i<br />
<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Thực tế đã chứng minh để thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội của<br />
Nhà nước nói chung, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng<br />
cần một yếu tố rất quan trọng đó là vốn. Đối với các NHTM với tư cách là một chế<br />
tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan<br />
trọng. NHTM ngoài vốn tự có còn phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Có<br />
thể nói hoạt động huy động vốn từ các nguồn khác nhau trong xã hội là lẽ sống quan<br />
trọng của các NHTM.<br />
Tại Việt Nam việc huy động vốn của NHTM còn nhiều bất hợp lý, dẫn tới<br />
chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, việc tài trợ cho các danh mục tài sản không<br />
còn phù hợp với quy mô, kết cấu từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời, buộc ngân<br />
hàng phải đối mặt với các loại rủi ro... Do đó, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn<br />
của NHTM là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng.<br />
Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ là một chi nhánh cấp<br />
một tại khu vực miền Bắc, trong định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP<br />
Phương Nam nói chung và của các đơn vị tại khu vực phía Bắc của ngân hàng nói<br />
riêng, nâng cao hiệu quả huy động vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đây là một hoạt<br />
động vô cùng cần thiết góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội<br />
nhập quốc tế, và để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngân<br />
hàng. Vì vậy đề tài: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP<br />
Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ” được lựa chọn.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về hiệu quả huy động vốn của NHTM thông<br />
qua việc nghiên cứu khái niệm, vai trò, phân loại vốn của NHTM, cũng như khái<br />
niệm hiệu quả huy động vốn, các hình thức huy động vốn và các chỉ tiêu đánh giá<br />
hiệu quả huy động vốn của NHTM. Từ đó sẽ phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả<br />
huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ và đề xuất<br />
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn để góp phần nâng cao kết quả kinh<br />
doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Các phương pháp khoa học được sử dụng trong luận văn này gồm có:<br />
Phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử, phương<br />
pháp chỉ số, phân tích, so sánh và tổng hợp, khái quát hoá và trừu tượng hoá. Sử<br />
dụng số liêu thống kê để phân tích và đánh giá.<br />
Ngoài mục Phần mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1 – Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM<br />
Chương 2 – Thực trạng hiệu quả huy động vốn nợ tại Ngân hàng TMCP Phương<br />
Nam – Chi nhánh Giảng Võ<br />
Chương 3 – Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn nợ tại Ngân hàng TMCP<br />
Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ<br />
<br />
iii<br />
<br />
B. NỘI DUNG LUẬN VĂN<br />
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN<br />
CỦA NHTM<br />
Trong chương 1 luận văn đi sâu nghiên cứu 3 nội dung chính đó là: khái quát về<br />
vốn của NHTM, hiệu quả huy động vốn của NHTM và các nhân tố ảnh đến hoạt<br />
động huy động vốn của NHTM.<br />
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN CỦA NHTM<br />
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động<br />
được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.<br />
Vốn có vai trò quan trọng không những đối với nền kinh tế mà nó còn rất<br />
quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.<br />
- Đối với toàn bộ nền kinh tế: Việc huy động vốn và cho vay của NHTM đã<br />
giúp cho nền kinh tế có được sự cân đối về vốn, nâng cao hiệu quả sử động vốn.<br />
Nền kinh tế phát triển ngày càng hiệu quả. Ngoài ra Chính phủ trong nhiều trường<br />
hợp cũng có nhu cầu huy động một lượng vốn nhất định để bổ sung cho sự thâm hụt<br />
của Ngân sách Nhà nước.<br />
- Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM: Vốn là cơ sở để tổ chức mọi<br />
hoạt động kinh doanh của NHTM vì NHTM là một loại hình doanh nghiệp cung<br />
ứng hàng hóa đặc biệt đó là “ tiền tệ ” thì vốn trở thành yếu tố tiên quyết. Ngoài ra<br />
vốn còn quyết định quy mô hoạt động tín dụng các hoạt động khác ;năng lực thanh<br />
toán và đảm bảo uy tín; năng lực cạnh tranh của NHTM.<br />
Vốn của NHTM bao gồmvốn chủ sở hữu và vốn nợ.<br />
- Vốn chủ sở hữu là loại vốn của NHTM có tính ổn định cao, có thể sử dụng<br />
lâu dài. Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng tùy theo<br />
tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu phát triển của thị<br />
trường, bao gồm: vốn ban đầu, vốn được bổ sung trong quá trình hoạt động, các<br />
quỹ, vốn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần.<br />
- Vốn nợ bao gồm: tiền gửi (tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của tổ<br />
chức kinh tế, tổ chức xã hội, tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi của các ngân hàng khác ) và<br />
tiền vay (vay NHNN, vay các TCTD khác, vay trên thị trường vốn, vốn nợ khác).<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.2. HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM<br />
Hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu<br />
sử dụng vốn của NHTM. Đó chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ, nhu cầu sử dụng<br />
vốn với chi phí hợp lý.<br />
Tuỳ từng tiêu chí đánh giá khác nhau ta có các hình thức huy động vốn khác<br />
nhau như: Huy động vốn ngắn hạn, huy động vốn trung và dài hạn. Huy động vốn<br />
từ cá nhân, huy động vốn từ tổ chức kinh tế - xã hội, huy động vốn từ các TCTD<br />
khác. Huy động vốn qua nghiệp vụ tiền gửi, huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay,<br />
phát hành các công cụ nợ, huy động vốn từ các nguồn khác. Hay vốn huy động là<br />
VNĐ, USD, EUR,...<br />
Để đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM ta sử dụng các chỉ tiêu khác<br />
nhau, mỗi chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM ở một khía cạnh<br />
riêng. Chẳng hạn:<br />
- Ta muốn đánh giá hiệu quả huy đông ở khía cạnh chi phí thì sử dụng chỉ<br />
tiêu“Chi phí huy động vốn /Tổng vốn huy động”.<br />
- Nếu muốn biết khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu về sử dụng vốn - khả<br />
năng sinh lời từ đồng vốn huy động được thì ta sử dụng chỉ tiêu “Chêch lệch doanh<br />
thu chi phí trả lãi / chi phí trả lãi”.<br />
- Còn nếu muốn xét đến chi phí lương trả cho lao động thực hiện huy động<br />
vốn ta sử dụng chỉ tiêu “Quy mô vốn huy động / chi phí tiền lương”.<br />
- Ngoài ra ta cũng có thể đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua “Sự ổn<br />
định vốn huy động của các hình thức huy động vốn”…<br />
1.3. CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN<br />
CỦA NHTM<br />
Hiệu quả huy động vốn thường bị tác động bởi cả nhân tố khách quan và chủ<br />
quan như: môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước; tình hình chính trị – kinh tế<br />
– xã hội trong và ngoài nước; trình độ dân trí và tâm lý, thói quen tiêu dùng của<br />
người gửi tiền; nhân tố công nghệ thông tin; chiến lược kinh doanh của NHTM;<br />
năng lực và trình độ của cán bộ của NHTM; thâm niên, uy tín, mạng lưới hoạt động<br />
<br />
v<br />
<br />
của NHTM; công nghệ ngân hàng của NHTM; bảo hiểm tiền gửi của NHTM…<br />
Chẳng hạn: một quốc gia có môi trường pháp lý ổn định sẽ tạo nên một môi trường<br />
đầu tư tốt ổn định, nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng tăng lên, nguồn<br />
cung ứng vốn cũng tăng lên. Hay một quốc gia đang trong thời kỳ lạm phát tăng<br />
cao, nền kinh tế bất ổn dẫn tới đồng nội tệ mất giá, khi đó người dân thay vì việc<br />
gửi tiết kiệm tại ngân hàng mà đi mà mua bất động sản hay mua vàng, ngoại tệ …<br />
để bảo toàn tài sản của họ. Khi đó NHTM sẽ gặp khó khăn hơn trong hoạt động huy<br />
động vốn từ dân cư… Một NHTM có uy tín cao, mạng lưới rộng khắp, năng lực,<br />
trình độ cán bộ cao, công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ tạo nhiều thuận tiện cho khách<br />
hàng trong việc giao dịch và sử dụng sản phẩm ngân hàng, khi đó hoạt động huy<br />
động vốn của ngân hàng cũng tốt hơn…<br />
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN NỢ TẠI<br />
NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM – CN GIẢNG VÕ<br />
2.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG<br />
TMCP PHƯƠNG NAM – CN GIẢNG VÕ<br />
Với tiền thân là Chi nhánh cấp 2 Định Công được thành lập vào tháng<br />
5/2001, có trụ sở đặt tại Xã Định Công, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Số lượng<br />
cán bộ nhân viên ban đầu chỉ vỏn vẹn 10 người. Đến ngày 26/05/2003 được sự<br />
chấp thuận của NHNN TP Hà Nội, Chi nhánh đã di dời địa điểm về số 260 Cầu<br />
Giấy – Quận Cầu Giấy – TP Hà Nội. Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân<br />
viên Chi nhánh đã được nâng cấp thành Chi nhánh Cấp 1. Trải qua nhiều lần<br />
đổi tên, cuối cùng Chi nhánh đã chính thức đổi thành Chi nhánh Giảng Võ vào<br />
ngày 30/03/2009 và chuyển đến tòa nhà do Ngân hàng mua làm trụ sở tại số<br />
205 Giảng Võ – Đống Đa – TP Hà Nội.<br />
Từ thời điểm đó đến này, thực hiện đúng theo phương hướng và chủ trương<br />
hoạt động của PNB và sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo Chi nhánh Giảng Võ<br />
đã không ngững ổn định và phát triển thành Chi nhánh vững mạnh của toàn hệ<br />
thống PNB.<br />
Nhân sự của Chi nhánh lúc này cũng lên tới gần 68 người. Bao gồm: 01 Ủy<br />
viên Hội đồng quản trị, 03 Kiểm soát nội bộ, 01 Phó tổng miền Bắc, 01 Giám đốc,<br />
02 Phó giám đốc, và 08 phòng ban.<br />
Chi nhánh trong thời gian gần đây cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng<br />
<br />