TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƢƠNG 1: CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CÁ<br />
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thƣơng mại<br />
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động<br />
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng<br />
2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận<br />
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số<br />
các nghiệp vụ sau đây:<br />
a) Nhận tiền gửi;<br />
b) Cấp tín dụng;<br />
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản<br />
1.2 Công tác chăm sóc khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại<br />
Công tác chăm sóc khách hàng cá nhân của NHTM là tập hợp các chủ trương, biện<br />
pháp, công cụ của nhà quản trị Ngân hàng tác động đến đối tượng khách hàng cá nhân,<br />
nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định của Ngân hàng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách<br />
hàng cá nhân, mở rộng thị phần, nâng cao uy tín, hình ảnh của Ngân hàng trên phân đoạn<br />
thị trường khách hàng cá nhân.<br />
Công tác khách hàng cá nhân của NHTM hướng tới các mục tiêu: Đáp ứng tốt nhu<br />
cầu cao và ngày càng gia tăng của khách hàng cá nhân, gia tăng lợi ích cho khách hàng;<br />
gia tăng thị phần dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường;<br />
thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính đồng bộ, chuyên nghiệp trong hoạt động cung cấp<br />
sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân.<br />
Tuỳ vào nhu cầu mong muốn của khách hàng mà ngân hàng có những hoạt động<br />
cụ thể để phục vụ tốt nhất. Tuy nhiên, việc thực hiện một chương trình chăm sóc khách<br />
hàng còn phụ thuộc vào khả năng của Ngân hàng (nguồn lực tài chính, nhân sự...) có<br />
nghĩa là phải đảm bảo kế hoạch chăm sóc khách hàng có tính khả thi.<br />
<br />
1.3 Chất lƣợng công tác chăm sóc khách hàng cá nhân<br />
Chất lượng công tác chăm sóc khách hàng là khả năng đáp ứng những yêu cầu của<br />
khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với sự mong đợi của khách hàng khi sử<br />
dụng dịch vụ đó. Hay nói cách khác là tất cả những lợi ích tăng thêm mà ngân hàng cung<br />
cấp cho khách hàng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đã cung cấp, củng cố<br />
lòng tin và mở rộng quan hệ lâu dài với khách hàng chính là đã tạo nên sự hài lòng cho<br />
khách hàng.<br />
Phương pháp đo lường sự chất lượng công tác chăm sóc khách hàng dựa vào các<br />
tiêu chi là dựa trên những nội dụng nghiên cứu của Parasuraman, thiết lập bảng hỏi, thông<br />
qua điều tra khảo sát mà ngân hàng có thể đo lường được mức độ hài lòng của khách hàng.<br />
Nếu kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thực tế trải nghiệm của khách hàng không cao hơn kì<br />
vọng mà khách hàng mong muốn thì khách hàng đã không hài lòng với chất lượng dịch vụ.<br />
Còn nếu kết quả mà họ nhận được tương xứng với kì vọng của khách hàng thì khách hàng<br />
đã hài lòng với sản phẩm ngân hàng cung cấp. Ngoài ra còn dựa trên số lượng khách hàng,<br />
tăng trưởng huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận từ hoạt động bán lẻ của ngân<br />
hàng.<br />
1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác chăm sóc khách hàng cá<br />
nhân<br />
Nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngoài Ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt<br />
động kinh doanh bên ngoài ngân hàng mà ngân hàng không thể kiểm soát được. Công tác<br />
khách hàng cá nhân của NHTM chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như: môi<br />
trường pháp lý, môi trường kinh tế, yếu tố tâm lý, thói quen của người tiêu dùng, đối thủ<br />
cạnh tranh trên thị trường,… Trong đó, yếu tố về môi trường pháp lý và môi trường kinh<br />
tế có ảnh hưởng rõ nét nhất đến công tác chăm sóc khách hàng cá nhân của một NHTM.<br />
Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về phía nội tại của Ngân hàng, tác động<br />
trực tiếp tới công tác chăm sóc khách hàng cá nhân của NHTM. Phải kể đến đó là: định<br />
hướng và chiến lược phát triển của ngân hàng; hình ảnh và uy tín của Ngân hàng trên thị<br />
trường; cơ sở hạ tầng và công nghệ; trình độ của đội ngũ nhân viên;…<br />
<br />
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG<br />
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –<br />
CN HÀ NỘI<br />
2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi<br />
nhánh Hà Nội<br />
Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội (tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát<br />
triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội ngày nay) được thành lập ngày 27/5/1957, ngay sau<br />
khi thành lập Hội sở chính, là một trong những chi nhánh đầu tiên , là “anh cả”trong hệ<br />
thống BIDV với chức năng chính lúc này là nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước để tiến<br />
hành thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành và cho vay đầu tư trong lĩnh vực<br />
xây dựng cơ bản.<br />
Quá trình phát triển 57 năm, BIDV Hà Nội ngày càng củng cố, tăng cường quy mô<br />
hoạt động. Từ chi nhánh đã thực hiện thành công việc chia tách, đầu mối thành lập một<br />
số chi nhánh trên địa bàn như: Chi nhánh Nam Hà Nội, Bắc Hà Nội, Đông Hà Nội, Tây<br />
Hồ, Thanh Xuân, Đống Đa, Hồng Hà... góp phần mở rộng mạng lưới hoạt động của hệ<br />
thống BIDV, đồng thời cũng tạo điều kiện để cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo hướng tinh<br />
gọn hơn, tạo tiền đề thuận lợi cho tăng trưởng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất<br />
lao động.<br />
Hiện nay, chi nhánh có 240 cán bộ nhân viên, với mạng lưới gồm 05 phòng Quản<br />
lý khách hàng, 09 phòng chức năng đặt tại trụ sở chi nhánh và 05 phòng giao dịch, trên<br />
địa bàn quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. So với trước khi chia tách<br />
chi nhánh, số lượng phòng giao dịch đã giảm đáng kể nhưng vẫn đảm bảo thực hiện kế<br />
hoạch kinh doanh của chi nhánh Hà Nội.<br />
BIDV Hà Nội là một trong những chi nhánh chủ lực của hệ thống BIDV, có quy<br />
mô tổng tài sản tương đối lớn. Đến thời điểm 30/6/2016 tổng tài sản lập đỉnh 27,906 tỷ<br />
đồng, tăng 5,736 tỷ tức 26% so với thời điểm 31/12/2015. Hoạt động HDV có sự đột<br />
phá, HĐV thời điểm 30 6 2016 đạt 27,288 tỷ đồng, hoàn thành 123% kế hoạch quý II<br />
năm 2016, tăng 6,089 tỷ đồng xấp xỉ 29% so với đầu năm, cao gấp 2.2 lần so với tốc độ<br />
<br />
tăng trưởng của hệ thống (13,1%). Quy mô HDV đứng thứ 2 hệ thống. Dư nợ tín dụng<br />
cuối kì đạt 8,417 tỷ đồng, trong đó dư nợ TCKT đạt 7,813 tỷ đồng chiếm tới 93% tổng dư<br />
nợ. Dư nợ tín dụng thời điểm 30/6/2016 tăng 1,021 tỷ động xấp xỉ 14% so với đầu năm (<br />
tốc độ tăng trưởng của hệ thống là 9.8% hoàn thành 103% kế hoạch quý II/2016. Công<br />
tác phát triển khách hàng đã được làm tốt trên cả 2 khối bán buôn và bán lẻ, chi nhánh đã<br />
phát triển được rất nhiều khách hàng HDV và tín dụng, tạo bước phát triển bền vững<br />
trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.<br />
2.1 Thực trạng chất lƣợng chăm sóc khách hàng cá nhân tại Ngân hàng<br />
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – CN Hà Nội.<br />
Nghiên cứu chất lượng công tác chăm sóc khách hàng có thể thông qua các tiêu<br />
chí sau:<br />
Mức độ thỏa mãn các yêu cầu của tất cả khách hàng và sự hài lòng của khách<br />
hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân của BIDV<br />
“Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua 2 phương pháp: nghiên cứu định tính<br />
và nghiên cứu định lượng. Mục đích của nghiên cứu định tính dùng để khám phá các yếu<br />
tố tác động đến chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của khách hàng để hiệu chỉnh bổ<br />
sung tiêu chí cho phù hợp với đặc thù khách hàng cá nhân tại chi nhánh, qua đó xây dựng<br />
các tiêu chí để đưa vào thiết lập bảng hỏi. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua<br />
thảo luận nhóm chuyên đề với các chuyên gia trong ngành ngân hàng, các khách hàng lâu<br />
năm thân thiết với chi nhánh. Kết quả của nghiên cứu này để xây dựng một bảng hỏi<br />
phỏng vấn chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng.”<br />
ơSau khi tiến hành nghiên cứu định tính, 5 tiêu chí của bảng hỏi nghiên cứu về<br />
chất lượng chăm sóc khách hàng cá nhân tại chi nhánh được đồng tình và có thể dùng cho<br />
nghiên cứu tiếp theo”: Sự tin cậy, Hiệu quả phục vụ, Tính hữu hình, sự đảm bảo, sự cảm<br />
thông.<br />
“Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng<br />
tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu<br />
này khảo sát trực tiếp khách hàng nhằm thu thập dữ liệu khảo sát. Đối tượng khách hàng<br />
<br />
khảo sát là khách hàng của BIDV Chi nhánh Hà Nội, bao gồm khách hàng tại hội sở chi<br />
nhánh và 5 phòng giao dịch trực thuộc với 300 bảng hỏi được phát ra. “Đối với công tác<br />
chăm sóc khách hàng qua phỏng vấn và khảo sát, ta có 5 thành phần bao gồm 30 biến.<br />
Các biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp<br />
xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn là càng đồng ý. ( 1- hoàn toàn không đồng ý, 2- không<br />
đồng ý, 3- bình thường, 4- đồng ý, 5- hoàn toàn đồng ý).<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 chỉ tiêu dưới mức nhu cầu của khách hàng nằm<br />
trong tiêu chí độ tin cậy, tính hữu hình và hiệu quả phục vụ.<br />
Số lượng khách hàng<br />
Tốc độ và quy mô tăng trưởng nền khách hàng cá nhân của BIDV đã đạt được<br />
những thành tích đáng kể trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thị trường ngân hàng nội địa<br />
và quốc tế. Đây có thể coi là thành công của công tác chăm sóc khách hàng cá nhân mà<br />
BIDV hướng tới.<br />
Huy động vốn dân cư<br />
Trong huy động vốn từ dân cư, xét huy động của vốn cụ thể theo từng phân đoạn<br />
khách hàng giúp đánh giá đúng hiệu quả đạt được khi áp dụng các công tác chăm sóc<br />
khách hàng khác nhau cho từng phân nhóm, để sau đó có những điều chỉnh hợp lý giúp<br />
gia tăng quy mô, tiết kiệm chi phí từ đó tăng lợi nhuận kinh doanh ngân hàng.<br />
Hoạt động tín dụng<br />
Qua 3 năm tập trung phát triển lĩnh vực dịch vụ khách hàng cá nhân, thực hiện<br />
công tác chăm sóc khách hàng dành riêng cho đối tượng khách hàng dân cư, dư nợ bán lẻ<br />
của BIDV Hà Nội đã có bước biến chuyển theo chiều hướng thuận lợi. Tuy gần đạt mức<br />
20% là dư nợ bán lẻ nhưng để đạt mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ<br />
hàng đầu với dư nợ bán lẻ đạt từ 35% đến 40% tổng dư nợ thì công việc BIDV Hà Nội<br />
phải làm còn rất nhiều, nhất là trong điều kiện phát triển tín dụng khó khăn như giai đoạn<br />
hiện nay.<br />
Lợi nhuận từ hoạt động bán lẻ<br />
Hoạt động bán lẻ đã dần khẳng định được vị trí của nó trong tổng thể chiến lược<br />
<br />