TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong những năm gần đây về cơ bản có nhiều cải<br />
thiện theo hướng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tình hình biển Đông có nhiều<br />
diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến phần nào động thái phát triển kinh tế - xã hội và đời<br />
sống dân cư cả nước.<br />
Hoạt động ngân hàng có nhiều biến động về lãi suất. NHNN đã điều chỉnh giảm các<br />
mức lãi suất để góp phần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhưng vẫn<br />
đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động NH.<br />
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, thị trường nông thôn là nơi<br />
được các NHTM tiếp cận và chuyển dần các hoạt động, từ huy động vốn, cho vay đến các<br />
dịch vụ Ngân hàng. Tình hình trên đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của<br />
Ngân hàng trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh<br />
Đồng Tháp.<br />
Vì vậy, việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cần phải quan tâm và<br />
nghiên cứu không ngừng vì mục tiêu kinh tế của Tỉnh nhà và vì mục tiêu phát triển bền<br />
vững của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi<br />
nhánh tỉnh Đồng Tháp. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Mở rộng hoạt<br />
động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng<br />
Tháp” làm đề tài nghiên cứu.<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI<br />
2.1. Nghiên cứu sự cần thiết khách quan của việc mở rộng hoạt động tín dụng Ngân<br />
hàng.<br />
2.2. Nghiên cứu thực trạng, rút ra những thành tựu và những nguyên nhân hạn chế<br />
của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh<br />
Đồng Tháp trong thời gian qua.<br />
2.3. Từ những thành tựu và nguyên nhân của hạn chế đề tài đề xuất những giải pháp<br />
mở rộng hoạt động tín dụng trong những năm tiếp theo.<br />
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Không gian: tập trung nghiên cứu về mở rô ̣ng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng<br />
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.<br />
+ Thời gian: Nghiên cứu số liệu của ngân hàng từ năm 2012 đến năm 2014 và đề ra<br />
giải pháp cho những năm tiếp theo.<br />
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, thống kê, kết hợp với việc so sánh,<br />
tổng hợp, phân tích để đánh giá thực trạng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp<br />
và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua.<br />
5. SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU<br />
Số liệu sử dụng trong luận văn là các số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo của<br />
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Ngân hàng Nông nghiệp và<br />
Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp... các số liệu thứ cấp đã được<br />
tổng hợp phân tích trong luận văn.<br />
Ngoài ra tác giả còn tham khảo thêm những tài liệu có liên quan từ các số liệu báo<br />
cáo thống kê, báo cáo hoạt động của các tổ chức kinh tế, xã hội có liên quan, sách tham<br />
khảo và các bài viết chuyên khảo trên các tạp chí.<br />
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI<br />
Ngoài các trang bìa, phụ bìa, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo và kết luận kiến<br />
nghị, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.<br />
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển<br />
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.<br />
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát<br />
triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.<br />
<br />
CHƢƠNG 1: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG<br />
<br />
MẠI<br />
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1.1 Khái niệm<br />
Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động<br />
Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt<br />
động, các loại hình ngân hàng gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính<br />
sách, ngân hang hợp tác và các loại hình ngân hàng khác .<br />
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại<br />
1.1.2.1 Huy động vốn<br />
- Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức<br />
- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện ủy thác<br />
1.1.2.2 Tín dụng<br />
Là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho NHTM, nghiệp vụ này luôn chiếm<br />
từ 60% đến 90% tổng tài sản có của<br />
-<br />
<br />
Cho vay thương mại<br />
<br />
-<br />
<br />
Tài trợ cho dự án<br />
<br />
-<br />
<br />
Cho vay tiêu dùng<br />
<br />
-<br />
<br />
Tài trợ các hoạt động của Chính phủ.<br />
<br />
-<br />
<br />
Bảo lãnh<br />
<br />
- Cho thuê tài chính<br />
1.1.2.3 Hoạt động đầu tư<br />
1.1.2.4 Cung cấp các dịch vụ tài chính khác<br />
-<br />
<br />
Mua bán ngoại tệ<br />
<br />
-<br />
<br />
Bảo quản tài sản hộ<br />
<br />
-<br />
<br />
Quản lý ngân quỹ<br />
<br />
-<br />
<br />
Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn<br />
<br />
-<br />
<br />
Cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán<br />
<br />
-<br />
<br />
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm<br />
<br />
-<br />
<br />
Cung cấp các dịch vụ đại lý<br />
<br />
1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀ NG THƢƠNG MẠI<br />
<br />
1.2.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng<br />
1.2.1.1 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tín dụng của NHTM<br />
Thứ nhất: Vốn vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi.<br />
Thứ hai: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.<br />
Thứ ba: Vốn vay phải có tài sản bảo đảm tương đương làm đảm bảo.<br />
1.2.1.2 Vai trò của NHTM thông qua hoạt động tín dụng<br />
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM. Lãi thu được từ hoa ̣t<br />
động tín du ̣ng bù đắp được chi phí tiền gửi,chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi<br />
phí vốn trôi nổi, thuế và các khoản chi phí rủi ro đầu tư của ngân hàng.<br />
1.2.1.3 Tín dụng ngân hàng là công cụ tích tụ và tập trung vốn để hỗ trợ các<br />
doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu, từ đó góp phần phát<br />
triển nền kinh tế đất nước<br />
1.2.1.4 Tín dụng NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và của quốc gia<br />
<br />
1.2.1.5 Tín dụng ngân hàng có vai trò điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, khuyến<br />
khích phát huy lợi thế về tài nguyên và kỹ thuật truyền thống để phát triển<br />
1.2.1.6 Tín dụng ngân hàng góp phần điều tiết nền kinh tế<br />
1.2.1.7 Phân loại tín dụng tại các ngân hàng thương mại<br />
Thứ nhất, phân loại theo mục đích:<br />
Thứ hai, phân loại theo thời hạn:<br />
Thứ ba, phân loại theo căn cứ đảm bảo:<br />
Thứ tư, phân loại theo phương thức hoàn trả tiền vay:<br />
Thứ năm, phân loại theo xuất xứ vốn vay:<br />
Thứ sáu, phân loại theo hình thái giá trị:<br />
Thứ bảy, phân loại theo phương pháp cho vay:<br />
Thứ tám, phân loại theo chủ thể trong quan hệ tín dụng:<br />
Thứ chín, phân loại theo đối tượng tín dụng:<br />
1.2.2 Mở rô ̣ng hoa ̣t đô ̣ng tín dụng của NHTM<br />
1.2.2.1 Khái niệm mở rộng hoạt động tín dụng của NHTM<br />
a. Mở rộng đối tượng cho vay<br />
b. Mở rộng quy mô cho vay<br />
c. Mở rộng kỳ hạn cho vay<br />
<br />
d. Mở rộng điều kiện cho vay<br />
e. Tăng doanh thu và lợi nhuận cho NHTM<br />
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng của NHTM<br />
a. Chỉ tiêu về doanh số cho vay và số lượng khách hàng<br />
b. Chỉ tiêu về dư nợ cho vay<br />
c. Chỉ tiêu về tỷ lê ̣ nợ quá hạn<br />
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỚNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA<br />
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.3.1 Nhân tố chủ quan<br />
1.3.1.1 Chính sách tín dụng<br />
Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung cơ bản sau:<br />
- Quy mô và giới hạn tín dụng<br />
- Các loại hình tín dụng<br />
- Lĩnh vực tài trợ tín dụng<br />
- Quy trình tín dụng<br />
- Chính sách đối với các khoản tín dụng có vấn đề<br />
1.3.1.2 Cơ cấu tổ chức<br />
1.3.1.3 Nguồn vốn và tính chất của nguồn vốn<br />
1.3.1.4 Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng<br />
1.3.2 Nhân tố khách quan<br />
- Vốn, khả năng tài chính của khách hàng<br />
- Tư cách, đạo đức của người vay<br />
- Trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp<br />
- Môi trường kinh tế<br />
- Môi trường pháp lý<br />
- Đối thủ cạnh tranh<br />
<br />