intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

103
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nhằm làm sáng tỏ những nội dung sau: Thứ nhất: Làm rõ và hoàn thiện lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Vietcombank Bắc Ninh để đánh giá được các ưu điểm và tồn tại của hoạt động trên. Trên cơ sở lý luận và những ưu nhược điểm được phân tích ở trên, nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Vietcombank Bắc Ninh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

CHƢƠNG 1<br /> GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br /> Rủi ro tín dụng là rủi ro nguy hiểm nhất đối với Ngân hàng thương mại<br /> (NHTM) vì nó kéo theo các loại rủi ro khác. Ngoài các biện pháp kỹ thuật nghiệp<br /> vụ thì việc kiểm soát nội bộ (KSNB) sẽ phát huy tác dụng trong kiểm soát và giám<br /> sát rủi ro tín dụng, hạn chế thất thoát vốn cho ngân hàng. Thời gian qua, vấn đề<br /> KSNB ở Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam luôn được tăng<br /> cường, nhưng việc phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro tín dụng chưa đạt hiệu quả cao.<br /> Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng<br /> Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh” được tác giả<br /> lựa chọn làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành kế toán kiểm toán và phân tích.<br /> Qua quá trình tìm hiểu thực tế và tra cứu tại các thư viện, các website cho thấy,<br /> trong thời gian gần đây có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến việc<br /> hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng khác nhau.<br /> Đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP<br /> Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh” của tác giả là đề tài đầu tiên<br /> được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc<br /> Ninh (Vietcombank Bắc Ninh) về hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.<br /> Mục tiêu của đề tài nhằm làm sáng tỏ những nội dung sau:<br /> Thứ nhất: Làm rõ và hoàn thiện lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín<br /> dụng tại Ngân hàng thương mại.<br /> Thứ hai: Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại<br /> Vietcombank Bắc Ninh để đánh giá được các ưu điểm và tồn tại của hoạt động trên.<br /> Thứ ba: Trên cơ sở lý luận và những ưu nhược điểm được phân tích ở trên,<br /> nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng<br /> tại Vietcombank Bắc Ninh.<br /> Đối tượng nghiên cứu của đề tài là KSNB hoạt động tín dụng.<br /> Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại Vietcombank Bắc Ninh với dữ liệu thực<br /> <br /> tế từ 2012 – 2014.<br /> Đề tài được trình bày làm 4 chương như sau:<br /> Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu<br /> Chương 2: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân<br /> hàng thương mại<br /> Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng<br /> thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh<br /> Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm<br /> soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương<br /> Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh<br /> CHƢƠNG 2<br /> LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG<br /> TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> Bản chất của kiểm soát nội bộ<br /> Có rất nhiều định nghĩa về KSNB, tuy nhiên, xét cho cùng bản chất vấn đề<br /> đều giống nhau. Theo cá nhân tác giả, KSNB thực chất là sự tích hợp một loạt hoạt<br /> động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy, chính sách và nỗ lực của mọi thành<br /> viên trong tổ chức để đảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đề<br /> ra một cách hợp lý. Có thể hiểu đơn giản là hệ thống KSNB là hệ thống của tất cả<br /> những gì mà tổ chức cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều<br /> muốn tránh.<br /> Các mục tiêu của Kiểm soát nội bộ:<br /> - Bảo vệ tài sản của đơn vị<br /> - Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin<br /> - Đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý<br /> - Đảm bảo hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý<br /> Vai trò của Kiểm soát nội bộ:<br /> <br /> Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm<br /> bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất, kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại,<br /> các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm …); bảo<br /> vệ tài sản khỏi bị hư hỏng mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp; đảm<br /> bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính; đảm bảo mọi thành<br /> viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy<br /> định của pháp luật; đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn<br /> lực và đạt mục tiêu đặt ra; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng<br /> lòng tin đối với họ (trường hợp công ty cổ phần).<br /> Các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ<br /> - Môi trường kiểm soát<br /> - Đánh giá rủi ro<br /> - Hoạt động kiểm soát<br /> - Thông tin và truyền thông<br /> - Giám sát<br /> Đặc điểm Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại.<br /> Khái niệm tín dụng:<br /> Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay<br /> (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp<br /> và các chủ thể khác), trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử<br /> dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn<br /> trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán [1].<br /> Vai trò của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng<br /> Đối với bản thân NHTM, tín dụng là nghiệp vụ truyền thống. Nghiệp vụ tín<br /> dụng mà chủ yếu là cho vay được xem là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất,<br /> quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại.<br /> Về mặt tài chính, đây là nghiệp vụ tạo thành bộ phận chủ yếu và quan trọng<br /> của tài sản Có của Ngân hàng thương mại.<br /> <br /> Về mặt kinh doanh, cho vay là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất do nó<br /> luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập ngân hàng.<br /> Đối với xã hội, hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại còn có vai trò<br /> rất to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc cung ứng<br /> một lượng vốn lớn cho nền kinh tế.<br /> Đặc điểm của hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại với kiểm<br /> soát nội bộ<br /> Những khoản cho vay của ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro được gọi là rủi ro<br /> tín dụng - một loại rủi ro phức tạp nhất trong việc quản lý và phòng ngừa đối với<br /> ngân hàng bởi nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.<br /> Như vậy, rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đối với không chỉ bản thân ngân<br /> hàng mà còn đối với nền kinh tế.<br /> Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề sống còn đối với ngân<br /> hàng. Giải pháp hữu hiệu nhất được đưa ra là cần có KSNB để giảm thiểu và ngăn<br /> ngừa rủi ro tín dụng.<br /> KSNB hoạt động tín dụng sẽ góp phần đảm bảo tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả<br /> và an toàn trong hoạt động tín dụng trong ngân hàng; đồng thời góp phần thực hiện<br /> việc tuân thủ pháp luật và quy định nội bộ ngân hàng trong hoạt động đó thông qua<br /> việc ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ, bảo vệ ngân hàng trước<br /> những thất thoát tài sản có thể tránh và đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh<br /> doanh.<br /> Nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng ngân hàng và quản lý rủi ro<br /> tín dụng<br /> Để thực hiện hoạt động tín dụng hiệu quả và ngăn ngừa, kiểm soát rủi ro tín<br /> dụng, Ngân hàng thương mại phải thực hiện các biện pháp sau:<br /> - Thiết lập quy trình tín dụng chặt chẽ<br /> <br /> - Thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ tín dụng và hệ thống quản lý rủi ro tín<br /> dụng hiệu quả<br /> Một hệ thống KSNB hiệu quả trong việc kiểm soát, ngăn ngừa và quản lý rủi<br /> ro tín dụng cần được thiết kế qua các khâu như sau:<br /> - Kiểm soát quá trình xử lý nghiệp vụ tín dụng phát sinh và giải ngân<br /> - Kiểm soát quá trình giám sát tín dụng<br /> - Kiểm soát việc thực hiện sự đánh giá và thẩm định định kỳ<br /> - Kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng<br /> CHƢƠNG 3<br /> THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI<br /> NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH<br /> Đặc điểm của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam- Chi<br /> nhánh Bắc Ninh ảnh hƣởng đến kiểm soát nội bộ:<br /> Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại<br /> thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh<br /> Mô hình tổ chức tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam<br /> - Chi nhánh Bắc Ninh<br /> Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt<br /> Nam - Chi nhánh Bắc Ninh<br /> Những nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ<br /> phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh bao gồm:<br /> - Những nhân tố bên ngoài ngân hàng: vị trí địa lý; con người; đặc điểm<br /> ngành nghề kinh doanh trên địa bàn; môi trường kinh tế, xã hội, pháp lý,<br /> chính trị;<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2