TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngay từ thời điểm đầu hoạt động, Ngân hàng TMCP Đại Dương, nay là<br />
Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương đã xác định khách hàng cá nhân là đối<br />
tượng khách hàng mục tiêu trong định hướng phát triển hoạt động kinh doanh<br />
của mình và tập trung phát triển hiệu quả mảng khách hàng này trong giai đoạn<br />
2010-2014. Cuối năm 2014, với những biến cố đặc biệt, khi một số lãnh đạo cấp<br />
cao của Oceanbank bị tạm giam để điều tra về những sai phạm trong lĩnh vực<br />
ngân hàng, Oceanbank được đặt trong sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng nhà<br />
nước đối với mọi hoạt động kinh doanh. Kể từ đầu năm 2015, Ngân hàng nhà<br />
nước yêu cầu Oceanbank tạm ngừng cấp tín dụng dưới mọi hình thức đối với<br />
mọi đối tượng khách hàng, khiến số lượng khách hàng của Oceanbank sụt giảm<br />
nghiêm trọng.<br />
Cuối năm 2015, 01 năm sau khi xảy ra biến cố, 06 tháng sau khi chuyển<br />
đổi mô hình sở hữu từ Ngân hàng TMCP sang Ngân hàng TM TNHH MTV có<br />
100% vốn của Nhà nước, Oceanbank được phép cấp tín dụng trở lại đối với<br />
Khách hàng cá nhân, tuy nhiên việc cấp tín dụng còn nhiều hạn chế do sự quản<br />
lý chặt chẽ của NHNN và lòng tin của khách hàng chưa được khôi phục. Trước<br />
thực tế đó, việc tìm kiếm những giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với khách<br />
hàng cá nhân tại NHTM TNHH MTV Đại Dương là rất cần thiết. Chính vì vậy,<br />
đề tài “Mở rộng tín dụng cá nhân tại NHTM TNHH MTV Đại Dương” đã được<br />
tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng khách hàng cá nhân<br />
và mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân trong hoạt động của NHTM.<br />
Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng khách hàng cá nhận tại NHTM<br />
<br />
TNHH MTV Đại Dương.<br />
Đề xuất các giải pháp mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM<br />
TNHH MTV Đại Dương trong giai đoạn hiện tại sau khi chuyển đổi mô hình sở hữu.<br />
3. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng cá nhân bao gồm cá nhân và hộ kinh<br />
doanh tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương<br />
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cấp tín dụng khách hàng cá nhân tại<br />
NHTM TNHH MTV Đại Dương.<br />
Thời gian nghiên cứu : Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN VÀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG<br />
CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1 Ngân hàng thƣơng mại và tín dụng cá nhân của NHTM<br />
1.1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại<br />
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng cá nhân<br />
Cũng giống như tín dụng ngân hàng nói chung, tín dụng cá nhân bao gồm<br />
nhiều hình thức như cho vay, bảo lãnh..Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và<br />
năng lực nghiên cứu, luận văn này tập trung chủ yếu nghiên cứu về nghiệp vụ<br />
cho vay KHCN. Do vậy, trong khuôn khổ của luận văn , thuật ngữ “ tín dụng<br />
khách hàng cá nhân “ hay “ tín dụng cá nhân “ có thể được hiểu tương đồng với<br />
thuật ngữ “ cho vay khách hàng cá nhân ”. Tín dụng cá nhân là hình thức cấp<br />
tín dụng mà trong đó NHTM đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử<br />
dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng trong một<br />
thời hạn nhất định phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích phục vụ đời sống<br />
hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Tín<br />
dụng cá nhân có một số đặc điểm sau:<br />
<br />
Tín dụng cá nhân đa dạng về nhu cầu vay vốn của khách hàng<br />
Tín dụng cá nhân đa dạng về sản phẩm dịch vụ vay vốn<br />
Tín dụng cá nhân có số lượng khoản vay lớn, quy mô khoản vay nhỏ.<br />
Thời hạn vay vốn linh hoạt<br />
Chi phí cho vay cao<br />
Lãi suất cho vay cao<br />
1.1.3 Các hình thức tín dụng cá nhân<br />
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, các khoản vay KHCN bao gồm<br />
hai hình thức: vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh.<br />
Căn cứ vào phương thức cho vay: phương thức cho vay có thể là cho<br />
vay từng lần, cho vay trả góp, thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay<br />
theo hình thức phát hành thẻ tín dụng.<br />
1.1.4 Rủi ro của hoạt động tín dụng cá nhân<br />
Rủi ro là nguy cơ xảy ra những sự kiện ngoài mong muốn, những sự cố<br />
gây ra những tác động bất lợi cho cá nhân hoặc tổ chức. Trong hoạt dộng Ngân<br />
hàng, những rủi ro này có thể làm cho Ngân hàng không đạt được những mục<br />
tiêu đã đề ra hoặc gây tổn thất về doanh thu hay uy tín …của Ngân hàng. Vậy<br />
nói chung, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là khả năng gây ra tổn<br />
thất cho ngân hàng. Một số những rủi ro chính có thể kể đến trong hoạt động<br />
tín dụng cá nhân tại các NHTM bao gồm:<br />
Rủi ro tín dụng khi thông tin bất cân xứng.<br />
Rủi ro hoạt động<br />
1.2 Nội dung lý thuyết về mở rộng tín dụng cá nhân<br />
1.2.1 Khái niệm về mở rộng tín dụng cá nhân<br />
Mục đích của việc mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân là nhằm gia tăng<br />
thu nhập ngân hàng thương mại, mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân nghĩa là<br />
tăng quy mô cho vay khách hàng cá nhân nhưng phải gắn với việc nâng cao chất<br />
lượng cho vay.<br />
<br />
1.2.2 Các tiêu chí phản ánh mức độ mở rộng tín dụng cá nhân tại các<br />
NHTM<br />
Hiện tại, không có chỉ tiêu tổng hợp nào phản ánh mức độ mở rộng tín<br />
dụng cá nhân, tuy nhiên nhìn chung các chỉ tiêu đánh giá này có thể kể đến bao<br />
gồm:<br />
Tăng trưởng dư nợ tín dụng KHCN<br />
Gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng KHCN trong tổng dư nợ tín dụng của<br />
NHTM<br />
Tăng thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng KHCN<br />
Gia tăng số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ<br />
Giảm tỷ lệ nợ xấu của dư nợ tín dụng KHCN<br />
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng<br />
thương mại<br />
Nhóm nhân tố khách quan<br />
- Nhân tố chính trị pháp luật: Môi trường chính trị ổn định là một yếu tố<br />
thuận lợi cho ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Môi trường<br />
chính trị ổn định thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghiệp nước<br />
ngoài yên tâm đầu tư , thúc đẩy nền kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của<br />
ngành Ngân hàng.<br />
- Nhân tố kinh tế: Tác động của môi trường kinh tế đối với hoạt động cho<br />
vay KHCN của NHTM là tác động thuận chiều, tức là khi nền kinh tế phát triển thì<br />
hoạt động cho vay KHCN cũng được mở rộng, cho vay KHCN sẽ bị thu hẹp khi<br />
nền kinh tế đi vào suy thoái hoặc trong giai đoạn khó khăn.<br />
- Nhân tố Văn hóa xã hội: Sự tác động của môi trường văn hoá xã hội có<br />
thể là tác động tích cực – kích thích sự phát triển hoặc tác động tiêu cực – hạn chế<br />
sự phát triển của của hoạt động tín dụng KHCN.<br />
- Nhân tố công nghệ: Công nghệ ngân hàng càng đa dạng, nhanh và thuận<br />
tiện, Ngân hàng càng thu hút được nhiều khách hàng hơn, điều này là điều kiện<br />
<br />
tiên quyết cho việc mở rộng hoạt động dịch vụ ngân hàng nói chung và mở rộng tín<br />
dụng KHCN nói riêng<br />
Nhóm nhân tố chủ quan<br />
- Quy mô của NHTM: Quy mô của NHTM được đánh giá qua các chỉ tiêu :<br />
Vốn tự có, tổng nguồn vốn (tổng tài sản) và mạng lưới các điểm giao dịch.<br />
-<br />
<br />
Tổ chức hoạt động tín dụng KHCN: tại các NHTM có tổ chức chuyên môn<br />
<br />
hoá trong hoạt động tín dụng KHCN thì hoạt động tín dụng KHCN cũng có nhiều<br />
cơ hội được mở rộng và phát triển hơn.<br />
-<br />
<br />
Trình độ công nghệ và quản lý<br />
<br />
-<br />
<br />
Chất lượng nguồn nhân lực<br />
<br />
-<br />
<br />
Hoạt động Marketing<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG CÁ<br />
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TNHH MTV ĐẠI DƢƠNG<br />
<br />
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dƣơng<br />
Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương, tên cũ là Ngân hàng TMCP Đại<br />
Dương được thành lập theo Quyết định số 257/QĐ – NH ngày 30/12/1993, giấy<br />
phép số 0048/QĐ – NH ngày 30/12/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt<br />
Nam. Tháng 05/2015 Ngân hàng Nhà nước công bố các Quyết định về việc<br />
chuyển đổi mô hình hoạt động của OceanBank thành mô hình Ngân hàng 100%<br />
vốn nhà nước, đổi tên thành Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên<br />
Đại Dương.<br />
2.2 Hoạt động của Oceanbank trong giai đoạn 2010-2016<br />
2.2.1 Hoạt động của Oceanbank giai đoạn 2010-2014<br />
Giai đoan này Oceanbank được biết đến là Ngân hàng hoạt động đầy đủ<br />
<br />