intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tân Hồng

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

74
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng hộ gia đình và cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Tân Hồng. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Tân Hồng đến năm 2020

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tân Hồng

TÓM TẮT ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SỸ<br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng trong thời gian qua chủ yếu là cho vay hộ gia<br /> đình và cá nhân sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động tín dụng đem lại<br /> nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, nhất là đối với các NHTM hoạt động trên địa bàn<br /> nông thôn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Tân<br /> Hồng.<br /> Song, hoạt động tín dụng ngân hàng vẫn còn những hạn chế và những rủi ro tiềm ẩn.<br /> Ngân hàng trong “quá trình" chạy đua tìm kiếm khách hàng là vô cùng khó khăn.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về chất lượng tín dụng của Ngân hàng.<br /> Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng hộ gia đình và cá nhân tại Ngân hàng Nông<br /> nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Tân Hồng.<br /> Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình và cá nhân<br /> trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi<br /> nhánh huyện Tân Hồng đến năm 2020.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: là chất lượng tín dụng hộ gia đình và cá nhân của Ngân hàng<br /> Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Tân Hồng.<br /> Phạm vi nghiên cứu: thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong khoảng<br /> thời gian từ năm 2010 đến năm 2014 và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng<br /> tín dụng hộ gia đình và cá nhân giai đoạn 2016 – 2020.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Đề tài áp dụng phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích số liệu để nghiên cứu đề<br /> tài.<br /> <br /> 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu cho đến nay<br /> Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng.<br /> Các luận văn dựa vào thực trạng của từng ngân hàng để nghiên cứu phân tích và<br /> đưa ra giải pháp áp dụng cho ngân hàng của mình.<br /> Phần lớn các đề tài dựa trên cơ sở dử liệu thứ cấp tại đơn vị nên chưa có tính<br /> khách quan cao.<br /> 6. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài các trang bìa, phụ bìa, mục lục, tài liệu tham khảo, phần mở đầu, kết luận,<br /> luận văn được kết cấu gồm 3 chương:<br /> - Chương 1: Lý luận chung về chất lượng tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng<br /> thương mại.<br /> - Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp<br /> và Phát triển Nông thôn huyện Tân Hồng.<br /> - Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình và cá nhân<br /> tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Tân<br /> Hồng.<br /> CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT<br /> ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> 1.1 Tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại<br /> Tín dụng ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ tin<br /> cậy lẫn nhau trong việc vay và cho vay giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các<br /> pháp nhân và cá nhân, thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi.<br /> 1.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tín dụng<br /> Thứ nhất, nâng cao chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho các ngân hàng đảm bảo an<br /> toàn vốn, tài sản của mình cũng như của khách hàng gửi tiền.<br /> Thứ hai, nâng cao chất lượng tín dụng thì mới nâng cao được hiệu quả hoạt động<br /> kinh doanh ngân hàng.<br /> <br /> Thứ ba, nâng cao chất lượng tín dụng là để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho nền<br /> kinh tế và thực hiện đầy đủ chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại.<br /> 1.3 Chất lƣợng tín dụng ngân hàng<br /> Bản chất tín dụng là mối quan hệ giữa người vay và người cho vay, liên quan đến<br /> nhiều chủ thể kinh tế có vai trò cực kỳ to lớn trong nền kinh tế.<br /> Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh sức mạnh cạnh tranh, sự<br /> thích nghi của ngân hàng với môi trường bên ngoài để ngân hàng có thể tồn tại và phát<br /> triển. Chất lượng tín dụng là mức độ thỏa mãn nhu cầu và hiệu quả của nền kinh tế, của<br /> người đi vay và người cho vay trong quan hệ tín dụng.<br /> 1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng<br /> Nhân tố bên ngoài, bao gồm các nhân tố kinh tế, xã hội và pháp lý.<br /> Nhân tố bên trong, bao gồm các nhân tố chính sách tín dụng, công tác tổ chức của<br /> ngân hàng, chất lượng nhân sự, quy trình tín dụng, thông tin tín dụng và kiểm soát nội bộ.<br /> 1.5 Những bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng tín dụng từ một số<br /> nƣớc trong khu vực<br /> Qua kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng từ một số ngân hàng trong nước<br /> và của các nước Indonesia, Thái Lan; để mở rộng tín dụng, luận văn rút ra 8 bài học kinh<br /> nghiệm như sau:<br /> - Một là, đặc biệt quan tâm đến công tác huy động vốn, chăm sóc nguồn vốn và<br /> nâng cao tỷ lệ khả năng tự cân đối vốn qua từng năm.<br /> - Hai là, tăng trưởng tín dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện từng địa phương trong<br /> từng thời kỳ. Biết chọn đúng lợi thế của mình, chọn lọc đúng đối tượng đầu tư để phát<br /> triển có hiệu quả.<br /> - Ba là, có chiến lược khách hàng phù hợp, cần coi trọng xây dựng chiến lược khách<br /> hàng, đặc biệt là kinh doanh tín dụng, chiến lược khách hàng đảm bảo thu hút ngày càng<br /> tăng số lượng khách hàng.<br /> - Bốn là, luôn tìm cách đa dạng hóa dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng Ngân<br /> <br /> hàng, trên cơ sở chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao công tác thẩm định.<br /> - Năm là, thực hiện tốt việc phân loại, thu hồi nợ và xử lý nợ rủi ro.<br /> - Sáu là, có chính sách lãi suất linh hoạt, mềm dẽo và áp dụng hiệu quả đối với từng<br /> phân khúc khách hàng, huy động vốn, dư nợ, khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm<br /> năng.<br /> - Bảy là, mạnh dạn triển khai cho vay qua tổ nhóm có liên đới trách nhiệm, mỗi<br /> nhóm có từ 15 đến 30 thành viên tham gia.<br /> - Tám là, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền để<br /> củng cố vị thế, hỗ trợ xử lý nợ, mở rộng khách hàng và tăng thêm nguồn vốn nhất là các<br /> nguồn vốn nhận ủy thác của Chính phủ.<br /> CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG<br /> NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TÂN<br /> HỒNG<br /> 2.1 Khái quát về Agribank Chi nhánh huyện Tân Hồng<br /> Agribank Chi nhánh huyện Tân Hồng được thành lập theo Quyết định số: 340/QĐNHNo-02 ngày 19 tháng 06 năm 1998 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp và<br /> Phát triển Nông Thôn Việt Nam. Agribank Tân Hồng là chi nhánh loại 3 trực thuộc<br /> Agribank Đồng Tháp có trụ sở tại số 321 Nguyễn Huệ, Thị trấn Sa Rài, Huyện Tân<br /> Hồng, Tỉnh Đồng Tháp.<br /> Bộ máy tổ chức gồm: Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng Kế toán<br /> ngân quỹ và Phòng Hành chánh Nhân sự.<br /> Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Tân Hồng thực hiện các nghiệp vụ cổ<br /> truyền của ngân hàng là các hoạt động tín dụng, thanh toán, đồng thời mở rộng sản phẩm<br /> mới trong kinh doanh như: Các nghiệp vụ bảo lãnh, chuyển tiền nhanh, Đại lý bảo hiểm<br /> ….<br /> <br /> 2.2 Đánh giá chung về chất lƣợng tín dụng tại Agribank Tân Hồng<br /> 2.2.1 Những kết quả đạt đƣợc<br /> Tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp và có xu hướng giảm dần cả về tỷ lệ lẫn số tuyệt đối.<br /> Quy mô tín dụng hàng năm đều tăng và đáp ứng được một phần lớn nhu cầu vốn tại<br /> địa phương.<br /> Chi nhánh đã có hướng chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực hơn.<br /> Chất lượng các sản phẩm tín dụng được khách hàng đánh giá khá cao.<br /> 2.2.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân<br /> 2.2.2.1 Những mặt hạn chế<br /> Một là, cơ cấu tín dụng chưa hợp lý, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung – dài hạn còn<br /> thấp và nguồn vốn tại chỗ huy động chưa cân đối.<br /> Hai là, Ngân hàng vẫn chưa có chiến lược đa dạng các hình thức cho vay.<br /> Ba là, trình độ cán bộ chuyên môn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu.<br /> Bốn là, chất lượng các sản phẩm tín dụng ở một số mặt chưa đáp ứng được mong<br /> muốn của khách hàng.<br /> 2.2.2.2 Nguyên nhân<br /> - Nguyên nhân từ phía ngân hàng<br /> + Số lượng cán bộ tín dụng của Chi nhánh còn thiếu, phó phòng tín dụng phải kiêm<br /> nhiệm luôn chức danh cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn cho nên sự chuyên môn trong<br /> công việc chưa cao.<br /> + Cán bộ tín dụng trẻ và chủ yếu được tuyển từ cấp trên đưa về do vậy trình độ<br /> nghiệp vụ còn yếu, thiếu hiểu biết về khách hàng, khả năng thu thập và phân tích thông<br /> tin còn hạn chế nên không đánh giá đúng triển vọng của dự án dẫn đến việc đưa ra quyết<br /> định sai lầm hoặc bỏ lỡ một số cơ hội trong kinh doanh.<br /> + Việc phân công nhiệm vụ trong công tác tín dụng chưa có sự chuyên môn hóa nên<br /> việc thẩm định khách hàng và dự án đạt hiệu quả chưa cao.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2