TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng<br />
phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô và trình<br />
độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị - xã hội thế nào. Toàn cầu hoá có tính hai mặt<br />
mà mặt trái của nó có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của các nước đang phát<br />
triển, trong đó có Việt Nam.Trong bối cảnh như vậy, để hội nhập vào nền kinh tế thế giới<br />
và muốn phát triển thì các Ngân hàng thương mại cần phải hoàn thiện tổ chức hoạt động<br />
của bộ máy quản lý của mình để nhằm đáp ứng với sự thay đổi không ngừng nghỉ của<br />
những biến động của nền kinh tế trong nước cũng như toàn cầu.<br />
Một bộ máy tổ chức hoạt động có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với<br />
yêu cầu của tổ chức sẽ giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng và<br />
đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu một tổ chức không phù hợp với đều kiện mới, nhiều bộ<br />
máy chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ, mâu thuẫn và kém hiệu quả. Chính vì thế cần<br />
phải đánh giá mức độ hợp lý của một tổ chức, một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý<br />
không chỉ đủ các bộ phận cần thiết để thực hiện các chức năng của tổ chức mà phải có<br />
một tập thể mạnh với những con người đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện các chức<br />
năng nhiệm vụ được giao. Mặt khác, sự tồn tại của tổ chức hoạt động như chất keo dính để<br />
liên kết các yếu tố sản xuất lại với nhau theo sự thống nhất, có phương hướng rõ ràng;<br />
đồng thời làm cho hoạt động của tổ chức ổn định, thu hút được mọi người tham gia và có<br />
trách nhiệm với công việc hơn.<br />
Ở Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng của hệ thống các tổ chức tín dụng cũng đã<br />
bộc lộ những hạn chế. Mà nguyên nhân quan trọng nhất là từ tổ chức hoạt động, đặc biệt<br />
là bộ máy quản lý phát triển chưa phù hợp với mức độ tăng trưởng hoạt động của các tổ<br />
chức tín dụng đó.<br />
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong thời kỳ<br />
mới, các Ngân hàng cần thiết phải cải tổ bộ máy quản lý cũng như tổ chức hoạt động của<br />
mình. Chính vì điều này, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức hoạt động của<br />
Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”<br />
làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.<br />
<br />
Thông qua việc nghiên cứu phân tích thực trạng tổ chức hoạt động tại Trung tâm<br />
tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cùng những<br />
thành công và hạn chế trong tổ chức hoạt động của một số Ngân hàng thương mại luận<br />
văn đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động tại Trung tâm<br />
tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Để thực<br />
hiện được mục đích đó, bằng thu thập, phân tích dữ liệu, đồng thời sử dụng phương pháp<br />
phân tích kinh tế, phương pháp so sánh các tài liệu và số liệu thực tiễn thu thập được từ<br />
các phòng ban tại Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại<br />
thương Việt Nam, luận văn đã đề ra một số nhiệm vụ:<br />
-<br />
<br />
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận tổ chức hoạt động tại doanh nghiệp và tài trợ thương<br />
<br />
mại tại Ngân hàng thương mại.<br />
-<br />
<br />
Đánh giá tổ chức hoạt động tại Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân<br />
<br />
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhằm tìm ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân<br />
của những khuyết điểm của tổ chức hoạt động.<br />
-<br />
<br />
Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hoạt động tại Trung tâm tài trợ thương<br />
<br />
mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.<br />
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm các chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng<br />
thương mại<br />
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động của Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở<br />
chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam<br />
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động của Trung tâm tài trợ<br />
thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam<br />
Chương 1:<br />
Trong chương 1, tác giả trình bày lý luận chung về tài trợ thương mại bao<br />
gồm:khái niệm và đặc điểm của hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng thương<br />
mại,ý nghĩa của nội dung hoạt động tài trợ thương mại, nội dung của tổ chức hoạt động<br />
tài trợ thương mại, điều kiện thực hiện hiệu quả tổ chức hoạt động tài trợ thương mại và<br />
các nhân tốt ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động.<br />
<br />
Tài trợ thương mạitheo tác gi ả có thể hiểu như sau:là hình thức Ngân hàng hỗ trợ<br />
cho đơn vị tổ chức hoặc doanh nghiệp thông qua các dịch vụ như: dịch vụ nhờ thu, tín<br />
dụng chứng từ, bảo lãnh nước ngoài,... mà ở đó khách hàng tham gia giao dịch tài trợ<br />
thương mạiphảitrả một khoản phí nhất định để được hưởng những quyền lợi và tiềm năng<br />
thương mại có thể mang lại từ viê ̣c tài trơ ̣ chương trình.<br />
TTTM là cầu nối giữa người mua và người bán. TTTM khác với các hoạt động cho<br />
vay thương mại, vay thế chấp hay bảo đảm khác ở chỗ: tiền nhiều khi không được chuyển<br />
trực tiếp toàn bộ cho người yêu cầu mà chuyển cho một bên thứ ba khác. TTTM thường<br />
chỉ áp dụng cho từng giao dịch cụ thể và không tính vào hạn mức cho vay.<br />
Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp chính là để thực<br />
hiện tầm nhìn, mục tiêu trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, thiếu một chiến lược<br />
phát triển phù hợp thì mục tiêu của doanh nghiệp rất khó thực hiện hoặc dễ bị đi chệch<br />
hướng. Khi không có chiến lược phát triển, doanh nghiệp cũng rất khó đánh giá được<br />
mức độ thực thi của tầm nhìn.<br />
Hoạt động tài trơ ̣ thương ma ̣ig ồm các dịch vụ như: dịch vụ nhờ thu, tín dụng<br />
chứng từ, bảo lãnh nước ngòai,...Tại đây, khách hàng tham gia giao dịch tài trợ thương<br />
mạiphảitrả một khoản phí nhất định để được hưởng những quyền lợi và tiềm năng thương<br />
mại có thể mang lại từ viê ̣c tài trơ ̣ chương trình.<br />
Tổ chức bộ máy quản lý có rất nhiều nội dung, dưới đây là các nội dung chính: Xác<br />
định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ; Xác định tổ chức bộ máy quản lý theo khâu và cấp<br />
quản lý. Xác định mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Xây dựng lực lượng thực hiện<br />
các chức năng quản lý phải căn cứ vào quy mô đơn vị.<br />
Tổ chức hoạt động trong doanh nghiệp cũng bao gồm các hoạt động xã hội, hoạt<br />
động đối nội đối ngoại, hoạt động giao lưu văn hóa…Doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt<br />
động trên không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần<br />
vào sự phát triển bền vững của xã hội.<br />
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động gồm nhân tố khách quan và nhân tố<br />
chủ quan. Nhân tố khách quan bao bồm: môi trường kinh tế trong nước, môi trường chính<br />
<br />
trị, môi trường pháp lý, yếu tố công nghệ. Nhân tố chủ quan bao gồm: chiến lược của tổ<br />
chức, chính sách khách hàng,nền tảng công nghệ thông tin và nhân tố con người.<br />
Chương 2:<br />
Tại chương 2, tác giả phân tích thực trạng tổ chức hoạt động tại Trung tâm tài trợ<br />
thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Từ khung lý thuyết<br />
cơ bản ở Chương 1, tác giả đưa ra những nhân tố khách quan và chủ quan có lợi thế trong<br />
tổ chức hoạt động tại Trung tâm như có có kinh nghiệm trong hoạt động tài trợ thương mại,<br />
cơ cấu tổ chức hợp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cùng với kết quả hoạt động kinh<br />
doanh tốt có ảnh hưởng tích cực đến tổ chức hoạt động tại Trung tâm.<br />
Tác giả đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động tại Trung tâm tài trợ thương mại,<br />
Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và thấy rằng tổ chức hoạt động<br />
tại Trung tâm đã đạt được những thành tích đáng kể như:<br />
Thứ nhất, đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm<br />
quản lý, tổ chức bộ máy quản lý đã dần được mở rộng, các phòng, khoa, viện, trung tâm<br />
đã từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý.<br />
Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm góp phần đẩy mạnh khả năng hội<br />
nhập quốc tế. Sự phân định quyền hạn rõ ràng theo chức năng, nhiệm vụ nhằm đáp ứng<br />
mục tiêu chung của tổ chức. Thông tin được truyền đi thông suốt giữa các phòng ban,<br />
việc thực hiện công việc được phối hợp nhịp nhàng nhưng chưa thực sự chặt chẽ.<br />
Thứ ba, Trung tâm có qui chế hoạt động cho từng phòng ban, nên các phòng ban<br />
đều nắm được chức năng, nhiệm vụ của mình, phát huy được ưu điểm của quyền hạn<br />
chức năng trong việc ra quyết định, thực hiện quyết định và kiểm soát quyết định được<br />
thực hiện thống nhất, cụ thể.<br />
Thứ tư, trong những năm qua, Trung tâm không những duy trì mà còn đẩy mạnh<br />
hoạt động tài trợ thương mại để luôn xứng đáng với vai trò là Ngân hàng đi đầu trong<br />
lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Hoạt động tài trợ thương mại tại Trung tâm ngày càng đa dạng<br />
hóa các sản phẩm dịch vụ trên cơ sở khai thác tối đa tiềm lực để đem lại lợi ích cho các<br />
doanh nghiệp và nền kinh tế.<br />
<br />
Thứ năm, với bề dày và kinh nghiệm hỗ trợ hoạt động tài trợ thương mại, Trung<br />
tâm đã xây dựng được hệ thống mạng lưới lý tưởng trên 40 tỉnh thành trên cả nước với<br />
một hệ thống khách hàng lớn và truyền thống.<br />
Thứ sáu, trong điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn, Trung tâm đã tăng cường<br />
được công tác quản trị rủi ro thông qua triển khai mô hình tín dụng mới, đổi mới về tư<br />
duy quản lý và phương thức quản lý trong quản trị rủi ro tiếp cận kinh nghiệm tiên tiến.<br />
Bên cạnh các ưu điểm đã được chỉ ra trong khi phân tích đánh giá hiệu quả hoạt<br />
động tài trợ thương mại nêu trên, tổ chức hoạt động tại Trung tâm còn một số tồn tại,<br />
vướng mắc cần được quan tâm giải quyết như:<br />
Thứ nhất, cơ cấu nhân sự chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn phát triển của<br />
Trung tâm, quản lý các nhiệm vụ còn thụ động chưa tương xứng với khả năng vị thế của<br />
Trung tâm. Bên cạnh đó số lượng nhân sự còn thiếu, còn sự chồng chéo trong nhiệm vụ<br />
của Phó giám đốc trung tâm.<br />
Thứ hai, Trung tâm mới chỉ tập trung ở việc tài trợ thương mại với thời gian ngắn<br />
hạn là chủ yếu.<br />
Thứ ba, các hình thức tài trợ thương mại chưa phong phú và đa dạng.<br />
Thứ tư, Trung tâm còn chậm đổi mới trong công tác khách hàng, công tác tiếp thị,<br />
quảng cáo về sản phẩm dịch vụ để nâng cao uy tín, thương hiệu Ngân hàng chưa được<br />
triển khai mạnh mẽ, thực hiện còn thụ động. Ở một số bộ phận, phong cách giao tiếp, ứng<br />
xử với khách hàng còn kém. Cơ sở hạ tầng có phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp sự<br />
phát triển nhanh chóng nên đã hạn chế khả năng thực hiện giao dịch và thu hút khách<br />
hàng ở nhiều đơn vị trong hệ thống.<br />
Từ thực tiễn hoạt động tài trợ thương mại cho thấy những tồn tại trong hoạt động<br />
này được phát sinh từ nhiều phía, từ bản thân Ngân hàng, từ khách hàng trong nước hoặc<br />
khách hàng nước ngoài và các tổ chức lừa đảo nước ngoài.<br />
- Thứ nhất,trình độ cán bộ tài trợ thương mại ở một số nơi còn hạn chế, còn non yếu<br />
nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm, thiếu thận trọng trong xử lý nghiệp vụ.<br />
<br />