intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

92
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn: Hệ thống hoá các phương thức huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế. Phân tích thực trạng của công tác huy động vốn tại Ngân hàng Bắc Á để chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> ------------<br /> <br /> HÀ MẠNH HÙNG<br /> <br /> NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI<br /> NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> CỔ PHẦN BẮC Á<br /> CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ - TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> <br /> HÀ NỘI, NĂM 2010<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Sau 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu với tốc<br /> độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức khá cao, thu nhập bình quân đầu người<br /> tăng,...Song hành cùng quá trình đó là sự phát triển và đóng góp rất quan trọng của hệ<br /> thống các ngân hàng thương mại.<br /> Trong quá trình hoạt động hệ thống ngân hàng cũng đã gặp những khó khăn,<br /> khủng hoảng, tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cuối năm 2007 đầu năm 2008 cùng với khủng<br /> hoảng kinh tế trên thế giới đã cho thấy rất nhiều vấn đề cần phải có giải pháp kịp thời và<br /> phù hợp. Một trong những số đó là tính thanh khoản của các ngân hàng. Đây là giai đoạn<br /> mà chỉ tiêu lợi nhuận không được các ngân hàng không quan tâm nhiều nữa, mà quan<br /> trọng là đảm bảo được thanh khoản của ngân hàng và đây cũng là lúc quản lý tài sản nợ<br /> được các ngân hàng đặc biệt coi trọng và cũng là mục tiêu quản lý của Ngân hàng Nhà<br /> nước Việt Nam.<br /> Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế của khu vực và toàn cầu - nhất là sau khi Việt<br /> Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì sự cạnh<br /> tranh chung giữa các ngân hàng và trên thị trường huy động nói riêng càng trở lên khốc<br /> liệt không chỉ với các ngân hàng trong nước mà còn với cả các ngân hàng, tổ chức tài<br /> chính nước ngoài.<br /> Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, do đó có khá nhiều kênh đầu<br /> tư hấp dẫn cho nguồn tiền nhàn dỗi của cá nhân và tổ chức lựa chọn như chứng khoán,<br /> bất động sản, vàng, ngoại tệ,...<br /> Hiện nay Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank), với mạng lưới chi nhánh rộng<br /> khắp trong cả nước, BacABank đã và tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong công tác<br /> huy động vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng cho mọi các nhân và tổ chức kinh tế. Nguồn vốn<br /> huy động của BacABank đã liên tục tăng trưởng ở mức cao qua các năm nhưng còn thấp<br /> <br /> so với yêu cầu, chưa xứng với tiềm năng của thị trường, và chi phí huy động vốn còn ở<br /> mức cao.<br /> Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả huy động<br /> vốn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á” làm luận văn thạc sĩ.<br /> <br /> 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn<br /> + Hệ thống hoá các phương thức huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế.<br /> + Phân tích thực trạng của công tác huy động vốn tại Ngân hàng Bắc Á để chỉ ra<br /> những hạn chế, nguyên nhân.<br /> + Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân<br /> hàng TMCP Bắc Á.<br /> <br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> + Luận văn nghiên cứu hoạt động huy động vốn và hiệu quả của cống tác huy động<br /> vốn tại Ngân hàng Bắc Á<br /> + Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào phân tích thực trạng huy động vốn<br /> của Ngân hàng Bắc Á qua các năm 2008, 2009 và nửa đầu năm 2010 trên các mặt: qui<br /> mô, cơ cấu, sự ổn định, chi phí nguồn vốn, từ đó xem xét tính hiệu quả của hoạt động huy<br /> động vốn.<br /> <br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, so<br /> sánh và tổng hợp, khái quát hoá và trừu tượng hoá.<br /> Dựa vào các tài liệu, số liệu đã công bố để phân tích, đánh giá từ đó rút ra kết luận.<br /> Đúc rút kinh nghiệm qua thực tiễn.<br /> <br /> 5. Bố cục của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương<br /> Chương 1: Vốn và huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại<br /> Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Bắc Á<br /> <br /> Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Bắc<br /> Á<br /> CHƢƠNG 1<br /> <br /> VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> 1.1 Vốn của ngân hàng thƣơng mại<br /> 1.1.1 Hoạt động của ngân hàng thương mại<br /> Ngân hàng thương mại là một Tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mà<br /> hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm<br /> hoàn trả, sử dụng số tiền đó để cho vay, làm phương tiện thanh toán và thực hiện các dịch<br /> vụ theo uỷ thác của khách hàng.<br /> Các hoạt động của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên tác động qua<br /> lại với nhau. Nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới quyết định sử dụng vốn, ngược lại nhu<br /> cầu sử dụng vốn ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu của nguồn vốn huy động. Các nghiệp vụ<br /> trung gian tạo thêm thu nhập cho Ngân hàng đồng thời thu hút khách hàng qua đó tạo<br /> điều kiện cho việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.<br /> <br /> 1.2 Huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại<br /> 1.2.1 Khái niệm huy động vốn<br /> Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, là số tiền mà NHTM có<br /> được từ các nghiệp vụ nhận tiền gửi, đi vay và các nghiệp vụ khác. Nguồn vốn huy động<br /> được biểu hiện trên bảng cân đối kế toán là các tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết<br /> kiệm, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá, vay NHNN và tổ chức tín dụng khác,<br /> các nguồn khác….<br /> <br /> 1.2.2 Vai trò của nguồn vốn huy động<br /> Với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh<br /> chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Do đó, khi tiến hành hoạt<br /> động kinh doanh, ngân hàng không thể chỉ dựa vào nguồn vốn ban đầu, mà phải thực<br /> hiện nghiệp vụ huy động vốn từ các nguồn khác nhau trên thị trường tiền tệ và thị trường<br /> <br /> vốn. Do đó, huy động vốn là hoạt động có ý nghĩa quan trọng quyết định sự tồn tại và<br /> phát triển của mỗi ngân hàng.<br /> <br /> 1.2.3 Các hình thức huy động vốn<br /> Ngân hàng có nhiều hình thức để huy động vốn, có thể là tiền gửi tiết kiệm khách<br /> hàng, tiền gửi thanh toán, phát hành giấy tờ có giá, tiền gửi của tổ chức tín dụng khác,...<br /> <br /> 1.3 Hiệu quả huy động vốn<br /> 1.3.1 Khái niệm huy động vốn<br /> Hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử<br /> dụng vốn của ngân hàng, đó chính là đáp ứng một cách đầy đù, kịp thời và chính xác nhu<br /> cầu sử dụng vốn với một chi phí hợp lý.<br /> <br /> 1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn<br /> Quy mô vốn hợp lý luôn được các ngân hàng muốn đạt tới. Đây là chỉ tiêu quan<br /> trọng phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung và hiệu quả huy động vốn<br /> nói riêng. Một quy mô vốn phù hợp có nghĩa là phải đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng, đầu tư,<br /> đáp ứng nhu cầu chi trả cho các tổ chức và cá nhân.<br /> Cơ cấu của nguồn vốn huy động ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản và quyết định chi phí<br /> của ngân hàng. Cơ cấu của nguồn vốn được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau phụ<br /> thuộc vào từng mục đích của ngân hàng. Cơ cấu của nguồn vốn có thể được phân loại theo<br /> đối tượng huy động, theo kỳ hạn, theo đồng tiền huy động…<br /> Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản<br /> chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí không dưới dạng<br /> lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.<br /> Chi phí huy động = Lãi phải trả cho nguồn huy động + Chi phí huy động khác.<br /> Có thể nói, tính ổn định được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả<br /> huy động vốn. Ví như quy mô vốn có tăng trưởng nhưng với tốc độ luôn thay đổi, biến<br /> động khó dự báo thì ngân hàng cũng rất khó lên kế hoạch sử dụng nguồn an toàn, hiệu<br /> quả.<br /> <br /> 1.3.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động vốn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2