i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
<br />
Ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay,<br />
đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng đồng thời<br />
là yếu tố phát sinh chi phí và nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng thương mại. Nâng<br />
cao hiệu quả huy động vốn - nâng cao hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn cho Ngân<br />
hàng thương mại- có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của<br />
Ngân hàng thương mại.<br />
Hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công<br />
thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi<br />
nhánh Hai Bà Trưng không ngừng nỗ lực khơi thông các nguồn lực, cung ứng vốn<br />
cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mặc dù Ngân hàng Thương mại cổ<br />
phần công thương Việt Nam – chinh nhánh Hai Bà Trưng đã rất chú trọng công tác<br />
huy động vốn song quá trình huy động vốn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả huy động<br />
chưa cao, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái. Vì vậy, đề tài “Nâng cao<br />
hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt<br />
Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng” được chọn làm đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ<br />
cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại;<br />
phân tích, đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần<br />
Công thương Việt Nam – chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2006 - 2009; từ đó đưa<br />
ra những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian<br />
tới.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN VÀ HIỆU<br />
QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại<br />
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt có đối tượng kinh doanh là<br />
một loại hàng hóa đặc biệt là tiền tệ. Các ngân hàng có thể được định nghĩa dựa trên<br />
chức năng, các hoạt động chủ yếu hoặc vai trò của chúng trong nền kinh tế nhưng<br />
đều có chung quan điểm: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh<br />
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ<br />
thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức<br />
kinh doanh nào trong nền kinh tế”1 . Tùy theo các tiêu chí khác nhau, NHTM được<br />
phân loại thành các loại hình khác nhau:NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM<br />
liên doanh, NHTM 100% vốn nước ngoài; NHTM bán buôn và NHTM bán lẻ.v.v..<br />
Các tổ chức trung gian tài chính ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động và<br />
loại hình nghiệp vụ khiến cho quan điểm về NHTM không còn thống nhất giữa các<br />
quốc gia. Tuy nhiên, có thể khái quát NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thực<br />
hiện đồng thời các nghiệp vụ chính: Huy động vốn, sử dụng vốn và các hoạt động<br />
kinh doanh khác.<br />
<br />
1.2 Nguồn vốn và vai trò của nguồn vốn đối với Ngân hàng Thương mại<br />
Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập và huy động<br />
được dùng để cấp tín dụng, đầu tư, cung cấp dịch vụ ngân hàng và thực hiện các<br />
nghiệp vụ kinh doanh khác. Các nguồn hình thành khác nhau tạo nên các bộ phận<br />
vốn khác nhau trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM, bao gồm:<br />
- Vốn chủ sở hữu (VCSH) là phần vốn do ngân hàng tạo lập và thuộc quyền<br />
sở hữu của ngân hàng. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao và ngân hàng toàn chủ<br />
động trong việc sử dụng vốn.<br />
<br />
1<br />
<br />
PGS.TS Phạn Thị Thu Hà (2007) – Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, trang 7<br />
<br />
iii<br />
<br />
- Tiền gửi của khách hàng: đây nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM. Tiền<br />
gửi chiếm tỷ trọng lớn (hơn 50%) trong tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng<br />
của NHTM.<br />
- Nguồn vốn vay: tỷ trọng của loại nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn<br />
thường thấp hơn tỷ trọng tiền gửi, trừ một số ngân hàng chuyên hoạt động bán<br />
buôn. Các NHTM có thể vay NHTW (NHNN), vay giữa các tổ chức tín dụng với<br />
nhau hoặc vay trên thị trường bằng cách phát hành giấy tờ có giá.<br />
- Nguồn vốn khác: Thông qua việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, các NHTM<br />
tạo ra các nguồn vốn tương ứng tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình: nguồn<br />
ủy thác, nguồn trong thanh toán, các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa<br />
trả cũng là một bộ phận nguồn vốn của NHTM.<br />
Nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM<br />
được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Trước hết, nguồn vốn là cơ sở để tổ chức mọi<br />
hoạt động kinh doanh đồng thời là yếu tố quyết định khả năng sinh lời và mở rộng<br />
hoạt động kinh doanh của NHTM. Hơn nữa, nguồn vốn là yếu tố quyết định khả<br />
năng thanh khoản và năng lực cạnh tranh của NHTM.<br />
<br />
1.3. Hiệu quả huy động vốn của NHTM<br />
Nâng cao hiệu quả huy động vốn là một trong những yếu tố cơ bản và quan<br />
trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Hiệu quả huy động<br />
vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của Ngân<br />
hàng. Đó là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng với chi phí hợp lý.<br />
Tùy thuộc vào mục tiêu huy huy động vốn, hiệu quả huy động vốn được<br />
đánh giá dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau, Với mục tiêu tạo ra nguồn vốn có tốc độ<br />
tăng trưởng ổn định, cơ cấu hợp lý với chi phí rẻ và có khả năng đáp ứng tốt nhu<br />
cầu kinh doanh, hiểu quả huy động vốn chủ yếu được đánh giá qua các chỉ tiêu: Chi<br />
phí huy động vốn/Quy mô vốn huy động; Chênh lệch thu chi lãi/Quy mô vốn huy<br />
động; Sự ổn định của vốn huy động; Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động<br />
kinh doanh<br />
<br />
iv<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN<br />
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG<br />
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG<br />
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam<br />
– Chi nhánh Hai Bà Trưng<br />
NHTMCP Công thương Hai Bà Trưng là một chi nhánh của NHTMCP Công<br />
thương Việt Nam đóng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội có quá<br />
trình hình thành và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của NHTMCP<br />
Công thương Việt Nam.<br />
Chức năng chủ yếu của VietinBank Hai Bà Trưng là huy động vốn ngắn hạn,<br />
trung hạn và dài hạn; cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đầu tư; tài trợ<br />
thương mại; kinh doanh ngoại hối; dịch vụ thanh toán – ngân quỹ; chiết khấu các<br />
giấy tờ có giá và cung cấp dịch vụ chuyển tiền.<br />
Thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương phức, hình thức, giải pháp huy<br />
động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư,<br />
hiện nay VietinBank Hai Bà Trưng đã vượt qua những khó khăn và khẳng định<br />
được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển<br />
trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ<br />
kinh doanh tiền tệ.<br />
<br />
2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại VietinBank Hai Bà Trưng giai<br />
đoạn 2006 – 2009<br />
Việc tìm kiếm nguồn vốn rẻ (được đánh giá thông qua chỉ tiêu Chi phí huy<br />
động vốn/Quy mô vốn huy động) là một trong những yếu tố quan trọng để giảm chi<br />
phí huy động vốn của các NHTM. Năm 2006 để huy động một triệu đồng tiền vốn<br />
thì chi phí bình quân VietinBank Hai Bà Trưng phải bỏ ra 0,063 triệu đồng, con số<br />
này tăng lên 0,066 triệu năm 2007 và 0,095 triệu năm 2008. Sang năm 2009, khi<br />
<br />
v<br />
<br />
cơn sốt lãi suất lắng xuống thì chi phí huy động vốn bình quân của chi nhánh giảm<br />
xuống còn 0,072 triệu đồng. Trong đó chi phí trả lãi là 0,054 triệu đồng và con số<br />
này tăng lên 0,058 triệu đồng vào năm 2007; 0,087 triệu đồng vào năm 2008.<br />
Nhìn chung chênh lệch lãi suất giai đoạn 2006 – 2009 thấp khiến cho thu lãi<br />
không đủ bù đắp chi trả lãi do một phần nguồn vốn huy động được phải để lại quỹ<br />
dự trữ, dự phòng theo quy định và các chi phí khác cho huy động vốn, cộng với khả<br />
năng cho vay thấp khiến cho lợi nhuận thu về từ lãi của Chi nhánh trên một đồng<br />
vốn huy động thấp. Chênh lệch thu chi lãi/Quy mô vốn huy động giai đoạn 2006 –<br />
2009 thấp (nằm trong khoảng 0,22%/tháng – 0,39%/tháng).<br />
Sự ổn định của các nguồn vốn huy động phản ánh hiệu quả huy động vốn<br />
và được đánh giá trên các khía cạnh: cơ cấu vốn huy động và tốc độ tăng trưởng<br />
vốn huy động. Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động của<br />
VietinBank là tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong đó chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn.<br />
Cơ cấu này cho thấy vốn huy động của VietinBank Hai Bà Trưng đang mất cân đối<br />
về kỳ hạn. Vốn huy động không kỳ hạn và ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá cao trong<br />
khi vốn huy động trung và dài hạn có tỷ trọng quá thấp. Sự tăng trưởng quy mô vốn<br />
huy động của VietinBank Hai Bà Trưng giai đoạn 2006 – 2009 chưa ổn định. Tốc<br />
độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động không đều qua các năm.<br />
<br />
Khả năng đáp ứng kinh doanh của vốn huy động của VietinBank Hai<br />
Bà Trưng chưa cao. Nhu cầu sử dụng vốn dài hạn cao hơn nhiều lần so với khả<br />
năng huy động vốn dài hạn của Chi nhánh. Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa lượng<br />
vốn huy động và lượng vốn dùng cho vay và đầu tư còn quá lớn phản ánh hoạt động<br />
cho vay và đầu tư của Chi nhánh còn nhiền hạn chế, lượng vốn sử dụng để cho vay<br />
và đầu tư còn rất thấp so với lượng vốn huy động được.<br />
<br />