i<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Trong những năm gần đây, ngoại thương là lĩnh vực ưu tiên đặc biệt trong<br />
chính sách phát triển kinh tế nước ta. Ngoại thương được xem là nguyên liệu cho<br />
guồng máy kinh tế, tạo động lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất<br />
nước.<br />
Hoạt động ngoại thương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước đây chưa phát<br />
triển đúng với tiềm năng của nó. Một trong những nguyên nhân là sự thiếu hụt về<br />
nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu trong đó đặc biệt phải kể đến là<br />
nguồn tín dụng ngân hàng.<br />
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu không những mang lại lợi nhuận cho Ngân<br />
hàng mà còn tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Từ đó<br />
thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển.<br />
Nhận thức được điều đó, thời gian qua Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát<br />
triển Vĩnh Phúc luôn quan tâm đến việc phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất<br />
nhập khẩu và bước đầu đã thu được những thành quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh<br />
những thành quả đó, Ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn, hạn chế và cần có<br />
những giải pháp tăng cường mở rộng hoạt động này. Đây là lý do tác giả lựa chọn<br />
đề tài “Mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu<br />
tư và Phát triển Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu.<br />
Ngoài Lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được<br />
kết cấu theo 3 chương như sau:<br />
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về vấn đề mở rộng tín dụng tài trợ xuất<br />
nhập khẩu của Ngân hàng thương mại<br />
Chương 2. Thực trạng mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi<br />
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc<br />
Chương 3. Giải pháp tăng cường mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại<br />
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc<br />
<br />
ii<br />
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG TÀI<br />
TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHTM<br />
1.1. Tín dụng tài trợ XNK của NHTM<br />
Xuất phát từ hoạt động thực tiễn hiện nay hầu hết các đơn vị thực hiện hoạt<br />
động xuất nhập khẩu là các doanh nghiệp và ngân hàng chủ yếu phục vụ đối tượng<br />
này nên trong phạm vi luận văn này người viết chỉ đề cập đến quan hệ giữa ngân<br />
hàng và doanh nghiệp.<br />
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại là sự tài trợ của<br />
ngân hàng thương mại cho khách hàng thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng để<br />
phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.<br />
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất nhập khẩu trở thành vấn đề quan<br />
trọng. Sự ra đời của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một yêu cầu tất yếu khách<br />
quan, gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với nhau. Do<br />
đó, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại có ý nghĩa<br />
kinh tế quan trọng đối với chính bản thân ngân hàng và doanh nghiệp xuất nhập<br />
khẩu.<br />
Đối với ngân hàng: Tín dụng tài trợ XNK thúc đẩy sự phát triển hoạt động<br />
kinh doanh của Ngân hàng, không những góp phần tăng trưởng tín dụng chung mà<br />
còn tạo ra cơ hội cho ngân hàng cung cấp các dịch vụ liên quan. Tín dụng tài trợ<br />
XNK góp phần hạn chế rủi ro tín dụng, mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân<br />
hàng. Ngoài ra, thông qua tài trợ XNK, ngân hàng còn mở rộng được quan hệ với<br />
các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín ngân hàng trên trường<br />
quốc tế.<br />
Đối với doanh nghiệp: Tín dụng tài trợ XNK giúp doanh nghiệp XNK chủ<br />
động trong kinh doanh, tính toán chi phí, hiệu quả đạt được. Doanh nghiệp nhờ có<br />
khoản tín dụng tài trợ XNK có thể thực hiện thương vụ lớn, tiết kiệm chi phí. Việc<br />
xác định ngân hàng phục vụ mình cũng góp phần làm tăng uy tín của Doanh nghiệp<br />
trong quá trình đàm phán, thương lượng.<br />
Tín dụng tài trợ XNK bao gồm tín dụng tài trợ XK và tín dụng tài trợ NK.<br />
NHTM cấp tín dụng XK cho các doanh nghiệp XK dưới các hình thức như cho vay<br />
thông thường, cho vay trên cơ sở hối phiếu, cho vay trên cơ sở phương thức thanh<br />
<br />
iii<br />
toán nhờ thu, cho vay trên cơ sở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, bao<br />
thanh toán. NHTM cung cấp tín dụng cho nhà NK dưới các hình thức như cho vay<br />
mở thư tín dụng, chấp nhận hối phiếu, cho vay thấu chi...<br />
Quy trình tín dụng tài trợ XNK được bắt đầu từ khi cán bộ thuộc bộ phận<br />
quan hệ trực tiếp với khách hàng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán<br />
thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo các bước: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn,<br />
Thẩm định trước khi cho vay, Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng<br />
bảo đảm tiền vay, Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay, Thu nợ, lãi,<br />
phí và xử lý phát sinh, Thanh lý hợp đồng tín dụng.<br />
1.2. Mở rộng Tín dụng tài trợ XNK<br />
Quan điểm về mở rộng tín dụng tài trợ XNK: Mở rộng Tín dụng tài trợ XNK<br />
của NHTM là một thuật ngữ phản ánh sự tăng trưởng về quy mô và hiệu quả tín<br />
dụng trong lĩnh vực XNK. Mở rộng tín dụng tài trợ XNK một cách hiệu quả là tăng<br />
trưởng quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng XNK.<br />
Có nhiều chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng tài trợ XNK. Tuy nhiên trong<br />
phạm vi bài viết, tác giả chỉ đưa ra một số tiêu chí cơ bản để đánh giá dưới góc độ<br />
của NHTM, bao gồm các chỉ tiêu định tính và định lượng.<br />
Chỉ tiêu định tính: tuân thủ quy trình cấp tín dụng, thời gian xét duyệt khoản<br />
vay, mức độ hài lòng của doanh nghiệp XNK.<br />
Các chỉ tiêu định lượng: Tổng dư nợ tín dụng tài trợ XNK và tốc độ tăng<br />
trưởng dư nợ tín dụng XNK; Dư nợ tín dụng tài trợ XNK/tổng dư nợ; Dư nợ tín<br />
dụng XNK quá hạn/tổng dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu và tỷ lệ dư nợ TD tài trợ<br />
XNK xấu/ tổng dư nợ TD tài trợ XNK; Tỷ lệ dư nợ tín dụng tài trợ XNK có tài sản<br />
bảo đảm/ tổng dư nợ tín dụng tài trợ XNK; Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín<br />
dụng tài trợ XNK; Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tài trợ XNK/tổng lợi nhuận từ<br />
hoạt động tín dụng.<br />
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng tín dụng tài trợ XNK của NHTM<br />
Các nhân tố từ phía ngân hàng được xem là các nhân tố chủ quan, bởi nó là<br />
yếu tố nội tại trong ngân hàng và có tác động một cách trực tiếp đến quy mô hoạt<br />
động ngân hàng nói chung và sự mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ XNK nói riêng.<br />
Các nhân tố này bao gồm: chính sách tín dụng, công tác huy động vốn, công tác tổ<br />
<br />
iv<br />
chức của ngân hàng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, qui trình nghiệp vụ tín<br />
dụng, hoạt động, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, trang thiết bị và sự phối hợp giữa các<br />
phòng ban liên quan...<br />
Các nhân tố từ phía khách hàng có vai trò hết sức quan trọng trong việc mở<br />
rộng tín dụng nói chung và tín dụng tài trợ XNK nói riêng bởi khách hàng là những<br />
người trực tiếp sử dụng các khoản tín dụng để đưa vào sản xuất kinh doanh và thực<br />
hiện chi trả cho ngân hàng. Một khoản tín dụng chỉ gọi là có chất lượng khi mà nó<br />
được khách hàng sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Để đạt được điều đó bản<br />
thân khách hàng cũng cần phải chú trọng đến nhiều khía cạnh khác nhau như: trình<br />
độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp,<br />
mô hình hoạt động sản xuất và mạng lưới tiêu thụ, khả năng tài chính... Bên cạnh các<br />
nhân tố từ phía ngân hàng và khách hàng, còn có các nhân tố khác thuộc về môi<br />
trường kinh tế và pháp lý tác động tới sự mở rộng tín dụng tài trợ XNK như: vấn đề<br />
tỉ giá, nhân tố lãi suất, lạm phát, văn bản pháp luật, …<br />
<br />
v<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK<br />
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC<br />
2.1. Giới thiệu chung về BIDV Vĩnh Phúc<br />
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc được thành lập từ<br />
01/1997, là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngành có truyền thống hoạt động hơn 50 năm trong lĩnh vực ngân hàng. BIDV Vĩnh<br />
Phúc là một trong các chi nhánh ngân hàng có số lượng khách hàng lớn nhất so với<br />
các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.<br />
Tính đến 30/6/2010, tổng tài sản của BIDV Vĩnh Phúc đạt 1,893 tỷ đồng;<br />
tổng nguồn vốn huy động: 1.366,7 tỷ đồng; tổng dư nợ: 1,545 tỷ đồng, chiếm 9,42%<br />
thị phần tín dụng trên địa bàn. BIDV Vĩnh Phúc có mạng lưới của bao gồm 01 Hội<br />
sở chính, 03 Phòng giao dịch, 01 Quỹ tiết kiệm trực thuộc, 07 Điểm giao dịch tự<br />
động ATM và 93 cán bộ nhân viên ngân hàng. Các loại hình sản phẩm dịch vụ cho<br />
khách hàng ngày càng đa dạng.<br />
2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng tài trợ XNK tại BIDV Vĩnh Phúc<br />
Cuối năm 2009, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành quy<br />
trình áp dụng cho tín dụng tài trợ XNK. Trước đó, việc cho vay XNK của BIDV nói<br />
chung và BIDV Vĩnh Phúc nói riêng vẫn được thực hiện theo qui trình tín dụng<br />
chung của ngân hàng.<br />
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung vào<br />
các lĩnh vực: Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng XK; Tài trợ<br />
vốn trong thanh toán hàng XK; Mở L/C nhập khẩu; Nhờ thu nhập khẩu; Chuyển<br />
tiền.<br />
Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng thương mại, hoạt động tín<br />
dụng tài trợ XNK của BIDV Vĩnh Phúc đã được mở rộng cả về quy mô và nâng cao<br />
về chất lượng.<br />
Lãi thuần từ hoạt động tín dụng tài trợ XNK tăng qua các năm và ngày càng<br />
chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của BIDV.<br />
<br />