TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong mô hình quản trị ngân hàng thương mại, hệ thống kiểm soát nội bộ được ví<br />
như “thần kinh trung ương” đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả. Một hệ<br />
thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho ngân hàng thương mại nhiều lợi ích:<br />
Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động (rủi ro tín dụng, rủi ro tài<br />
chính, rủi ro hoạt động, rủi ro bất thường…); bảo vệ tài sản ngân hàng khỏi bị hư hỏng,<br />
mất mát bởi hao hụt, gian lận; đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo<br />
tài chính; đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của ngân<br />
hàng thương mại cũng như các quy định của pháp luật; đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu<br />
quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra.<br />
Tín dụng là hoạt động có vị trí rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi<br />
ngân hàng thương mại, là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, nhưng<br />
đồng thời cũng là hoạt động rủi ro nhất. Do vậy, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng là<br />
hết sức cần thiết, an toàn trong hoạt động tín dụng mạng lại sự phát triển bền vững cho<br />
ngân hàng.<br />
Thực tiễn ở Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Bắc Giang trong<br />
những năm gần đây, mặc dù kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khá tốt, đã có những<br />
bước tiến rõ rệt nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế, để xảy ra nhiều sai phạm trong hoạt<br />
động tín dụng. Theo số liệu mới nhất, tỷ lệ nợ xấu tại LPB Bắc Giang trong năm 2015 là<br />
10,3%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu toàn hàng là 1,2% và cao hơn mặt bằng chung<br />
ngành ngân hàng là 3,72%. Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2012 đến năm 2015 có xu hướng tăng<br />
mạnh, đây là dấu hiệu cảnh báo chất lượng tín dụng của chi nhánh ngân hàng cần được<br />
cải thiện.<br />
Với triết lý kinh doanh an toàn, hiệu quả và bền vững, HĐQT của Ngân hàng<br />
TMCP Bưu điện Liên Việt đặt ra mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hàng về 1,1% năm 2016.<br />
LPB Bắc Giang cũng đặt mục tiêu trong năm 2016 sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu từ 10,3% xuống<br />
<br />
còn 7,5%. Để đạt được mục tiêu này, công tác hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín<br />
dụng của ngân hàng được đánh giá là cấp thiết nhất trong thời điểm hiện tại. Xuất phát từ<br />
nhận thức về tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ, đặc biệt đối với hoạt động tín<br />
dụng, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại<br />
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt chi nhánh Bắc Giang” làm đề tài<br />
luận văn cao học của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động<br />
tín dụng tại ngân hàng thương mại, luận văn hướng tới 3 mục tiêu cụ thể sau:<br />
- Làm rõ bản chất và vai trò của hệ thống kiểm soát nội hoạt động tín dụng trong<br />
NHTM theo mô hình COSO.<br />
- Phân tích thực trạng tình hình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng<br />
TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Bắc Giang khi áp dụng mô hình COSO.<br />
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát<br />
nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Bắc Giang<br />
theo mô hình COSO.<br />
3. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:<br />
<br />
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ<br />
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
Trong chương một, tác giả nêu cơ sở lý luận vể kiểm soát nội bộ hoạt động tún<br />
dụng theo quan điểm của COSO bao gồm khái niệm và các cấu phần của kiểm soát nội<br />
bộ.<br />
Khái niệm kiểm soát nội bộ theo COSO: “Kiểm soát nội bộ là quá trình do người<br />
quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung<br />
cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: Đảm bảo sự tin cậy của của báo<br />
cáo tài chính; Đảm bảo sự tuân thủ các qui định và luật lệ; Đảm bảo các hoạt động được<br />
thực hiện hiệu quả [111,tr 186]”. Với khái niệm này COSO nhấn mạnh vào bốn nội dung<br />
căn bản đó là: KSNB là một quá trình; KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người;<br />
<br />
KSNB đảm bảo tính hợp lý và KSNB đảm bảo các mục tiêu cụ thể.<br />
Kiểm soát nội bộ là một quá trình, bởi tất cả các hoạt động của một đơn vị đều phải<br />
thông qua một chuỗi các quá trình từ lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. Hệ thống KSNB<br />
không chỉ là một thủ tục hay một chính sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định<br />
mà được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong doanh nghiệp.<br />
Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người. Con người bao gồm<br />
Hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị. Kiểm soát<br />
nội bộ là công cụ của nhà quản lý chứ không thay thế cho quản lý. Nhà quản lý sẽ vạch ra<br />
mục tiêu, đưa ra các biện pháp kiểm soát và vận hành chúng. Mỗi thành viên tham gia<br />
trong một tổ chức với những khả năng, kinh nghiệm, kiến thức khác nhau do vậy để<br />
KSNB có hiệu quả thì mọi thành viên trong một tổ chức phải hiểu rõ về trách nhiệm và<br />
quyền hạn của mình, xác định được mối liên hệ, nhiệm vụ, cách thức thực hiện để đạt<br />
được mục tiêu của tổ chức.<br />
Kiểm soát nội bộ đảm bảo tính hợp lý, điều này khẳng định KSNB chỉ đảm bảo<br />
tính hợp lý của việc thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý chứ không đảm bảo tuyệt đối.<br />
Bởi KSNB khi vận hành vẫn còn có những hạn chế vốn có như: sai lầm của con người<br />
khi đưa ra quyết định, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm quyền của nhà quản lý...<br />
Bên cạnh đó, quyết định KSNB của nhà quản lý còn tùy thuộc vào nguyên tắc cơ bản: sự<br />
đánh đổi lợi ích – chi phí, chi phí kiểm soát không vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình<br />
kiểm soát.<br />
Kiểm soát nội bộ đảm bảo các mục tiêu cụ thể. Có rất nhiều mục tiêu kiểm soát nội<br />
bộ cần đạt tới đó là: Mục tiêu về hoạt động (sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng<br />
nguồn lực), mục tiêu về báo cáo tài chính (tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài<br />
chính), mục tiêu về sự tuân thủ (tuân thủ pháp luật và các qui định).<br />
Với cách tiếp cận của đề tài đó là “hệ thống” KSNB nhằm tạo nên một thể thống nhất<br />
các yếu tố cùng loại, cùng chức năng, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác giả đã lựa chọn<br />
quan điểm theo COSO làm định hướng cho việc xác định các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB<br />
tại các ngân hàng thương mại, theo đó các yếu tố cấu thành bao gồm: Môi trường kiểm soát;<br />
đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông; giám sát.<br />
<br />
Mô hình: Hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO<br />
Môi trường kiểm soát là nền tảng cho các cấu phầncòn lại của hệ thống kiểm soát<br />
nội bộ, đồng thời môi trường kiểm soát cũng chi phối đến các cấu phần này. Môi trường<br />
kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc và quyết định đến chất lượng của hệ thống<br />
kiểm soát nội bộ. Môi trường kiểm soát bao gồm: đặc thù về quản lý; cơ cấu tổ chức và<br />
bộ máy kiểm soát; chính sách nhân sự; công tác kế hoạch. Các nhân tố thuộc môi trường<br />
kiểm soát đều quan trọng, tuy nhiên con người được coi là nhân tố quan trọng nhất, là<br />
chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động kiểm soát nội bộ.Như vậy, để hệ thống KSNB<br />
thiết kế và vận hành một cách hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhận thức rõ về tầm<br />
quan trọng của những yếu tố thuộc về môi trường kiểm soát, nó là tiền đề cho việc thiết<br />
kế các bộ phận hợp thành tiếp theo của hệ thống KSNB.<br />
Đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro là bước quan trọng đầu tiên để có cơ sở xác<br />
định và thiết lập các thủ tục kiểm soát thích hợp nhằm quản lý các rủi ro giúp đạt<br />
được các mục tiêu tổ chức đề ra. Kiểm soát nội bộ cần được điều chỉnh để có thể xử lý<br />
thỏa đáng các rủi ro mới phát sinh hoặc các rủi ro trước đó không kiểm soát được.<br />
Nhận diện rủi ro bao gồm các công việc như theo dõi, xem xét các hoạt động, môi<br />
trường hoạt động của ngân hàng, nhằm thống kê những rủi ro đã và đang xảy ra, đồng<br />
<br />
thời dự báo những rủi ro tiềm ẩn. Trên cơ sở những rủi ro hiện hữu và tiểm ẩn đã được<br />
nhận diện, ngân hàng cần phân tích ảnh hưởng của chúng và tần suất xuất hiện; xác<br />
định các biện pháp để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng. Sau khi đánh giá rủi<br />
ro, ngân hàng thương mại cần có những biện pháp quản lý rủi ro, đó là thiết kế những<br />
thủ tục kiểm soát nhằm ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra.<br />
Hoạt động kiểm soát: Hoạt động kiểm soát là một tập hợp những chính sách và<br />
thủ tục kiểm soát để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện, là các<br />
hành động cần thiết thực hiện để đối phó với rủi ro de dọa đến việc đạt được mục tiêu<br />
của tổ chức. Các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm soát sẽ được thiết kế khác nhau<br />
cho những loại nghiệp vụ khác nhau và cho các tổ chức khác nhau tuy nhiên các thủ tục<br />
kiểm soát thường được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc phân công,<br />
phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Hoạt động<br />
kiểm soát được thiết lập nhằm giúp hạn chế và kiểm soát rủi ro mà ngân hàng đang<br />
hoặc có thể gặp phải. Hoạt động kiểm soát không chỉ thiết lập các chính sách và thủ tục<br />
kiểm soát mà còn phải đảm bảo các chính sách và thủ tục đó được tuân thủ.<br />
Thông tin và truyền thông: Thông tin và trao đổi thông tin là điều kiện không thể<br />
thiếu trong việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị, nó giúp trả<br />
lời cho câu hỏi: Thông điệp kiểm soát có được truyền tải thông suốt trong cơ cấu tổ chức<br />
của đơn vị hay không; các vướng mắc có được chuyển lên cấp trên và có được trao đổi<br />
không hay bị ách tắc/bóp méo trong đường truyền thông tin? Một hệ thống kiểm soát nội<br />
bộ hiệu quả đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin đáng tin cậy đối với tất cả các hoạt<br />
động quan trọng của ngân hàng và các thông tin cần thiết phải được truyền đạt tới các bên<br />
có liên quan cả trong và ngoài tổ chức.<br />
Giám sát: Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời<br />
gian với mục tiêu chính là đảm bảo cho hệ thống KSNB luôn hoạt động hữu hiệu. Đây<br />
được xem là quá trình mà nhà quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ.<br />
Theo đó, những khiếm khuyết của hệ thống KSNB sẽ được phát hiện kịp thời để có<br />
những biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo cho hệ thống KSNB hoạt<br />
<br />