intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết gồm có 3 chương: Chương 1 - Tổng quan về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại, chương 2 - Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và chương 3 - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

TÓM TẮT LUÂN VĂN<br /> Chương 1: Tổng quan về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp<br /> tại Ngân hàng Thương mại<br /> Khái niệm: Xếp hạng tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh<br /> giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc,<br /> lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy<br /> đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.<br /> Đối tượng xếp hạng tín dụng: Đối tượng xếp hạng tín dụng là người đi vay và<br /> khoản vay. Xếp hạng người đi vay có thể chia thành xếp hạng khách hàng doanh<br /> nghiệp, xếp hạng khách hàng thể nhân, xếp hạng tổ chức tín dụng, xếp hạng các công<br /> ty chứng khoán và công ty phi tài chính. Xếp hạng đối với khoản vay, việc phân loại<br /> tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục<br /> tiêu quản lý của ngân hàng, ví dụ như: Căn cứ vào mục đích vay, căn cứ vào thời hạn<br /> cho vay, căn cứ vào xuất xứ tín dụng, căn cứ vào phương pháp hoàn trả…<br /> Sự cần thiết phải xếp hạng tín dụng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa<br /> ngân hàng cho vay và đối tượng đi vay trên nguyên tắc hoàn trả. Tuy nhiên, đối với<br /> đối với một khoản vay, trong quá trình thực hiện, ngân hàng luôn phải trích lập một<br /> khoản dự phòng rủi ro khi có tín hiệu rủi ro từ phía đối tượng đi vay. Rủi ro tín dụng<br /> là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn<br /> phải thanh toán. Công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với<br /> các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định<br /> và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro<br /> tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng.<br /> Phân loại rủi ro tín dụng: Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau<br /> tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia<br /> rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau. Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro,<br /> rủi ro tín dụng được phân chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Nếu phân<br /> loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng<br /> được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Ngoài ra còn nhiều hình thức<br /> <br /> phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo<br /> nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụng vốn vay…<br /> Vai trò của xếp hạng tín dụng: Xếp hạng tín dụng có vai trò rất quan trọng không<br /> chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với thị trường, đối với doanh nghiệp, đối với nhà<br /> đầu tư. Xếp hạng tín dụng giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả<br /> của nền kinh tế và tăng cường khả năng giám sát của chính phủ. Xếp hạng tín dụng<br /> giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường vốn trong và ngoài nước, giảm bớt sự phụ<br /> thuộc vào các khoản vay ngân hàng. Xếp hạng tín dụng còn là công cụ giúp các nhà<br /> đầu tư đánh giá rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí thu thập, phân tích, giám sát khả<br /> năng trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu, công cụ nợ.<br /> Phương pháp xếp hạng tín dụng: Có 3 cách tiếp cận xếp hạng tín dụng là:<br /> phân tích định lượng, phân tích định tính và phương pháp kết hợp. Phương pháp định<br /> lượng là phương pháp chủ yếu dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công<br /> thức toán học được thiết lập để tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu, các phương pháp được<br /> sử dụng: kinh tế lượng, mô hình xác suất tuyến tính, mô hình Logit và Probit, phương<br /> pháp hồi quy… Phương pháp định tính (phương pháp chuyên gia) thường dựa vào<br /> việc lấy ý kiến chuyên gia có chuyên môn sâu trong lĩnh vực xếp hạng, đồng thời có<br /> kiến thức liên ngành rất tổng hợp. Phương pháp kết hợp dùng trọng số giản đơn để kết<br /> hợp những đánh giá định tính của các chuyên gia với định lượng hóa một số chỉ tiêu.<br /> Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của một số tổ chức trên thế giới:<br /> Nhắc đến các công ty xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng trên thế giới người ta thường nhắc đến<br /> các hãng như Standard&Poor’s, Moody’s và Fitch. Khi thị trường tài chính phát triển<br /> ngày càng phức tạp, ba hãng đánh giá xếp hạng tín nhiệm này với vai trò là những phân<br /> tích độc lập đã trở thành 1 phần quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.<br /> Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại<br /> Việt Nam: Có 2 nhóm chỉ tiêu cơ bản trong quá trính XHTD đối với các doanh nghiệp<br /> đó là: chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Chỉ tiêu tài chính gồm các chỉ tiêu về<br /> khả năng thanh toán của doanh nghiệp như: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng<br /> thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời; các chỉ tiêu về khả năng hoạt động<br /> như: Vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản<br /> phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định; chỉ tiêu về khả năng sinh lời như: Hệ<br /> <br /> số lãi gộp, hệ số lãi ròng, hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với lãi vay,<br /> hiệu suất sinh lời của tài sản, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu; và chỉ tiêu hệ số<br /> nợ. Chỉ tiêu phi tài chính như môi trường kinh doanh, ngành nghề kinh doanh,<br /> vấn đề quản lý doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu doanh nghiệp, khả năng huy động<br /> vốn của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, thị phần, thương hiệu của doanh<br /> nghiệp, quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng,<br /> Nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh<br /> nghiệp tại ngân hàng thương mại. Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại<br /> gồm: quy mô tín dụng của ngân hàng, trình độ cán bộ thực hiện xếp hạng tín<br /> dụng, ứng dụng công nghệ trong việc xếp hạng tín dụng. Các nhân tố từ phía<br /> doanh nghiệp được xếp hạng như: nguồn thông tin doanh nghiệp cung cấp, đặc<br /> điểm của doanh nghiệp. Ngoài ra còn một số nhân tố khác như: chính sách công<br /> khai thông tin, chính sách kiểm toán, chuẩn mực kế toán, các thông tin về ngành<br /> của doanh nghiệp vay vốn.<br /> Chương 2: Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân<br /> hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam<br /> Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam: Ngân hàng<br /> Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, Techcombank được thành lập ngày<br /> 27/09/1993, trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Hiện nay, Techcombank là một trong<br /> những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản<br /> và doanh thu hàng năm luôn đạt trên 30% trong nhiều năm qua. Tính đến cuối<br /> năm 2010, tổng tài sản của Techcombank đạt trên 150.000 tỷ đồng. Với gần 300<br /> chi nhánh/phòng giao dịch, hơn 1.000 máy ATM và đội ngũ gần 7.000 nhân viên<br /> được đào tạo chuyên nghiệp và hơn 1,3 triệu khách hàng cá nhân trên toàn quốc.<br /> <br /> Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.<br /> Dư nợ cho vay năm 2009-2010<br /> ĐVT: Triệu đồng, %<br /> 31/12/2010<br /> Nợ đủ tiêu chuẩn<br /> <br /> %<br /> <br /> 31/12/2009<br /> <br /> %<br /> <br /> 50.096.997<br /> <br /> 94,65<br /> <br /> 39.344.756<br /> <br /> 93,47<br /> <br /> 1.619.793<br /> <br /> 3,06<br /> <br /> 1.700.007<br /> <br /> 4,04<br /> <br /> Nợ dưới tiêu chuẩn<br /> <br /> 718.812<br /> <br /> 1,36<br /> <br /> 474.050<br /> <br /> 1,13<br /> <br /> Nợ nghi ngờ<br /> <br /> 320.284<br /> <br /> 0,61<br /> <br /> 431.159<br /> <br /> 1,02<br /> <br /> Nợ có khả năng mất vốn<br /> <br /> 171.971<br /> <br /> 0,32<br /> <br /> 142.795<br /> <br /> 0,34<br /> <br /> 52.927.857<br /> <br /> 100<br /> <br /> 42.092.767<br /> <br /> 100<br /> <br /> Nợ cần chú ý<br /> <br /> Tổng dư nợ<br /> <br /> Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010<br /> Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng<br /> TMCP Kỹ thương Việt Nam.<br /> Hệ thống quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.<br /> Bộ máy quản trị rủi ro: Trong nhiều năm qua, Techcombank đã tích cực hoàn<br /> thiện khung hệ thống quản trị rủi ro đáp ứng chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nhiệm vụ<br /> quản trị rủi ro của Ngân hàng được thực hiện chủ yếu bởi Khối quản trị rủi ro với yêu<br /> cầu đảm bảo đánh giá và kiểm soát được rủi ro ở mọi phạm vi, từ rủi ro tín dụng, rủi<br /> ro thị trường, rủi ro hoạt động đến các rủi ro trong loại hình kinh doanh, phù hợp với<br /> đặc thù địa bàn hoạt động rất rộng của mạng lưới Techcombank.<br /> Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của<br /> Techcombank.<br /> Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Techcombank được xây dựng và áp<br /> dụng cho các đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và khách hàng<br /> cá nhân. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết, chúng ta chỉ nghiên cứu các đối tượng<br /> là tổ chức kinh tế có quan hệ tín dụng với Techcombank. Techcombank đã ban hành<br /> quy trình số 267/2010/QT về xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh<br /> nghiệp và được thay thế bằng quy trình số 131/2011/QT về xếp hạng tín dụng nội bộ<br /> đối với khách hàng doanh nghiệp theo QCA.<br /> <br /> Kết quả xếp hạng tín dụng của Techcombank năm 2009-2010<br /> Năm 2010<br /> STT Hạng<br /> <br /> Dư nợ<br /> <br /> Số KH<br /> <br /> Năm 2009<br /> % dư<br /> nợ<br /> <br /> Dư nợ<br /> <br /> Số KH<br /> <br /> % dư<br /> nợ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2