TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Thanh tra Ngân hàng với tư cách là một chức năng thiết yếu của Ngân hàng Nhà<br />
nước, một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước, là phương thức đảm bảo<br />
pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước về ngân hàng. Làm tốt công tác này<br />
sẽ góp phần đảm bảo an toàn hệ thống Tổ chức tín dụng nói chung cũng như hệ thống<br />
Quỹ tín dụng nhân dân nói riêng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền,<br />
phục vụ chính sách tiền tệ quốc gia, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã<br />
hội chủ nghĩa.<br />
Trước thực trạng các Quỹ tín dụng nhân dân ở nước ta với quy mô quá nhỏ, năng<br />
lực tài chính thấp, địa bàn hoạt động hẹp, trình độ cán bộ còn hạn chế, lại hoạt động trong<br />
môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các ngân hàng thương mại nên gặp không<br />
ít khó khăn. Đồng thời, với mặt trái của nền kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng của<br />
các Tổ chức tín dụng nói chung và Quỹ tín dụng nói riêng còn xảy ra hiện tượng cạnh<br />
tranh không lành mạnh, chất lượng cho vay và đầu tư chưa cao,… gây nên những hậu quả<br />
nghiêm trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Những tồn tại đó, bên cạnh<br />
nguyên nhân thuộc về các Tổ chức tín dụng còn phải kể đến nguyên nhân thuộc về vai trò<br />
quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong đó có Thanh tra ngân hàng.<br />
Vì vậy, vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay là phải hoàn thiện hoạt động thanh tra<br />
trong đó chú trọng vấn đề nâng cao hiệu quả và hiệu lực thanh tra nhằm đáp ứng yêu<br />
cầu của quản lý Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân đồng thời giúp các Quỹ<br />
tín dụng nhân dân hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật cũng như<br />
những quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nhận thức được sự cần thiết đó, tác giả đã<br />
chọn nghiê cứu đề tài: “Hoàn thiện hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước<br />
Viê ̣t Nam đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Hà Nội”.<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ bản<br />
của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:<br />
<br />
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh tra Ngân hàng đối với<br />
các Quỹ tín dụng nhân dân<br />
- Giới thiệu về Quỹ tín dụng nhân dân, sự cần thiết phát triển các Quỹ tín dụng<br />
nhân dân trong hệ thống trung gian tài chính và sự cần thiết của hoạt động thanh tra ngân<br />
hàng đối với các Quỹ tín dụng nhân dân.<br />
- Nghiên cứu các vấn đề cơ bản mang tính lý luận về hoạt động thanh tra của Ngân<br />
hàng Trung ương đối với các TCTD nói chung và các Quỹ tín dụng nhân dân trong nền<br />
kinh tế thị trường nói riêng gồm một số vấn đề sau:<br />
+ Khái niệm về thanh tra ngân hàng: Tại Việt Nam, theo luật NHNN, Luật Thanh<br />
tra, Thanh tra Ngân hàng là thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ngân hàng, được tổ<br />
chức thành hệ thống thuộc bộ máy NHNN, thực hiện chức năng thanh tra hành chính và<br />
thanh tra chuyên ngành về ngân hàng.<br />
+ Mục đích, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của Thanh tra ngân hàng<br />
+ Các phương thức hoạt đông của Thanh tra ngân hàng gồm: giám sát từ xa và<br />
thanh tra tại chỗ<br />
+ Các phương pháp thanh tra ngân hàng. Ở phần này, tác giả giới thiệu khái quát<br />
phương pháp thanh tra truyền thống (phương pháp thanh tra tuân thủ) và phương pháp<br />
thanh tra hiện đại (phưong pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro).<br />
- Trong chương này, tác giả giới thiệu khái quát các nguyên tắc cơ bản về hoạt<br />
đông thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả của uỷ ban Basel và hệ thống giám sát, xếp<br />
hạng Tổ chức tín dụng theo Camels<br />
- Đồng thời luận văn cũng khái quát một số kinh nghiệm của một số nước trên thế<br />
giới về mô hình giám sát, thanh tra ngân hàng và kinh nghiệm thanh tra QTDND có thể<br />
áp dụng cho Việt Nam nhằm giúp cho Thanh tra ngân hàng nước ta đảm đương được vai<br />
trò của mình trong điều kiện hội nhập quốc tế.<br />
<br />
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với<br />
các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội<br />
Trong chương 2, luận văn đã khái quát một số nét về quá trình hình thành, phát<br />
triển của hệ thống QTDND Việt Nam nói chung và tình hình hoạt động của các QTDND<br />
trên địa bàn Hà Nội nói riêng từ năm 2003-2007, cũng như khái quát về tổ chức bộ máy<br />
thanh tra Chi nhánh NHNN thành phố Hà Nội. Luận văn cũng phân tích, đánh giá thực<br />
trạng về tổ chức và hoạt động thanh tra của NHNN thành phố Hà Nội đối với các<br />
QTDND trên địa bàn, trên cơ sở đó đánh giá những kết quả và hạn chế cũng như những<br />
nguyên nhân của các hạn chế đó. Qua đó gởi ra những vấn đề suy ngẫm để đưa ra những<br />
giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra ngân hàng đối với các QTDND nói riêng<br />
và TCTD nói chung, cụ thể:<br />
- Khái lược về sự hình thành hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam và trên địa<br />
bàn thành phố Hà Nội:<br />
Đến nay, mô hình hệ thống QTDND nước ta gồm: Tổ chức trực tiếp kinh doanh<br />
phục vụ thành viên và tổ chức liên kết phát triển hệ thống và hệ thống QTDND nước ta<br />
bao gồm QTDND Trung ương với 24 chi nhánh hoạt động trên địa bàn 54 tỉnh, thành phố<br />
và 940 QTDND cơ sở. Hoạt động của hệ thống QTDND tiếp tục tăng trưởng bền vững,<br />
đã lấy lại được niềm tin của người dân. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động của các<br />
QTDND không tránh khỏi có sự sai phạm ở nơi này, nơi kia của một số QTDND.<br />
Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá, khoa học<br />
kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Với nhu<br />
cầu bức xúc về vốn và chủ trương phát triển QTDND của Đảng bộ thành phố Hà Nội,<br />
NHNN, hệ thống QTDND Hà Nội đã ra đời. Tính đến 31/12/2007, trên địa bàn Hà Nội<br />
có 14 QTDND hoạt động trong đó có 02 quỹ mới là QTDN Bắc Sơn (cấp phép ngày<br />
25/12/2006, khai trương hoạt động tháng 3/2007) và QTDND Hoàng Mai (cấp phép<br />
10/8/2007, khai trương hoạt động tháng 11/2007).<br />
- Phân tích tình hình hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân tại Hà Nội:<br />
<br />
Phải nói rằng, từ khi hoạt động, các QTDND trên địa bàn Hà Nội đã đạt được<br />
những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ (trừ 02 Quỹ mới thành lập), khẳng định được vị<br />
trí và vai trò của mình, đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển nông nghiệp, hạn chế cho vay<br />
nặng lãi, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, xoá bỏ mặc cảm<br />
cũ cả người dân về QTDND . Hiện nay, các QTDND ở Hà Nội ngày càng có nhiều người<br />
tham gia làm thành viên của Quỹ, vốn điều lệ và các nguồn vốn khác ngày càng phát<br />
triển, các Quỹ hoạt động ngày càng ổn định, phát triển bền vững thể hiện trên:<br />
+ Số lượng thành viên: Theo số liệu thống kê thì số lượng thành viên tham gia các<br />
QTDND tăng đều đặn, năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ các QTDND đã tạo dựng<br />
được lòng tin của nhân dân và đó là cơ sở để các QTDND phát huy hiệu quả, vai trò của<br />
mình trên địa bàn hoạt động.<br />
+ Huy động vốn: Các QTDND ở Hà Nội đã huy động được khá nhiều vốn nhàn<br />
rỗi của dân cư khu vực ngoại thành,..<br />
+ Sử dụng vốn: Trung bình mỗi năm, các QTDND đã cho trên 7.000 lượt thành<br />
viên vay vốn, tỷ lệ giữa doanh số cho vay trên doanh số thu nợ đạt trung bình trên 85%,<br />
tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trung bình là 0,26%, tỷ lệ này không phải là cao và có xu<br />
hướng giảm, đây là điều rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn của các<br />
QTDND có giảm hơn trước, thể hiện tỷ lệ tiền gửi tại các TCTD có xu hướng tăng lên từ<br />
năm 2005 đến này, số dư vốn chưa sử dụng hết được các QTD gửi tại các TCTD với lãi<br />
suất bằng lãi suất huy động của tổ chức.<br />
+ Cơ cấu dư nợ cho vay của các QTDND khá đa dạng, phong phú. Do tiến trình<br />
đô thị hoá mạnh nên việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm<br />
dần, trong khi cho vay kinh doanh dịch vụ và phát triển ngành nghề phụ có xu hướng<br />
tăng trưởng mạnh.<br />
+ Kết quả kinh doanh: Chỉ tính riêng kết quả kinh doanh năm 2007, trong số 14<br />
QTDND có 12 quỹ kinh doanh có lãi với tổng số lãi là 1.351 triệu đồng, giảm so với năm<br />
2006 là 251 triệu đồng, do điều kiện tình hình kinh tế chung có dấu hiệu đi xuống giai<br />
<br />
đoạn nửa cuối năm 2007, thêm nữa 02 quỹ mới thành lập hoạt động kinh doanh bị lỗ<br />
(QTDND Bắc Sơn lỗ 37 triệu đồng, QTDND Hoàng Mai lỗ 202 triệu đồng, nguyên nhân<br />
do công tác quản trị, điều hành hạn chế).<br />
- Thực trạng mô hình tổ chức của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước- Chi nhánh Hà<br />
Nội: Thanh tra ngân hàng tại NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,<br />
được gọi là Thanh tra Chi nhánh NHNN, là đơn vị tương đương cấp phòng thuộc tổ chức<br />
bộ máy của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; Điều hành hoạt động Thanh tra của Thanh<br />
tra Chi nhánh NHNN là Chánh Thanh tra chi nhánh, giúp việc Chánh thanh tra có các<br />
Phó chánh thanh tra chi nhánh. Chánh Thanh tra chi nhánh do Giám đốc NHNN chi<br />
nhánh tỉnh, thành phố đề nghị, Chánh Thanh tra NHNN trình Thống đốc NHNN bổ<br />
nhiệm, miễn nhiệm. Các Phó Chánh thanh tra chi nhánh do Giám đốc chi nhánh NHNN<br />
tỉnh, thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm; Thanh tra chi nhánh NHNN chịu sự điều hành<br />
trực tiếp của Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nhưng chịu sự chỉ đạo, hướng<br />
dẫn nghiệp vụ thanh tra của Chánh thanh tra NHNN (do Thống đốc NHNN bổ nhiệm,<br />
miễn nhiệm sau khi thống nhất ý kiến với Tổng thanh tra).<br />
Tuy chưa có quy định cụ thể về tổ chức, song Chi nhánh NHNN thành phố Hà Nội<br />
đã hình thành các tổ chuyên môn. Hiện nay, Thanh tra NHNN thành phố Hà Nội có 5 tổ<br />
sau: (1) Tổ thanh tra các NHTM nhà nước; (2) Tổ thanh tra các NHTM cổ phần; (3) Tổ<br />
giám sát từ xa và thanh tra các Văn phòng đại diện nước ngoài; (4) Tổ thanh tra các<br />
TCTD phi ngân hàng; (5) Tổ tổng hợp và xét khiếu tố. Nhiệm vụ cụ thể của từng tổ do<br />
Chánh thanh tra chi nhánh quy định.<br />
Trách nhiệm giám sát và thanh tra của Thanh tra chi nhánh NHNN (được thực<br />
hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2000/TT-NHNN3): Thanh tra NHNN chi nhánh<br />
thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm giám sát và thanh tra các TCTD trên địa bàn gồm: các<br />
chi nhánh, công ty trực thuộc của TCTD nhà nước; TCTD cổ phần; QTDND cơ sở; hoạt<br />
động ngân hàng của các tổ chức khác không phải là TCTD được các cấp có thẩm quyền<br />
cấp giấy phép (theo uỷ quyền). Thanh tra NHNN chỉ tiến hành thanh tra những đơn vị<br />
này khi thấy cần thiết.<br />
<br />