i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Để tiến hành đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, nhận thấy điểm mạnh,<br />
điểm yếu và cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc ra quyết định tài chính của lãnh<br />
đạo doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên, nhà đầu tư và một số chủ thể khác, ta tiến<br />
hành phân tích tài chính doanh nghiệp.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính, các doanh nghiệp<br />
niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành phân<br />
tích tài chính. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng phân tích tài<br />
chính chưa cao, phân tích tài chính nhiều khi vẫn chưa là công cụ trợ giúp cho việc<br />
ra quy định tài chính. Nhằm đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính của doanh<br />
nghiệp để đưa ra các quy định đúng đắn trong chiến lược phát triển của mình, nâng<br />
cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp bách.<br />
Vì lý do đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Nâng cao chất lượng phân<br />
tích tài chính đối với các doanh nghiệp niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng<br />
khoán Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế.<br />
<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG<br />
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT<br />
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN<br />
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.<br />
1.1.1 Đặc điểm các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng<br />
khoán.<br />
Doanh nghiệp niêm yết là những doanh nghiệp có đủ điều kiện để đưa cổ<br />
phiếu ra giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung (sở giao dịch hoặc trung<br />
tâm giao dịch chứng khoán).<br />
<br />
ii<br />
<br />
Mỗi nước có một quy định riêng về điều kiện niêm yết. Tuy nhiên, để niêm<br />
yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung, doanh nghiệp phải đảm bảo<br />
các yêu cầu sau:<br />
- Về qui mô vốn: doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu<br />
ban đầu, và phải đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất định về vốn cổ phần do công<br />
chúng nắm giữ và số lượng công chúng tham gia.<br />
- Về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: doanh nghiệp được thành lập<br />
và hoạt động trong vòng một thời gian nhất định (thường khoảng từ 3 đến 5 năm).<br />
- Về đội ngũ quản lý doanh nghiệp: doanh nghiệp phải có đội ngũ quản lý tốt, có<br />
đủ năng lực và trình độ quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh<br />
nghiệp.<br />
- Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: doanh nghiệp phải làm ăn có lãi với mức lợi<br />
nhuận không thấp hơn mức qui định và trong một số năm liên tục nhất định (thường<br />
từ 2-3 năm).<br />
- Về tính khả thi của dự án: doanh nghiệp phải có dự án khả thi trong việc sử dụng<br />
nguồn vốn huy động được.<br />
<br />
1.1.2 Hoạt động tài chính doanh nghiệp niêm yết.<br />
Doanh nghiệp niêm yết phải xử lý các quan hệ tài chính thông qua phương<br />
thức giải quyết ba vấn đề quan trọng sau:<br />
- Nên đầu tư vào đâu và bao nhiêu cho thích hợp với loại hình sản xuất kinh doanh<br />
của doanh nghiệp. Đây là chiến lược đầu tư và là cơ sở cho dự toán vốn đầu tư.<br />
- Huy động nguồn vốn ở đâu, nguồn vốn đầu tư có thể khai thác là nguồn nào.<br />
Doanh nghiệp niêm yết có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc<br />
bằng cách vay nợ.<br />
- Quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào. Đây là các quyết định tài<br />
chính ngắn hạn và liên quan chặt chẽ tới quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp.<br />
<br />
iii<br />
<br />
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp niêm yết.<br />
Phân tích tài chính là quá trình thu thập và xử lý các dữ liệu và sự kiện tài<br />
chính thông qua các kỹ thuật và công cụ thích hợp để tạo ra thông tin tài chính có<br />
giá trị nhằm rút ra các kết luận hoặc ra các quyết định tài chính. Nói ngắn gọn, phân<br />
tích tài chính là một quá trình bao gồm bốn khâu căn bản: (1) Thu thập dữ liệu, (2)<br />
Phân tích và xử lý dữ liệu thu thập được, (3) Tạo ra thông tin tài chính, và (4) Kết<br />
luận hoặc ra quyết định tài chính.<br />
<br />
- Phân tích bảng cân đối kế toán: bao gồm phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu<br />
vốn cũng như phân tích diễn biến nguồn và sử dụng nguồn vốn.<br />
- Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh: phân tích mối liên hệ và đặc điểm<br />
của các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời so sánh chúng qua một<br />
số kỳ kế toán liên tiếp với số liệu trung bình ngành để đánh giá xu hướng thay đổi<br />
của các chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp<br />
khác.<br />
- Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính doanh nghiệp.<br />
Khả năng thanh toán: đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của<br />
doanh nghiệp.<br />
Khả năng cân đối vốn: phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như<br />
khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.<br />
Khả năng hoạt động<br />
: đánh giá việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.<br />
Khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của doanh<br />
nghiệp.<br />
Khả năng tăng trưởng: cho thấy triển vọng của doanh nghiệp trong dài hạn<br />
<br />
iv<br />
<br />
Giá trị thị trường: giá trị tương lai của doanh nghiệp phụ thuộc vào kỳ vọng của<br />
thị trường. Các tỷ số giá trị thị trường phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư dành<br />
cho cổ đông.<br />
<br />
1.3 Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.<br />
1.3.1 Khái niệm chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.<br />
“Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp được thể hiện qua một tập hợp<br />
các chỉ tiêu đáp ứng yêu cầu đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh<br />
nghiệp, từ đó nhà quản lý đưa ra được các quyết định tài chính một cách đúng đắn”.<br />
<br />
1.3.2 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính.<br />
- Thời gian phân tích: Thời gian phân tích càng ngắn sẽ giúp doanh nghiệp có thể<br />
nhanh chóng có được những điều chỉnh kịp thời về mặt tài chính để có thể nắm bắt<br />
được cơ hội kinh doanh. Mặt khác, thời gian phân tích ngắn sẽ phản ánh được trình<br />
độ cán bộ phân tích tốt, chất lượng thu thập và xử lý thông tin cao.<br />
- Chi phí phân tích: Chi phí phân tích cũng là một bộ phận của chi phí doanh<br />
nghiệp. Chi phí phân tích quá cao là gánh nặng cho doanh nghiệp, sẽ làm giảm lợi<br />
nhuận của doanh nghiệp.<br />
- Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp: làm cơ sở cho việc<br />
ra các quyết định.<br />
- Cung cấp thông tin ra bên ngoài: Đối với doanh nghiệp niêm yết, các báo<br />
cáo phân tích tài chính ngoài việc bổ trợ cho việc ra các qđ tài chính của doanh<br />
nghiệp còn phải phục vụ cho yêu cầu cung cấp thông tin của cho công chúng.<br />
Do đó, đòi hỏi phân tích tài chính phải hợp chuẩn và góp phần nâng cao hình<br />
ảnh của doanh nghiệp trong con mắt của các nhà quản lý và nhà đầu tư<br />
<br />
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích.<br />
Bao gồm các nhân tố bên trong doanh nghiệp như: chất lượng thông tin sử<br />
dụng cho phân tích, phương pháp phân tích, trình độ cán bộ phân tích, quy trình<br />
<br />
v<br />
<br />
phân tích; cũng như các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp như: môi trường pháp lý<br />
và các chỉ số liên quan tới trung bình ngành.<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH<br />
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI<br />
TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH<br />
Để hiểu được thực trạng quản lý tài chính doanh nghiệp, tác giả tiến hành một<br />
cuộc điều tra với 100 doanh nghiệp trong tổng số 106 doanh nghiệp đang được niêm<br />
yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tại thời điểm<br />
cuối tháng 10 năm 2006. Có thể nói đây là những doanh nghiệp có tình hình tài<br />
chính tốt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được niêm yết tại Sở. Cũng có thể nhận<br />
thấy đó là các doanh nghiệp có mối quan tâm tới tài chính một cách đầy đủ hơn.<br />
Trong 100 phiếu điều tra được gửi đi có nhận lại được 89 phiếu, 63 phiếu đầy<br />
đủ tiêu chuẩn để có thể đưa vào làm dữ liệu đánh giá, 16 phiếu lỗi vì thiếu thông tin<br />
cần điền.<br />
Theo những kết quả điều tra cho thấy:<br />
-<br />
<br />
Thời gian phân tích: các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng nhiều vào công<br />
<br />
tác phân tích tài chính doanh nghiệp cũng như chưa tiến hành phân tích một cách<br />
thường xuyên. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ tiến hành phân tích tài chính một năm<br />
một lần vào cuối mỗi năm tài chính. Quy trình phân tích được thực hiện một cách<br />
nhanh chóng và thông tin của doanh nghiệp chủ yếu là do các báo cáo tài chính năm<br />
cung cấp.<br />
Các doanh nghiệp chưa xây dựng được cho mình những mô hình phân tích<br />
chuyên sâu làm cơ sở cho việc ra những quyết định mang tính chất đơn lẻ cũng như<br />
mang tính thời điểm chiến thuật hay trong giai đoạn chiến lược. Do vậy, có thể nhận<br />
<br />