-i-<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Hiện nay, phần lớn các NHTM Việt Nam đang hoạt động như một ngân hàng tập<br />
hợp các chi nhánh, chưa kinh doanh đa năng, sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, công<br />
nghệ chưa đủ, chưa đồng bộ, chưa có nhiều kết nối với nhau và liên kết với khách<br />
hàng; các công ty kinh doanh phi ngân hàng chưa nhiều. Do vậy, hoạt động kinh<br />
doanh Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến các rủi ro trở thành các yếu tố<br />
thường trực, luôn đe doạ đến an toàn trong hoạt động của các NHTM ở nước ta. Việc<br />
tìm các giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động của các NHTM đã trở thành vấn đề bức xúc,<br />
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh cũng<br />
không là ngoại lệ.<br />
Từ lý do trên, tác giả luận văn chọn đề tài "Nâng cao công tác quản trị rủi ro tại<br />
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh" làm mục tiêu<br />
nghiên cứu, nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc, đồng thời mang ý nghĩa lâu dài.<br />
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại<br />
NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh, rút ra những kết quả đạt được, các tồn tại và nguyên<br />
nhân gây nên tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT tỉnh<br />
Bắc Ninh thời gian tới.<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu ba loại rủi ro chủ<br />
yếu: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.<br />
Phương pháp chủ đạo thực hiện luận văn là phép duy vật biện chứng và duy vật<br />
lịch sử. Thông qua phương pháp phân tích tài liệu, các báo cáo, đồng thời sử dụng<br />
phương pháp logic, lý thuyết hệ thống để tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp thực<br />
hiện mục tiêu của đề tài.<br />
<br />
-ii-<br />
<br />
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ<br />
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH<br />
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
Chương 1 của luận văn đã nêu lên được lý thuyết chung về rủi ro cũng như rủi<br />
ro trong hoạt động ngân hàng, hệ thống hoá có chọn lọc những vấn đề cơ bản về rủi ro<br />
và quản trị rủi ro của hoạt động kinh doanh NHTM, Luận văn nghiên cứu các hoạt<br />
động kinh doanh cơ bản của ngân hàng, các lại rủi ro chủ yếu, từ đó nghiên cứu tiếp<br />
quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh của NHTM. Luận văn cũng đi sâu trọng tâm<br />
nghiên cứu nội dung của quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh của NHTM. Từ đó rút ra<br />
các bài học áp dụng cho NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh.<br />
<br />
1.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại<br />
Mục này đưa ra được một định nghĩa về NHTM, người ta thường phải dựa vào<br />
tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, và đôi khi còn kết<br />
hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Việc định nghĩa theo Luật các tổ chức<br />
tín dụng năm 2010<br />
<br />
1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại<br />
Trong phần này, tác giả Tác giả cũng đưa ra được chín nguyên tắc quản trị rủi ro<br />
và lý luận về rủi ro trong hoạt động ngân hàng, trong đó tập trung vào 3 nội dung<br />
chính:<br />
-<br />
<br />
Rủi ro tín dụng<br />
<br />
-<br />
<br />
Rủi ro lãi suất<br />
<br />
-<br />
<br />
Rủi ro thanh khoản<br />
<br />
Trong đó mỗi loại rủi ro tập trung vào nghiên cứu vào 4 vấn đề của quản trị rủi<br />
ro:<br />
-<br />
<br />
Nhận dạng rủi ro: Hiệu quả của việc quản trị rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào<br />
việc nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro được hiểu là việc phân rủi ro thành<br />
từng nhóm riêng biệt theo dấu hiệu và nguyên nhân của chúng. Cơ sở khoa<br />
<br />
-iii-<br />
<br />
học về việc phân loại rủi ro đã tạo điều kiện cho các nhà quản trị ngân hàng<br />
có thể xác định rõ ràng vị trí của từng loại rủi ro trong hệ thống rủi ro.<br />
-<br />
<br />
Đo lường rủi ro: Rrủi ro được định nghĩa như là sự khác biệt giữa giá trị<br />
thực tế và giá trị kỳ vọng. Sự khác biệt giữa giá trị thực tế so với giá trị kỳ<br />
vọng được đo lường bởi độ lệch chuẩn. Do vậy, độ lệch chuẩn hay phương<br />
sai (bình phương của độ lệch chuẩn) chính là thước đo của rủi ro.<br />
<br />
-<br />
<br />
Hạn chế rủi ro: Trong hệ thống điều hành rủi ro ngân hàng, cơ chế điều tiết<br />
nội bộ đóng vai trò rất quan trọng. Cơ chế điều tiết nội bộ rủi ro ngân hàng<br />
là một hệ thống giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro do<br />
bản thân ngân hàng xây dựng, lựa chọn và thực hiện.<br />
<br />
-<br />
<br />
Xử lý rủi ro: Khi rủi ro xay ra, ngân hàng sẽ phải đối mặt với tổn thất, khi<br />
này, nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro là làm sao hạn chế tổn thất đến<br />
mức thấp nhất có thể.<br />
<br />
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại<br />
Phần này nêu lên các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề quản trị rủi ro<br />
ngân hàng , bao gồm cả chủ quan và khách quan, đó là: Trình độ của cán bộ ngân hàng<br />
các cấp; Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro trong ngân hàng; Công nghệ ngân hàng trong<br />
quản trị rủi ro; Sự biến động của môi trường vĩ mô như chiến tranh, biến động chính<br />
trị, thiên tai; Các quy định của pháp luật , …<br />
<br />
-iv-<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN<br />
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH<br />
BẮC NINH<br />
Qua phân tích và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh<br />
tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu<br />
sau: Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại<br />
NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, rút ra những thành tựu đạt được đồng thời chỉ ra<br />
những tồn tại hạn chế và nguyên nhân gây nên tồn tại hạn chế của việc quản lý rủi ro<br />
trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh làm cơ sở cho nghiên<br />
cứu tiếp ở chương 3.<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
Giới thiệu về NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh<br />
Phần này nêu khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh, tình<br />
<br />
hình hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Phần chủ yếu nêu về<br />
hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân hàng No&PTNT tỉnh Bắc Ninh<br />
Nêu thực trạng quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh, tập trung vào 3<br />
<br />
loại rủi ro và 4 vấn đề về quản trị rủi ro như đã nêu tại chương 1.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Đánh giá công tác quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh<br />
Nội dung chính là đưa ra những hạn chế về quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT<br />
<br />
tỉnh Bắc Ninh như sau:<br />
<br />
Quản trị rủi ro tín dụng: Hoạt động tín dụng vẫn còn thiếu các biện pháp hữu<br />
hiệu để ngăn chặn, dự báo về các khoản nợ xấu, nợ quá hạn tiềm ẩn, vẫn còn một số<br />
khoản nợ tiềm ẩn có thể dẫn tới rủi ro; Việc cho vay còn có sự chồng chéo giữa các<br />
TCTD do thông tin không đầy đủ và sự cạnh tranh gay gắt; Việc xử lý thu hồi các<br />
khoản nợ tồn đọng chậm, chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu đặc biệt là các khoản nợ<br />
đã xử lý rủi ro; Sự phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn còn hạn chế trong xử lý nợ.<br />
Một số khoản nợ khó đòi chậm được thu hồi, phải dùng nguồn dự phòng rủi ro tín<br />
<br />
-v-<br />
<br />
dụng; Tác phong đội ngũ cán bộ ngân hàng còn chưa chuyên nghiệp; Trình độ thẩm<br />
định chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường.<br />
Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng: Có<br />
những thời kỳ, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh vượt quá khả năng quản lý của<br />
cán bộ tín dụng dẫn đến nhiều khoản thẩm định không kỹ. Trình độ cán bộ chưa đồng<br />
đều; Công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế; Trình độ công nghệ Ngân hàng<br />
còn chưa đồng bộ; Chính sách đối với khách hàng chưa được quan tâm đúng mức;<br />
Thiếu thông tin là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng;<br />
Khách hàng do sản xuất, kinh doanh thua lỗ; Do khách hàng bị rủi ro; Do khách hàng<br />
có tư cách phẩm chất kém.<br />
Quản trị rủi ro lãi suất: Ngân hàng No&PTNT tỉnh Bắc Ninh cũng như các<br />
ngân hàng khác quan tâm nhiều hơn đến rủi ro tín dụng và ít coi trọng đến các rủi ro<br />
khác; Nhận thức về rủi ro lãi suất của các Ngân hàng No&PTNT tỉnh Bắc Ninh là<br />
chưa đầy đủ, chưa đo lường đánh giá. Ngân hàng No&PTNT tỉnh Bắc Ninh chưa thực<br />
hiện một cách toàn diện những biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất, các nghiệp vụ<br />
phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, việc ứng<br />
dụng các nghiệp vụ phái sinh gặp nhiều nhiều khó khăn.<br />
Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro lãi suất:<br />
Ngân hàng No&PTNT tỉnh Bắc Ninh chưa có mô hình quản lý rủi ro được áp dụng để<br />
xác định mức độ rủi ro và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được đối với ngân hàng,<br />
chưa đánh giá được rủi ro trong phạm vi kinh doanh toàn ngân hàng hoặc ở các cấp<br />
đơn vị kinh doanh; Hệ thống kế toán thống kê tại ngân hàng chưa cung cấp đầy đủ số<br />
liệu cần thiết cho việc tính toán và lượng hoá rủi ro lãi suất; Hệ thống thông tin, trình<br />
độ công nghệ của ngân hàng còn yếu, cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo môi trường<br />
kinh doanh, xu hướng biến động của lãi suất, xác định tầm nhìn trung và dài hạn còn<br />
thiếu<br />
Quản trị rủi ro thanh khoản: Ngân hàng No&PTNT tỉnh Bắc Ninh mới thực<br />
hiện việc quản trị rủi ro thanh khoản ở mức độ quy trình tác nghiệp, chưa có những chỉ<br />
tiêu cụ thể để xác định, đo lường rủi ro thanh khoản.<br />
<br />