LỜI MỞ ĐẦU<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh giữa các<br />
Ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt. Các ngân hàng luôn luôn cố gắng nâng cao uy<br />
tín , mở rộng thị phần, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Để đạt được điều đó các ngân<br />
hàng thương mại cần hoàn thiện mọi khâu trong hoạt động trước trong và sau cho vay,<br />
đảm bảo mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất. Thẩm định dự án trong cho vay là một<br />
khâu quan trọng, bước đầu tiên quyết định đến việc cho vay thành công hay không.<br />
Trong bối cảnh chung đó, hoạt động của Vietinbank Chi nhánh Kiến An trong những<br />
năm gần đây cũng không phải ngoại lệ. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thẩm<br />
định tài chính dự án trong cho vay vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Nội dung<br />
thẩm định còn nhiều hạn chế, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay dự án vẫn còn tồn đọng và phát<br />
sinh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh. Chính vì thế, việc<br />
nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, chỉ ra những thành công và những tồn tại từ đó đề xuất<br />
những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay của<br />
ngân hàng thương mại là vấn đề mang tính khoa học và thực tiễn sâu sắc. Từ những lý do<br />
trên, học viên đã chọn vấn đề: " Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong cho vay<br />
tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Kiến An "<br />
làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.<br />
2.Mục tiêu nghiên cứu<br />
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về thẩm định tài chính dự án trong cho vay và<br />
nghiên cứu thực trạng áp dụng cơ sở lý luận trong thẩm định tài chính dự án trong cho<br />
vay doanh nghiệp tại Vietinbank Chi nhánh Kiến An, luận văn tiến hành phân tích đánh<br />
giá công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng mẫu, từ đó đưa ra đánh<br />
giá nhận xét cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thẩm định tài chính dự án<br />
trong cho vay tại Vietinbank Chi nhánh Kiến An.<br />
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về cho vay doanh nghiệp, thẩm định tài chính<br />
dự án trong cho vay của ngân hàng thương mại.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Vietinbank Chi<br />
nhánh Kiến An giai đoạn năm 2010 – 2015.<br />
4.Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
<br />
Để phù hợp với nội dung, mục đích nghiên cứu của đề tài, bài luận văn sử dụng kết<br />
hợp các phương pháp cụ thể: phân tích số liệu của dự án mẫu; thống kê, phân tích số liệu<br />
cho vay dự án đầu tư của chi nhánh ngân hàng nghiên cứu; so sánh đánh giá tình hình vay<br />
vốn của các dự án ; tổng hợp số liệu thống kê để đánh giá tình hình thực tế và đưa ra kết<br />
luận.<br />
5.Kết cấu của luận văn<br />
Nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại<br />
ngân hàng thương mại<br />
Chương 2: Thực trạng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Vietinbank Chi<br />
nhánh Kiến An<br />
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại<br />
Vietinbank Chi nhánh Kiến An<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
“NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO<br />
VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI”<br />
1.1.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại<br />
1.1.1.Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại<br />
1.1.1.1.Định nghĩa hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại<br />
“Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) thể hiện quan hệ cho vay<br />
của NHTM và các cá nhân hay tổ chức khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng có vai<br />
trò là một trung gian tài chính, có nhiệm vụ chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu<br />
vốn (hoạt động huy động và cho vay). Mức chênh lệch về giữa lãi suất huy động và lãi<br />
suất cho vay là mức lợi nhuận mà ngân hàng được hưởng.”<br />
1.1.1.2. Các hình thức cấp tín dụng đối với doanh nghiệp<br />
Các hình thức cấp tín dụng đối với doanh nghiệp bao gồm :<br />
- Cho vay từng lần<br />
- Cho vay theo hạn mức tín dụng<br />
- Cho vay theo dự án đầu tư<br />
- Cho vay trả góp<br />
- Cho vay hợp vốn<br />
- Cho vay thông qua thẻ tín dụng<br />
- Cho vay theo hạn mức thấu chi<br />
- Các hình thức cho vay khác<br />
1.1.1.3.Đặc điểm hoạt động cho vay doanh nghiệp<br />
Hoạt động cho vay tín dụng doanh nghiệp có 3 đặc điểm chính như sau:<br />
- “Khoản tiền cho vay cần được thu hồi cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định,<br />
gọi là thời gian vay vốn. Đây là sự quan tâm hàng đầu của ngân hàng trong việc kinh<br />
doanh tiền tệ. Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng thương mại là mua vốn từ các chủ thể<br />
thửa vốn trong nền kinh tế và sử dụng vốn đó để cho vay đối với các chủ thể có nhu cầu<br />
sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động và vốn vay luôn cần phải được duy trì ổn định, kiểm<br />
soát chặt chẽ bởi ngân hàng. Vì thế, việc không thể thu hồi gốc lãi đúng hạn sẽ gây ra<br />
những ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán, khả năng kinh tế của ngân hàng.”<br />
- “Vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản có giá trị cao hơn. Trong nền kinh tế với<br />
diễn biến phức tạp và đa dạng như hiện nay, các tính toán, dự báo về rủi ro của ngân hàng<br />
<br />
đối với khách hàng chỉ mang tính tương đối. Do đó, tài sản đảm bảo trở thành một tiêu<br />
chí để đánh giá phê duyệt cho khoản vay của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Tài sản<br />
đảm bảo có thể bao gồm giấy tờ có giá, bất động sản, ô tô, máy móc thiết bị, hàng hóa,…<br />
Giá trị của tài sản đảm bảo cần tối thiểu bằng giá trị khoản vay. Tài sản đảm bảo của<br />
khách hàng sẽ làm gia tăng khả năng thanh toán nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng.”<br />
- “Việc sử dụng vốn vay cần phải đúng với mục đích như đã trao đổi với khách<br />
hàng. Sử dụng vốn vay đúng mục đích trở thành phương châm của hoạt động tín dụng tại<br />
ngân hàng thương mại. Ngân hàng cần có những biện pháp kiểm soát vốn vay cũng như<br />
có các phương án xử lý đối với việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng.”<br />
1.1.2. Vai trò của hoạt động tín dụng<br />
1.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tƣ trong cho vay tại ngân hàng thƣơng mại<br />
1.2.1.Thẩm định dự án đầu tư trong cho vay<br />
Thẩm định dự án đầu tư trong cho vay là xem xét, đánh giá khách quan và toàn diện<br />
các khía cạnh, yếu tố liên quan đến tính khả thi của dự án, làm cơ sở để đưa ra quyết định<br />
cho vay.<br />
1.2.2.Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại<br />
“Nội dung thẩm định dự an đầu tư tại ngân hàng thương mại bao gồm : Thẩm định<br />
mục tiêu và khía cạnh pháp lý của dự án, khía cạnh thị trường và khả năng tiêu thụ sản<br />
phẩm dịch vụ của dự án, khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, khía<br />
cạnh công nghệ kỹ thuật của dự án, thẩm định về tổ chức quản lý thực hiện dự án, thẩm<br />
định khía cạnh tài chính của dự án. Nội dung thẩm định tài chính dự án sẽ được phân tích<br />
kỹ hơn ở phần tiếp theo của luận văn.”<br />
1.2.3.Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại<br />
1.2.3.1.Nội dung thẩm định<br />
Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm :<br />
a. Thẩm định về tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư<br />
“Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư rất quan trọng và cần thiết. Việc<br />
này giúp cho dự án tránh được tình trạng thiếu vốn nếu không đưa ra dự kiến về vốn hợp<br />
lý. Việt đánh giá vốn đầu tư chính xác sẽ là cơ sở để đưa ra đánh giá về khả năng tài<br />
chính và tính hiệu quả của dự án. Tổng vốn đầu tư của dự án là tập hợp toàn bộ các khoản<br />
chi phí hợp lý góp phần hình thành nên dự án và đảm bảo cho dự án sẵn sàng đi vào hoạt<br />
động..”<br />
b. Thẩm định năng lực và khía cạnh tài chính của chủ đầu tư<br />
<br />
Thẩm định tài chính của chủ đầu tư là việc đánh giá doanh nghiệp thông qua việc<br />
phân tích, nhận xét những chỉ tiêu tài chính cần thiết, được tính toán từ những số liệu từ<br />
báo cáo tài chính của doanh nghiệp.<br />
c. Thẩm định dòng tiền của dự án<br />
Ở nội dung này, chuyên viên tín dụng cần phải thẩm định tính hợp lý, chính xác của các<br />
bảng dự trù tài chính bao gồm : dự trù doanh thu từ hoạt động kinh doanh của dự án, dự trù<br />
chi phí sản xuất (dịch vụ), dự trù lỗ lãi, dự trù cân đối kế toán của dự án, dự trù cân đối<br />
thu – chi (dòng tiền của dự án).<br />
d. Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính<br />
Các chỉ tiêu được sử dụng bao gồm : NPV, IRR, thời gian hoàn vốn đầu tư, chỉ số<br />
lợi nhuận, chỉ số khả năng thanh toán , điểm hòa vốn , chỉ số M/B.<br />
e. Thẩm định bảng cân đối khả năng trả nợ của dự án<br />
NHTM xác định tất cả số nợ gốc và lãi mà dự án phải trả nợ hàng năm, so sánh với<br />
nguồn trả nợ từ khấu hao, phần lợi nhuận dùng để trả nợ và các nguồn khác. Nếu dự án<br />
không có đủ khả năng trả nợ thì phải tìm các giải pháp để bù đắp.<br />
f. Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án đầu tư<br />
1.2.3.2.Quy trình thẩm định<br />
Tùy theo điều kiện, đặc điểm, mục tiêu hoạt động mỗi NHTM tự thiết kế và xây dựng<br />
cho mình một quy trình thẩm định DAĐT riêng bao gồm nhiều bước khác nhau.<br />
Thu thập<br />
thông tin<br />
<br />
Lập hồ sơ xin<br />
vay vốn<br />
<br />
Thẩm định<br />
ban đầu<br />
<br />
Thẩm định<br />
chi tiết<br />
<br />
Từ chối<br />
cho vay<br />
<br />
Khách hàng<br />
nộp hồ sơ<br />
vay vốn<br />
<br />
“Sơ đồ 1.1 : Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tƣ”<br />
<br />
Lập báo<br />
cáo thẩm<br />
định<br />
<br />
Quyết định<br />
cho vay<br />
<br />
Ký kết hợp<br />
đồng tín<br />
dụng<br />
<br />