i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1.Sự cần thiết của đề tài:<br />
Để ngành Thống kê hoàn thành được các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước<br />
giao cho, một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần nghiên cứu một cách hệ<br />
thống về lý luận quản lý ngân sách nhà nước trong ngành Thống kê; phân tích, đánh<br />
giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và đề xuất các giải<br />
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý kinh phí ngân sách nhà nước trong<br />
ngành Thống kê, đảm bảo việc sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.<br />
Trước yêu cầu thực tế khách quan trên, qua quá trình nghiên cứu và học tập<br />
cao học ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với vị trí công tác hiện tại, tôi mạnh<br />
dạn chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước<br />
trong ngành Thống kê”.<br />
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài<br />
- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về hiệu quả công tác quản lý chi ngân<br />
sách nhà nước (NSNN) nói chung và trong ngành Thống kê nói riêng;<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà<br />
nước trong ngành Thống kê;<br />
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân<br />
sách nhà nước trong ngành Thống kê trong thời gian tới.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
a) Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và hiệu<br />
quả của công tác quản lý kinh phí NSNN phục vụ các hoạt động chuyên môn của<br />
ngành Thống kê Việt Nam, tập trung tại cơ quan Tổng cục Thống kê.<br />
b) Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hiệu quả của công tác quản lý kinh phí<br />
NSNN trong ngành Thống kê thực hiện trên phạm vi cả nước, tập trung vào công<br />
tác quản lý tại Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2007-2009.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
ii<br />
<br />
Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để lý<br />
giải các vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp phân<br />
tích, thống kê, tổng hợp trong các phần trình bày về lý luận cũng như thực tiễn,<br />
phân tích tình hình quản lý kinh phí ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thống kê để<br />
làm rõ các đánh giá nhận định. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu<br />
quả công tác quản lý kinh phí ngân sách nhà nước trong thời gian tới.<br />
5. Những đóng góp khoa học của đề tài<br />
Xuất phát từ lý luận về đặc điểm và vai trò của NSNN, đặc điểm của cơ quan<br />
hành chính sự nghiệp, đề tài khẳng định yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý kinh<br />
phí NSNN là một tất yếu khách quan.<br />
Đề tài đi sâu, khảo sát, nghiên cứu các nội dung của công tác quản lý kinh<br />
phí NSNN trong công tác thống kê thời gian qua; sử dụng các phương pháp, công<br />
cụ để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng và hiệu quả quản lý kinh phí ngân sách<br />
nhà nước, những ưu nhược điểm và những vấn đề cần hoàn thiện.<br />
Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao hiệu<br />
quả quản lý ngân sách nhà nước và đổi mới công tác thống kê, tác giả đề xuất các<br />
giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý kinh phí ngân sách nhà<br />
nước trong ngành Thống kê ở Việt Nam.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục chi tiết,<br />
luận văn có kết cấu 3 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về công tác và hiệu quả công tác quản lý chi NSNN.<br />
Chương 2: Thực trạng hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong ngành Thống<br />
kê.<br />
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN<br />
trong ngành Thống kê.<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC<br />
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC<br />
1.1.Một số vấn đề cơ bản về cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự<br />
nghiệp<br />
Cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) và đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi là<br />
đơn vị HCSN) là một loại hình đơn vị được Nhà nước ra quyết định thành lập, thực<br />
hiện chức năng quản lý nhà nước hay nhiệm vụ chuyên môn nhất định nhằm thực<br />
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Trong quá trình hoạt động đơn<br />
vị HCSN có các nguồn kinh phí sau:<br />
-Từ nguồn NSNN<br />
-Từ các nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước<br />
-Từ nguồn thu của các hoạt động sự nghiệp.<br />
<br />
1.1.1.Những điểm giống và khác nhau giữa cơ quan HCNN và đơn vị sự<br />
nghiệp<br />
-Giống nhau: Cả hai đều cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng liên quan<br />
trong xã hội, kể cả người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.<br />
-Khác nhau: Thể hiện ở mô hình, nguồn lực tài chính và khả năng hạch toán<br />
chi phí<br />
<br />
1.1.2.Đặc điểm cơ chế tài chính của đơn vị HCSN<br />
- Đơn vị HCSN là đơn vị thụ hưởng Ngân sách Nhà nước trên cơ sở luật<br />
pháp và kinh phí được cấp theo nguyên tắc không hoàn lại trực tiếp.<br />
- Kinh phí được sử dụng cho các mục đích đã hoạch định trước. Có nghĩa là<br />
kinh phí được cấp và chi tiêu theo dự toán được duyệt theo các mục đích cụ thể và<br />
được duyệt quyết toán chi ngân sách hàng năm.<br />
-Các khoản thu của đơn vị HCSN không vì mục đích lợi nhuận và được đưa<br />
vào quỹ tập trung của NSNN.<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.2. Những vấn đề chung về chi ngân sách nhà nước<br />
1.2.1. Khái niệm ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước<br />
Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo nguyên tắc<br />
không hoàn trả trực tiếp nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ<br />
máy Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội mà Nhà nước<br />
đảm nhận.<br />
1.2.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước<br />
Chi NSNN thường có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong xã<br />
hội. Chi NSNN không chỉ đơn thuần phục vụ hoạt động của bộ máy Nhà nước mà<br />
luôn gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà<br />
nước trong từng thời kỳ. Khi bộ máy Nhà nước càng cồng kềnh, đảm đương nhiều<br />
nhiệm vụ thì mức độ, phạm vi của NSNN càng lớn và ngược lại.<br />
1.2.3. Phân loại chi ngân sách nhà nước<br />
+ Chi thường xuyên: là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn, đây là<br />
các khoản chi chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý và điều hành xã hội một cách<br />
thường xuyên của Nhà nước.<br />
+ Chi đầu tư: là những khoản chi có thời hạn tác động dài, làm tiền đề, làm<br />
nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác.<br />
+ Nhóm chi khác: bao gồm các khoản chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi<br />
trả các khoản thu năm trước, chi sắp xếp lại lao động, chi bầu cử Quốc hội và hội<br />
đồng nhân dân các cấp, chi nộp ngân sách cấp trên,...<br />
<br />
1.3. Những vấn đề chung về công tác quản lý chi nsnn<br />
1.3.1. Khái niệm công tác quản lý chi NSNN<br />
Công tác quản lý chi NSNN nhằm đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả<br />
kinh phí NSNN, đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả, tạo ra được những tiền<br />
đề phát triển kinh tế, tăng tích lũy trong nền kinh tế.<br />
<br />
v<br />
<br />
1.3.2. Hình thức và đặc điểm của công tác quản lý chi NSNN<br />
a) Hình thức quản lý chi NSNN: Quản lý chi NSNN được chia thành 2 loại là quản lý<br />
tập trung và quản lý phân tán.<br />
b) Đặc điểm quản lý chi NSNN:<br />
- Chi NSNN được quản lý bằng luật pháp và theo dự toán.<br />
- Quản lý chi NSNN sử dụng một hệ thống tổng hợp các biện pháp, trong đó<br />
quan trọng nhất là biện pháp tổ chức - hành chính.<br />
<br />
1.3.3. Nội dung của công tác quản lý chi NSNN<br />
Một chu trình ngân sách bắt buộc phải có 3 khâu nối tiếp nhau là lập, chấp<br />
hành và quyết toán ngân sách nhà nước.<br />
1.4. Niệu quả công tác quản lý chi nsnn<br />
<br />
1.4.1. Khái niệm hiệu quả công tác quản lý chi NSNN<br />
Nếu hiệu quả chi NSNN được so sánh kết quả đạt được với số tiền mà Nhà<br />
nước bỏ ra cho công việc nào đó, thì hiệu quả công tác quản lý chi NSNN được<br />
thể hiện bằng việc so sánh giữa kết quả công tác quản lý chi NSNN thu được với<br />
số chi phí mà Nhà nước đã chi cho công tác quản lý chi NSNN.<br />
<br />
1.4.2. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý chi<br />
NSNN<br />
Bao gồm các nhân tố sau: Cơ sở pháp lý của công tác quản lý chi NSNN;<br />
Công tác kiểm tra, kiểm soát; Đặc điểm của ngành; Tổ chức bộ máy quản lý và<br />
trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý tài chính; Thông tin ngân sách.<br />
<br />
1.4.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý chi NSNN<br />
Gồm các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng.<br />
<br />