động phải biết cách tạo động lực lao động, thúc đẩy nhân viên<br />
làm việc, làm cho họ khao khát và tự nguyện làm việc chứ không phải bị ép buộc làm<br />
việc.<br />
Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GP.Bank) được thành lập từ năm 1993, là<br />
một ngân hàng có quy mô nhỏ, chưa có vị thế trên thị trường tài chính, còn thiếu và yếu<br />
về nhiều mặt. Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngoài việc nỗ<br />
lực đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp đến cho khách hàng, nâng cao trình độ công<br />
nghệ để giảm thiểu tối đa thời gian giao dịch cho khách hàng…GP.Bank cần chú trọng<br />
<br />
vào yếu tố nguồn nhân lực, coi đây là giải pháp chiến lược làm lợi thế cạnh tranh giúp<br />
GP.Bank đứng vững trên thị trường tài chính.<br />
Trong những năm qua, GP.Bank chi nhánh Hoàn Kiếm đã có nhiều cố gắng trong<br />
việc tạo động lực lao động cho người lao động. Tuy nhiên công tác tạo động lực lao động<br />
cho người lao động của ngân hàng còn tồn tại một số bất cập. Mặt khác tạo động lực lao<br />
động đòi hỏi phải thường xuyên quan tâm cho phù hợp với sự thay đổi. Vì vậy tác giả lựa<br />
chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng thương mại<br />
cổ phần Dầu khí Toàn cầu – chi nhánh Hoàn Kiếm” làm đề tài luận văn cao học của mình.<br />
Mục đích nghiên cứu của luận văn bao gồm ba khía cạnh cơ bản như sau:<br />
Một là, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về công tác tạo động lực lao động của các<br />
nhà kinh tế trên thế giới từ đó xác định khung lý thuyết để nghiên cứu.<br />
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng về công tác tạo động lực hiện tại GP.Bank<br />
Hoàn Kiếm. Tìm ra những ưu điểm, nhược điểm và tìm ra nguyên nhân của hạn chế của<br />
công tác tạo động lực lao động của người lao động tại ngân hàng.<br />
Ba là, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho<br />
người lao động tại GP.Bank Hoàn Kiếm.<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác tạo động lực lao động cho người lao<br />
động tại GP.Bank Hoàn Kiếm.<br />
Phạm vi nghiên cứu là công tác tạo động lực lao động tại GP.Bank Hoàn Kiếm<br />
trong khoảng 3 năm 2012-2014 và giải pháp đến năm 2020.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tác giả đã sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp (khảo sát điều tra); các phương<br />
pháp thu thập dữ liệu định tính và định lượng; phương pháp xử lý số liệu: thống kê, tổng<br />
hợp, sử dụng phần mềm exel để phân tích so sánh trong quá trình nghiên cứu.<br />
Trong chương 1 của luận văn, để có được cơ sở phân tích thực trạng công tác tạo<br />
động lực cho người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu – chi<br />
nhánh Hoàn Kiếm, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận chung về công tác tạo động lực trong<br />
doanh nghiệp như các khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực và một số học<br />
thuyết về tạo động lực lao động. Các cơ sở lý thuyết này là nền tảng để phân tích thực<br />
<br />
trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí<br />
Toàn cầu – chi nhánh Hoàn Kiếm<br />
Trong chương 2, từ những khái niệm đặc điểm ở chương lý luận, tác giả đã phân<br />
tích thực trạng về công tác tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng thương mại cổ<br />
phần Dầu khí Toàn cầu – chi nhánh Hoàn Kiếm.<br />
Trước tiên là những đặc điểm chung về quá trình hình thành phát triển; đặc điểm<br />
về nguồn vốn; đặc điểm về cơ cấu tổ chức; đặc điểm về lao động; đặc điểm về các dịch<br />
vụ sản phẩm, qui trình sản phẩm và kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2012-2014 của<br />
ngân hàng Dầu khí Toàn cầu – chi nhánh Hoàn Kiếm. Đồng thời, luận văn cũng đã phân<br />
tích những đặc điểm trên ảnh hưởng như thế nào tới công tác tạo động lực lao động tại<br />
ngân hàng.<br />
Nội dung chính của luận văn là phân tích cụ thể về thực trạng công tác tạo động<br />
lực cho người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu chi nhánh Hoàn<br />
Kiếm. Việc đầu tiên trong công tác tạo động lực là việc xác định nhu cầu của người lao<br />
động tại ngân hàng. Mục tiêu của việc này là tìm hiểu nhu cầu thực tế hiện tại của người<br />
lao động để so sánh với các biện pháp tạo động lực lao động mà GP.Bank Hoàn Kiếm<br />
đang áp dụng xem các biện pháp đó có phù hợp với các nhu cầu của người lao động<br />
không. Từ đó đánh giá ưu điểm, nhược điểm của các biện pháp đang được áp dụng và<br />
đưa ra một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động giúp cho công tác tạo<br />
động lực lao động của ngân hàng đạt hiệu quả hơn.<br />
Các biện pháp tạo động lực đang được áp dụng tại ngân hàng được tác giả chia ra<br />
thành hai dạng để nghiên cứu phân tích: một là biện pháp kích thích vật chất, hai là biện<br />
pháp kích thích tinh thần. Luận văn sử dụng hai học thuyết cơ bản về tạo động lực là học<br />
thuyết tháp nhu cầu của Maslow và học thuyết công bằng của Stacy Adams làm nền tảng<br />
phân tích, đánh giá về mức độ hài lòng của người lao động, đồng thời so sánh mức độ<br />
công bằng bên trong và mức độ công bằng bên ngoài tổ chức.<br />
Các biện pháp kích thích vật chất bao gồm:<br />
<br />
-<br />
<br />
Tạo động lực thông qua tiền lương, tiền thưởng. Luận văn đã nêu ra cách tính<br />
<br />
lương, thưởng tại GP.Bank Hoàn Kiếm; bảng lương theo chức danh công việc tháng 12<br />
năm 2014 của GP.Bank Hoàn Kiếm; bảng lương theo vị trí trong ngành ngân hàng năm<br />
2014; bảng thu nhập bình quân tại GP.Bank Hoàn Kiếm năm 2012-2014 và bảng thu<br />
nhập bình quân tại một số ngân hàng năm 2014; ý kiến của người lao động về tiền lương<br />
và thưởng. Từ đó đưa ra nhận xét về kết quả của công tác lương, thưởng tại GP.Bank<br />
Hoàn Kiếm và phân tích tìm hiểu nguyên nhân của kết quả đó.<br />
-<br />
<br />
Tạo động lực thông qua phúc lợi. Luận văn đã làm rõ các chính sách về phúc<br />
<br />
lợi tại chi nhánh; tổng chi phúc lợi và phúc lợi bình quân từ năm 2012 đến năm 2014 tại<br />
chi nhánh; ý kiến của người lao động về kết quả của các chính sách phúc lợi; phân tích về<br />
kết quả này.<br />
Các biện pháp kích thích tinh thần bao gồm:<br />
-<br />
<br />
Tạo động lực thông qua phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc.<br />
<br />
Về phân tích công việc, ngân hàng đã xây dựng được các bản mô tả công việc và yêu cầu<br />
công việc khá chi tiết và được luận văn nêu ra nhưng về bản tiêu chuẩn thực hiện công<br />
việc còn sơ sài. Về công tác đánh giá công việc, luận văn đã đưa ra mẫu phiếu đánh giá<br />
đang được áp dụng tại chi nhánh và kết quả của công tác này từ năm 2012-2014. Từ ý<br />
kiến của người lao động về công tác này, tác giả đi phân tích tìm hiểu nguyên nhân để có<br />
giải pháp khắc phục trong tương lai.<br />
- Tạo động lực thông qua đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Luận văn đã làm<br />
rõ nội dung về chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; số kinh phí và số người<br />
được đào tạo từ năm 2012-2014 của ngân hàng; ý kiến của người lao động về công tác<br />
này và phân tích tìm hiểu nguyên nhân.<br />
- Tạo động lực thông qua bố trí công việc và môi trường làm việc. Bố trí công<br />
việc và môi trường làm việc ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên, liên tục đến tâm lý và<br />
năng suất làm việc của người lao động. Công tác này được chi nhánh thực hiện khá tốt,<br />
mang lại sự hài lòng cao ở người lao động. Điều này được minh chứng qua các chính<br />
<br />
sách về môi trường làm việc, số liệu về công cụ dụng cụ lao động của chi nhánh từ năm<br />
2012-2014 và bảng ý kiến của người lao động tại chi nhánh.<br />
-<br />
<br />
Tạo động lực thông qua thông qua tạo dựng và duy trì quan hệ lao động.<br />
<br />
-<br />
<br />
Tạo động lực thông qua chính sách về an toàn và sức khỏe người lao động.<br />
<br />
Một công tác khác chi nhánh đã thực hiện tốt, được người lao động đánh giá cao là đảm<br />
bảo an toàn và sức khỏe người lao động. Người lao động luôn được đảm bảo làm việc<br />
trong môi trường sạch sẽ, thuận tiện nhất, được khám sức khỏe định kỳ hàng năm…<br />
<br />
Từ kết quả khảo sát ý kiến người lao động tại GP.Bank Hoàn Kiếm về các biện<br />
pháp tạo động lực cho người lao động đang được áp dụng tại GP.Bank Hoàn Kiếm và<br />
quá trình được trực làm việc tại GP.Bank Hoàn Kiếm, tác giả đã đưa ra một số nhận<br />
xét về công tác này như sau:<br />
* Ưu điểm<br />
Công tác tạo động lực của chi nhánh đã có một số thành công, được người lao<br />
động tại chi nhánh ghi nhận và đánh giá tốt.<br />
-<br />
<br />
Đãi ngộ cho người lao động: một số khoản phụ cấp của Ngân hàng tuy không<br />
<br />
nhiều nhưng cũng đã phần nào thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo đối với cán bộ<br />
nhân viên, tạo cho nhân viên gắn bó hơn với Ngân hàng.<br />
-<br />
<br />
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Ban lãnh đạo của ngân hàng GP.Bank<br />
<br />
luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ của nhân viên trong ngân hàng. Ban lãnh đạo<br />
luôn tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên.<br />
-<br />
<br />
Bố trí công việc và môi trường làm việc: Tạo môi trường thuận lợi trong làm<br />
<br />
việc, trang bị trang thiết bị đầy đủ, đảm bảo hiệu quả công việc. Chăm lo đời sống của<br />
nhân viên cũng được ban lãnh đạo ngân hàng chú ý và quan. Tạo điều kiện tối đa để nhân<br />
viên phát huy tối đa khả năng của mình, đóng góp cho tổ chức. Mọi người trong ngân<br />
hàng có mối quan hệ thân thiện giúp đỡ nhau trong công việc đã tạo ra được bầu không<br />
khí làm việc thuận lợi.<br />
<br />