intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

64
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội Chương III: Giải pháp hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội

i<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Đầu tư đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung<br /> và doanh nghiệp nói riêng. Đầu tư dự án là một phương thức bỏ vốn được đánh giá<br /> là có hiệu quả và được sử dụng phổ biến rộng rãi trong hoạt động đầu tư. Tuy nhiên<br /> hoạt động đầu tư chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi có sự thẩm định chính xác các<br /> khía cạnh của dự án. Trong đó, thẩm định tài chính dự án được xem là yếu tố quan<br /> trọng nhất trong việc đưa ra quyết định của nhà đầu tư. Ngân hàng thương mại<br /> trong hoạt động đầu tư của mình cũng tiến hành tham gia đầu tư dự án. Chính vì<br /> vậy, thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của ngân hàng sẽ là cơ sở<br /> quan trọng để đưa ra quyết định tham gia đầu tư đúng đắn, đảm bảo mang lại hiệu<br /> quả, an toàn vốn, rào chắn rủi ro cho hoạt động đầu tư.<br /> Trong những năm vừa qua, công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt<br /> động đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân Đội còn tồn tại một số hạn chế nên hiệu<br /> quả đầu tư chưa cao, một số khoản đầu tư dự án có dấu hiệu tổn thất về vốn và có<br /> những dự án đầu tư đang gặp khó khăn. Là một chuyên viên đầu tư của Ngân hàng,<br /> tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu<br /> tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội” để đưa ra những đề xuất, kiến nghị khắc<br /> phục những hạn chế nêu trên.<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận<br /> văn được kết cấu thành 3 chương:<br /> Chương I: Những vấn đề cơ bản về thẩm định tài chính dự án trong hoạt<br /> động đầu tư của Ngân hàng thương mại<br /> Chương II: Thực trạng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư<br /> của Ngân hàng TMCP Quân Đội<br /> Chương III: Giải pháp hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong hoạt động<br /> đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƯƠNG I<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG<br /> HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1.Hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại<br /> Đầu tư là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh<br /> tế. Trong thực tế có rất nhiều hình thái của hoạt động đầu tư, dựa trên quan hệ quản<br /> lý của chủ đầu tư, mà theo đó đầu tư được chi thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián<br /> tiếp.<br /> Ngân hàng thương mại tại Việt Nam ngoài các nghiệp vụ kinh doanh truyền<br /> thống về tín dụng và huy động vốn cũng triển khai hoạt động đầu tư. Các hình thức<br /> đầu tư chủ yếu của ngân hàng thương mại bao gồm: kinh doanh đầu tư ngắn hạn<br /> trên thị trường chứng khoán (cổ phiếu và chứng chỉ quỹ) hay còn gọi là trading; đầu<br /> tư dài hạn thông qua việc mua cổ phần hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp chưa<br /> niêm yết và tham gia vào việc điều hành doanh nghiệp; đầu tư dự án dài hạn; đầu tư<br /> trái phiếu doanh nghiệp; đầu tư mua trái phiếu chính phủ và các nghiệp vụ đầu tư<br /> khác như hợp đồng repo, hợp đồng bán và mua lại...<br /> Trong luận văn này chỉ xin đề cập đến hoạt động đầu tư tự án tại ngân hàng<br /> thương mại. Đầu tư dự án ở ngân hàng thương mại được hiểu là sự hy sinh các<br /> nguồn lực hiện tại mà chủ yếu là tiền và nhân lực vào dự án đã chọn nhằm kỳ<br /> vọng thu được các kết quả nhất định trong tương lai.<br /> Để ra quyết định về việc tham gia đầu tư góp vốn vào các dự án hay không,<br /> ngân hàng thương mại cần phải thực hiện hoạt động thẩm định dự án nhằm đánh giá<br /> tính khả thi và hiệu quả của dự án.<br /> 1.2.Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của ngân hàng thương<br /> mại<br /> Thẩm định tài chính dự án là nội dung rất quan trọng trong thẩm định dự án<br /> để góp phần đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.<br /> Thẩm định tài chính dự án là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn<br /> <br /> iii<br /> <br /> diện mọi khía cạnh tài chính dự án trên góc độ của nhà đầu tư. Đối với các ngân<br /> hàng thương mại thì thẩm định tài chính dự án là chìa khóa để xem xét tính hiệu<br /> quả, sinh lời của dự án.<br /> Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư có những nét khác biệt so<br /> với thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay: khác biệt về sự quan tâm<br /> của người thẩm định, thời điểm tham gia thẩm định, dòng tiền thẩm định và lãi suất<br /> thẩm định.<br /> Thẩm định tài chính dự án được thực hiện trên nhiều nội dung có sự gắn kết<br /> chặt chẽ với nhau từ việc thẩm định tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn thực hiện<br /> dự án đến thẩm định dòng tiền dự án, thẩm định các chỉ tiêu tài chính dự án và cuối<br /> cùng là thẩm định độ nhạy tài chính dự án.<br /> Mức độ hoàn thiện thẩm định tài chính dự án là mức độ chuẩn xác của các<br /> kết quả thẩm định tài chính dự án trên cơ sở các nguồn thông tin tin cậy, các giả<br /> định có căn cứ thuyết phục với việc áp dụng các phương pháp thẩm định, quy trình<br /> thẩm định, nội dung thẩm định phù hợp trong điều kiện thời gian và chi phí hợp lý.<br /> Mức độ hoàn thiện thẩm định tài chính dự án được đánh giá trên hai nhóm tiêu chí:<br />  Nhóm tiêu chí liên quan đến nội dung thẩm định tài chính dự án: thể hiện<br /> qua sự đầy đủ, chính xác, hợp lý và cập nhật của nội dung.<br />  Nhóm chỉ tiêu liên quan đến quy trình tổ chức thẩm định tài chính dự án đầu<br /> tư: thể hiện sự hợp lý, khoa học, gọn nhẹ của quy trình tổ chức thẩm định,<br /> thời gian bình quân cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.<br /> 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu<br /> tư của ngân hàng thương mại<br /> Mức độ hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của<br /> ngân hàng thương mại phụ thuộc vào các nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại<br /> như phương pháp thẩm định; chất lượng và số lượng đội ngũ chuyên viên đầu tư;<br /> chất lượng các nguồn thông tin thu thập được; quan điểm Ban lãnh đạo ngân hàng;<br /> trang thiết bị và công nghệ ngân hàng. Ngoài ra, một số nhân tố bên ngoài cũng có<br /> <br /> iv<br /> <br /> tác động đến công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động đầu tư của ngân<br /> hàng thương mại như: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế và sự cung cấp thông<br /> tin, năng lực lập dự án, năng lực triển khai dự án của chủ đầu tư.<br /> <br /> v<br /> <br /> CHƯƠNG II<br /> THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN<br /> TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI<br /> <br /> 2.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội<br /> Ngân hàng TMCP Quân Đội (gọi tắt là MB) được thành lập theo Quyết định số<br /> 0054/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 14/09/1994 và Giấy chứng<br /> nhận đăng ký kinh doanh số 0100283873 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp lần đầu<br /> ngày 30/09/1994, khai trương hoạt động từ ngày 04/11/1994. Vốn điều lệ ban đầu của MB<br /> là 20 tỷ đồng với định hướng hoạt động trong giai đoạn đầu là tổ chức trung gian tài chính<br /> phục vụ các doanh nghiệp Quân đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ<br /> Quốc Phòng.<br /> Trải qua hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã vươn lên trở<br /> thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam với quy<br /> mô vốn điều lệ gấp 265 lần, mạng lưới chi nhánh gấp 100 lần và quy mô số lượng cán<br /> bộ nhân viên cũng gấp hơn 130 lần. Hơn thế, MB không dừng lại ở quy mô hoạt động<br /> của một ngân hàng thương mại mà đã hướng tới mô hình một tập đoàn tài chính với<br /> các công ty thành viên đang hoạt động hiệu quả. Tính đến 30/06/2010 vốn điều lệ của<br /> MB là 5.300 tỷ đồng, với số lượng cán bộ nhân viên hơn 2.500 người.<br /> Trong xu thế phát triển của nền kinh tế, MB đã không ngừng lớn mạnh không<br /> chỉ về quy mô và chất lượng mà còn ở đối tượng khách hàng mà MB hướng tới. Từ<br /> một ngân hàng thương mại thành lập với mục tiêu ban đầu là hỗ trợ cho các doanh<br /> nghiệp quân đội, thì ngày nay MB có một đối tượng khách hàng đa dạng, bao gồm các<br /> khách hàng doanh nghiệp quân đội truyền thống, các tập đoàn kinh tế, các doanh<br /> nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân.<br /> Bên cạnh phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng truyền thống, Ngân<br /> hàng TMCP Quân Đội định hướng tập trung vào mở rộng các hoạt động kinh doanh<br /> trên thị trường vốn, phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư, phát triển các dịch vụ khách<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2