i<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế toàn cầu giai đoạn<br />
2007-2009 đã tác động một cách mạnh mẽ tới sự tăng trưởng và phát triển của<br />
mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trong nước<br />
còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc sản xuất, phân phối, lưu thông hàng<br />
hóa, tiền tệ, cụ thể: thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, không có khả năng trả nợ<br />
vay ngân hàng do không tiêu thụ được sản phẩm, năng lực quản lý tài chính<br />
chưa cao… Tình trạng các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh không<br />
tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng là phổ biến.<br />
Hoạt động cho vay của NHTM không những có ý nghĩa to lớn đối với<br />
toàn bộ nền kinh tế đồng thời còn bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi<br />
nhuận lớn nhất trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay là<br />
hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một<br />
cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với nền kinh tế<br />
cả nước và hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung, Ngân hàng TMCP<br />
ĐT và PT Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam nói riêng, tôi đã chọn đề tài: “Nâng<br />
cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamChi nhánh Hà Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về cho vay và hiệu quả cho vay của NHTM<br />
- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả cho vay tại<br />
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hà Nam<br />
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay Ngân<br />
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hà Nam<br />
<br />
ii<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Thực trạng hoạt động cho vay và hiệu quả cho vay tại Ngân hàng TMCP<br />
Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hà Nam<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
Nghiên cứu hoạt động cho vay và hiệu quả cho vay tại Ngân hàng<br />
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hà Nam từ năm 2007 đến<br />
năm 2011.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương<br />
pháp tổng hợp và thống kê để nghiên cứu.<br />
5. Kết cấu của luận văn:<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn<br />
gồm 3 chương<br />
Chương 1: Một số lý luận cơ bản hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương maị<br />
Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và<br />
Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hà Nam<br />
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng TMCP<br />
Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hà Nam<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
Chương 1: Luận văn bàn về một số lý luận cơ bản về hiệu quả cho vay<br />
của Ngân hàng thương mại: Cụ thể như sau:<br />
1. Quan niệm về hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại<br />
Hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại được hiểu là đạt được một<br />
kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, ít chi phí công sức và chi phí<br />
nguồn lực nhất.<br />
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM: bao gồm chỉ tiêu<br />
<br />
iii<br />
<br />
định tính và chỉ tiêu định lượng<br />
Chỉ tiêu định tính: Chỉ tiêu này được thể hiện mức độ hài lòng của<br />
khách hàng đối với khoản cho vay của ngân hàng so với chi phí mòn giầy, chi<br />
phí cơ hội, chi phí khác nữa của khách hàng đã bỏ ra để tiếp cận với vốn vay<br />
ngân hàng....<br />
Chỉ tiêu định lượng: Một số chỉ tiêu định lượng được luận văn trình<br />
bày:<br />
- Hệ số sử dụng vốn vay (%): Tỷ lệ Dư nợ/ Vốn huy động<br />
- Tỷ lệ thu lãi (%)<br />
Tổng lãi đã thu trong năm<br />
Tỷ lệ thu lãi (%) = ------------------------------------ x 100<br />
Tổng lãi phải thu trong năm<br />
- Tỷ lệ doanh thu hoạt động cho vay/chi phí hoạt động cho vay<br />
- Tỷ lệ nợ quá hạn (%)<br />
Nợ quá hạn<br />
Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = ------------------- x 100<br />
Tổng dư nợ<br />
<br />
- Tỷ lệ nợ xấu (%)<br />
Tổng nợ xấu<br />
Tỷ lệ nợ xấu ( % ) = ----------------------- x 100<br />
Tổng dư nợ<br />
- Hệ số thu nợ (%)<br />
Doanh số thu nợ<br />
Hệ số thu nợ (%) = -------------------------- x 100<br />
Doanh số cho vay<br />
- Vòng quay vốn Tín dụng (vòng)<br />
<br />
iv<br />
<br />
Doanh số thu nợ<br />
Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) = -----------------------Dư nợ bình quân<br />
- Tỷ lệ thu từ hoạt động cho vay/Doanh số cho vay:.<br />
- Tỷ lệ thu từ hoạt động cho vay/ Tổng chi phí..<br />
- Tỷ lệ thu ròng từ hoạt động cho vay/tổng lợi nhuận:.<br />
- Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho vay có TSĐB/Tổng dư nợ<br />
- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro: bao gồm trích lập dự phòng cụ thể và<br />
dự phòng chung.<br />
3.<br />
<br />
Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của NHTM<br />
<br />
Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng: Chính sách lãi suất và phí từ<br />
hoạt động cho vay; Nhân tố chi phí hoạt động cho vay, chi phí hoạt động chung<br />
của ngân hàng; Doanh số cho vay, dư nợ cho vay; Chính sách tín dụng; Thông<br />
tin tín dụng; Nhân tố huy động vốn của ngân hàng thương mại; Nhân tố tổ<br />
chức, phân công công việc của ngân hàng....<br />
Các yếu tố thuộc về khách hàng Năng lực tài chính của khách hàng;<br />
Trình độ quản lý và năng lực sản xuất kinh doanh; Rủi ro trong kinh doanh:<br />
Các nhân tố khác: Môi trường kinh tế; Môi trường chính trị-xã hội ;<br />
Môi trường pháp lý; Chủ trương chính sách nhà nước<br />
<br />
CHƯƠNG 2 : Hiệu quả cho vay tại chi nhánh Ngân hàng TMCP<br />
Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hà Nam thời kỳ 2007-2011<br />
Luận văn trình bày các đánh giá các chỉ tiêu sau<br />
Thứ nhất: Hệ số sử dụng vốn vay. Hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng<br />
TMCP ĐT và PT Việt Nam_Chi nhánh Hà Nam quá cao trong những năm<br />
2007, 2008, và giảm dần xuống 86% trong năm 2009, 80% trong năm 2010.<br />
Đến năm 2011 hệ số sử dụng vốn vay còn 77%, chi nhánh đã kịp thời điều<br />
chỉnh cơ cấu sử dụng vốn phù hợp với tình hình kinh tế tỉnh, và hướng tới độ<br />
<br />
v<br />
<br />
an toàn hiệu quả. Tuy nhiên số vốn huy động được phần lớn là dùng để cấp tín<br />
dụng, chi nhánh không dùng đầu tư vào những danh mục sinh lời khác. Hoạt<br />
động sử dụng của chi nhánh vẫn còn đơn điệu, chưa phong phú, đa dạng.<br />
Thứ hai: Doanh thu hoạt động cho vay/chi phí hoạt động cho vay.<br />
thấy thu nhập của chi nhánh dựa vào phần lớn từ hoạt động cho vay. Hoạt<br />
động cho vay quyết định lợi nhuận của Ngân hàng cao hay thấp.Tỷ lệ thu<br />
nhập từ hoạt động cho vay trong tổng thu của chi nhánh là 80% ở những năm<br />
2007 đạt 13,6 tỷ đồng, đạt 60% trong năm 2008 tương ứng 14,4 tỷ đồng, đạt<br />
60% trong năm 2009 tương ứng 16,2 tỷ đồng; 2010 và 62% trong năm<br />
2011.Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn vay của chi nhánh chưa cao, còn ở<br />
mức trung bình. Thắt chặt chi phí sử dụng vốn, chi phí quản lý, chi phí hoạt<br />
động để tăng hiệu quả sử dụng vốn vay nói riêng, hiệu quả hoạt động nói<br />
chung của chi nhánh là cần thiết<br />
Ba là: Tỷ lệ thu lãi (%)<br />
Tỷ lệ lãi đã thu/lãi phải thu là khá cao trong 05 năm tại BIDV-CN Hà<br />
Nam, và đạt trung bình 97% hàng năm. Tuy nhiên chỉ tiêu tuyệt đối lãi chưa<br />
thu được trong năm tăng dần báo động cho Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu<br />
tư và Phát triển tỉnh Hà Nam tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, cũng như<br />
tình hình tài chính của ngân hàng, lãi chưa thu được có dấu hiệu tăng cao cần<br />
có những biện pháp khắc phục, tránh để tình trạng lãi chưa thu được tăng lên<br />
Bốn là: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu<br />
Nợ quá hạn của chi nhánh năm 2007 là 2,340 triệu đồng, năm 2008 là<br />
3,185 triệu đồng tăng 36% so với năm 2007. Năm 2009 nợ quá hạn của chi<br />
nhánh là 10,742 triệu đồng tăng 237% so với năm 2008. Năm 2010 nợ quá<br />
hạn của chi nhánh là 13,415 triệu đồng tăng 25% so với năm 2009. Năm 2011<br />
nợ quá hạn của chi nhánh là 9,757 triệu đồng giảm 20% so với năm 2010.<br />
Như vậy nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tăng lên mạnh trong giai<br />
<br />