i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngân hàng thương mại là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính của<br />
các quốc gia, với nhiệm vụ trung gian tài chính luân chuyển vốn giữa những người<br />
có vốn và những người cần vốn. Có thể nói, hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay<br />
đã và đang làm rất tốt vai trò trung gian vốn của nên kinh tế góp phần huy động và<br />
chu chuyển vốn nhàn rỗi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.<br />
Nguồn vốn huy động không chỉ có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng đất<br />
nước mà nó còn là nền tảng cho sự phát triển của ngân hàng thương mại (NHTM), giúp<br />
các NHTM hoạt động bền vững, mở rộng kinh doanh, đa dạng hơn nữa các nghiệp vụ<br />
ngân hàng, phát triển hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.<br />
Khi nền kinh tế phát triển thu nhập của người dân ngày càng cao, đời sống dân<br />
cư ngày càng được cải thiện. Điều này có nghĩa là nhu cầu và khả năng tích lũy<br />
trong dân cư ngày càng tăng. Trong khi đó, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển sản<br />
xuất kinh doanh ngày càng lớn đã thúc đẩy các ngân hàng tiếp tục mở rộng, đẩy<br />
mạnh khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong đó có nguồn vốn dân cư- là nguồn<br />
vốn bền vững, có tính ổn định cao và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn<br />
huy động của ngân hàng.<br />
Là một chi nhánh của BIDV Việt Nam, BIDV CN Nam HN cũng có nhiệm vụ<br />
quan trọng trong việc đáp ứng vốn cho đầu tư phát triển. Thực tế cho thấy, huy động vốn<br />
dân cư của chi nhánh vẫn còn chưa lớn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng<br />
của chi nhánh. Chính vì vậy đề tài “ Mở rộng huy động vốn dân cư tại ngân hàng<br />
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội ” được chọn nghiên cứu<br />
<br />
2. Mục đích của đề tài nghiên cứu<br />
Tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản về vốn và đặc biệt là hoạt động huy động vốn<br />
dân cư của NHTM; Phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn dân cư tại BIDV<br />
CN Nam HN từ đó Nghiên cứu và tìm ra các giải pháp mở rộng huy động vốn dân cư<br />
tại BIDV CN Nam HN.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN<br />
DÂN CƯ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại<br />
Phân tích hoạt động huy động vốn của NHTM tác giả luận văn đề cập đến các<br />
lý luận chung về khái niệm, vai trò của huy động vốn và kết cầu của nguồn vốn của<br />
các NHTM.<br />
Có rất nhiều cách tiếp cận về huy động vốn của NHTM. Song có thể khái quát<br />
như sau: Huy động vốn là hoạt động của NHTM nhằm mục đích hình thành nguồn<br />
vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua việc vay, mượn nguồn vốn nhàn<br />
rỗi của các cá nhân, các tổ chức để cho vay lại với lãi suất cao hơn theo nguyên tắc<br />
hoàn trả cả gốc và lãi khi khách hàng có nhu cầu rút khoản tiền vốn của mình.<br />
Việc huy động vốn đối với NHTM có các vai trò đặc biệt quan trọng. Huy<br />
động vốn là cơ sở, nền tảng để NHTM tiến hành tổ chức hoạt động kinh doanh; Huy<br />
động vốn quyết định đến hoạt động sử dụng vốn; Huy động vốn ảnh hưởng đến khả<br />
năng sinh lời của NHTM; Huy động vốn liên quan đến các rủi ro của NHTM; Huy<br />
động vốn quyết định đến uy tín và thị phần của NHTM và huy động vốn là điều<br />
kiện để đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh.<br />
Kết cầu nguồn vốn của NHTM được phân chia như sau:<br />
Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn tự có đây là loại nguồn vốn có thể sử dụng<br />
lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn vốn này tuy<br />
chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn nhưng được coi là đệm chống rủi ro, bảo<br />
đảm an toàn cho sự hoạt động của tất cả các ngân hàng. Vốn chủ sở hữu bao gồm<br />
các thành phần: Nguồn vốn hình thành ban đầu; nguồn vốn bổ sung trong quá trình<br />
hoạt động; các quỹ (quỹ dự phòng tổn thất, quỹ bảo toàn vốn, quỹ thặng dư).<br />
Vốn huy động là nguồn vốn chiểm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của<br />
NHTM. Vốn huy động gồm có: Nguồn tiền gửi (tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi<br />
có kỳ hạn); nguồn đi vay (Vay NHNN, vay NHTM và các TCTD khác); nguồn từ<br />
<br />
iii<br />
<br />
phát hành giấy tờ có giá (Trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi)<br />
Ngoài vốn chủ sở hữu và vốn huy động NHTM còn có các nguồn khác như:<br />
nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán.<br />
1.2 Hoạt động huy động vốn dân cư của NHTM<br />
Vốn huy động từ dân cư có thể được hiểu là nguồn vốn mà ngân hàng huy<br />
động được trong nhóm đối tượng là dân cư, các cá nhân có tài khoản thanh toán,<br />
những khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hay nhưng khoản mua giấy tờ có giá mà<br />
ngân hàng phát hành.<br />
Đặc điểm của nguồn vốn huy động dân cư: Đa số nguồn vốn huy động dân cư<br />
thường được gửi với kỳ hạn ngắn; Nguồn vốn huy động dân cư ổn định hơn so với<br />
nguồn vốn từ các TCKT; Chi phí huy động nguồn vốn dân cư cao; Nguồn vốn huy<br />
động dân cư có quy mô lớn trong tổng huy động vốn của NHTM song phân tán theo<br />
lượng khách hàng.<br />
1.3 Mở rộng huy động vốn dân cư<br />
Mở rộng huy động vốn dân cư là việc các NHTM áp dụng các biện pháp nhằm<br />
gia tăng quy mô nguồn vốn, tái cơ cấu nguồn vốn và đa dạng hóa các hình thức huy<br />
động sao cho năm sau cao hơn năm trước.<br />
Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng vốn huy động từ dân cư<br />
Các chỉ tiêu định lượng: Sự gia tăng quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư;<br />
số lượng khách hàng gửi tiền.<br />
Các chỉ tiêu định tính: Các hình thức huy động vốn dân cư của ngân hàng; khả<br />
năng thu hút các đối tượng khách hàng từ nhiều địa bàn.<br />
Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng huy động vốn dân cư<br />
Nhân tố chủ quan, bao gồm: chiến lược và các chính sách của NHTM; thương<br />
hiệu và uy tín của NHTM; Trình độ cán bộ của ngân hàng; Trình độ công nghệ của<br />
NHTM.<br />
Nhân tố khách quan, gồm có: chính sách của nhà nước trong hoạt động của<br />
NHTM; môi trường kinh tế; cơ cấu dân cư và vị trí địa lý; sự phát triển của các<br />
ngân hàng khác trong khu vực.<br />
<br />
iv<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG<br />
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI<br />
2.1 Tổng quan về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội (BIDV Nam Hà Nội)<br />
BIDV Nam Hà Nội trước đây là BIDV huyện Thanh Trì- Là NH cấp 2 trực<br />
thuộc BIDV Hà Nội. BIDV Thanh Trì được hình thành từ những năm đầu khi BIDV<br />
Hà Nội được thành lập, nên lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Thanh Trì gắn<br />
liền với quá trình hình thành và phát triển của BIDV Hà Nội, BIDV Việt Nam.<br />
1/11/2005, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thanh Trì đã được nâng<br />
cấp lên thành chi nhánh cấp 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nam Hà<br />
nội. Hệ thống cơ sở vật chất đã được nâng cấp, công nghệ mới được áp dụng cùng<br />
sự mở rộng về nhân lực. Chi nhánh có thuận lợi là một trong những ngân hàng được<br />
thành lập đầu tiên trong khu vực huyện Thanh trì nên được sự tín nhiệm của khách<br />
hàng. Để trở thành chi nhánh cấp 1 BIDV CN Nam HN cần phải mở rộng quy mô<br />
hoạt động, nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng, áp dụng công nghệ mới và mở rộng và<br />
quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ đức đủ tài không những có thể hoàn thành<br />
tốt công việc mà còn tạo dựng hình ảnh cho chi nhánh.<br />
2.2 Thực trạng huy động vốn dân cư tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam<br />
Hà Nội<br />
Để thấy được thực trạng huy động vốn dân cư của BIDV CN Nam Hà Nội, tác<br />
giả luận văn đã phân tích nguồn vốn huy động dân cư theo các tiêu chí như: Phân<br />
tích huy động vốn dân cư theo kỳ hạn của nguồn tiền gửi, Phân tích huy động vốn<br />
dân cư theo cơ cấu đồng tiền huy động và Phân tích huy động vốn dân cư theo các<br />
hình thức gửi tiền.<br />
2.3 Phân tích sự mở rộng huy động vốn dân cư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát<br />
triển Nam Hà Nội<br />
Phân tích thực trạng tình hình mở rộng huy động vốn dân cư của BIDV Nam<br />
Hà Nội căn cứ vào chỉ tiêu:<br />
<br />
v<br />
<br />
Quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư: Quy mô huy động vốn dân cư so với<br />
tổng nguồn vốn huy động giảm qua các năm từ 2007-2009. Tốc độ tăng trưởng của<br />
nguồn vốn huy động từ dân cư cũng giảm năm 2009 chỉ tăng 13,77%, giảm 3,76%<br />
so với năm 2008.<br />
Số lượng khách hàng và thị phần của ngân hàng: Mặc dù đã rất cố gắng để<br />
giữ thị phần của ngân hàng trong khu vực song kết quả cho thấy thị phần về huy<br />
động vốn dân cư của chi nhánh vẫn giảm, số lượng khách hàng tăng qua các năm<br />
song tốc độ gia tăng lại giảm.<br />
2.4 Đánh giá sự mở rộng huy động vốn dân cư tại BIDV chi nhánh Nam Hà Nội<br />
Những kết quả đạt được: Nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư của chi<br />
nhánh tăng lên qua các năm; Chi nhánh đã cố gắng để giữ vững hình ảnh và thị<br />
phần trong lòng khách hàng; Đa dạng hóa các hình thức gửi tiền nhằm thu hút được<br />
nhiều khách hàng; Được đánh giá là ngân hàng đem lại sự hài lòng cho khách hàng về<br />
phong cách phục vụ, đội ngũ nhân viên và lãnh đạo nhiệt tình, thân thiện với khách hàng.<br />
Từ hoạt động huy động vốn, người gửi tiền cũng biết thêm được nhiều sản phẩm,<br />
dịch vụ tiện ích của BIDV, và từ đó sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng<br />
được mở rộng đến gần hơn với đông đảo khách hàng giao dịch.<br />
Hạn chế: Ngoài những kết quả đạt được, trong hoạt động huy động vốn dân<br />
cư của chi nhánh còn tồn tại một số mặt hạn chế sau: Mô hình tổ chức của chi<br />
nhánh chưa hợp lý, chưa phù hợp với tầm cỡ là chi nhánh cấp 1 của BIDV Việt<br />
Nam; Quy mô huy động vốn còn nhỏ, tốc độ huy động vốn dân cư của chi nhánh<br />
giảm; Các hình thức huy động vốn còn đơn điệu chưa có đặc điểm khác biệt; Đối<br />
tượng huy động vốn còn hạn hẹp. NH chưa thiết lập một bộ phận chăm sóc khách<br />
hàng riêng biệt, chưa có những chính sách ưu đãi với những khách hàng lớn và<br />
những khách hàng tiềm năng và chính sách đào tạo cán bộ về nghiệp vụ chuyên<br />
môn và nắm bắt những sản phẩm dịch vụ mới chưa tốt.<br />
Nguyên nhân<br />
Nguyên nhân chủ quan, gồm những nguyên nhân sau: Mạng lưới hoạt động<br />
của chi nhánh còn mỏng; Công tác Marketing, giới thiệu sản phẩm dịch vụ vẫn chưa<br />
<br />