i<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn<br />
Nhận thức được vai trò của nguồn vốn cũng như ý nghĩa quan trọng của việc<br />
nâng cao hiệu quả huy động vốn, cùng với xu hướng thị trường hóa, mở cửa hội<br />
nhập của nền kinh tế, xu hướng đổi mới và phát triển của Hệ thống Ngân hàng và thị<br />
trường Tài chính nước ta, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang hết sức<br />
cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn để có thể chủ động đảm bảo<br />
nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng và khả năng tự chủ trong quá<br />
trình hoạt động kinh doanh của bản thân các ngân hàng.<br />
Không nằm ngoài xu thế chung đó, trong giai đoạn vừa qua Ngân hàng<br />
thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak (VIB Dak Lak) đã đạt<br />
được những thành công nhất định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động<br />
vốn. Quy mô nguồn vốn đã không ngừng gia tăng, trong khi cơ cấu nguồn vốn cũng<br />
đã được cải thiện theo hướng tích cực. Song nếu xem xét một cách cụ thể hơn có thể<br />
thấy rằng, hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng này vẫn còn những hạn<br />
chế nhất định cần phải được khắc phục nhằm phát huy tối đa những tiềm năng thế<br />
mạnh sẵn có của địa bàn hoạt động kinh doanh cũng như năng lực kinh doanh của<br />
Chi nhánh. Trong những điều kiện khó khăn về nguồn vốn, tác động tiêu cực từ<br />
những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu đến nền kinh tế,<br />
xã hội nước ta hiện nay, nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với các ngân hàng<br />
thương mại thực sự là vấn đề cấp thiết, cần phải được ưu tiên củng cố và tăng<br />
cường. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các<br />
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh<br />
Dak Lak” đã được chọn để nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những đòi hỏi cấp<br />
bách trên cả giác độ lý luận và thực tiễn hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ<br />
phần Quốc Tế Việt Nam nói riêng và hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt<br />
Nam nói chung.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu của luận văn được xác định bao gồm:<br />
<br />
ii<br />
<br />
(1) Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn<br />
của ngân hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường.<br />
(2) Phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả huy động vốn từ đối tượng khách<br />
hàng là các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Dak Lak<br />
(3) Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả<br />
huy động vốn từ các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam<br />
- Chi nhánh Dak Lak<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
(1) Đối tượng nghiên cứu:<br />
Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại;<br />
Quan điểm về hiệu quả huy động vốn và hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả<br />
huy động vốn của ngân hàng thương mại; các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy<br />
động vốn của ngân hàng thương mại;<br />
Thực trạng về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc<br />
tế Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak 2008-2010;<br />
Các biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đã được áp dụng tại Ngân hàng<br />
thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak 2008-2010;<br />
Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các doanh<br />
nghiệp tại các ngân hàng thương mại.<br />
(2) Phạm vi nghiên cứu:<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động huy động vốn tại<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak với hệ<br />
thống số liệu và tài liệu được thu thập và xử lý trong giai đoạn 2008-2010.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để đạt được nội dung và mục đích nghiên cứu được đề cập trên đây, các<br />
phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong luận văn bao gồm: Phương<br />
pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp và diễn<br />
dịch, phương pháp thông kê, mô phỏng và lượng hoá, phương pháp chuyên gia,<br />
v.v… Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học, một số mô hình phân tích<br />
<br />
iii<br />
<br />
hoạt động của các ngân hàng thương mại như mô hình SWOT, CAMELS, v.v…,<br />
được chọn lọc và sử dụng trong quá trình đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng như<br />
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, kiến nghị và kết luận.<br />
5. Cấu trúc của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các thuật<br />
ngữ viết tắt, danh mục các tài liệu tham khảo, và phụ lục, luận văn được kết cấu<br />
thành 3 chương như sau:<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng<br />
thương mại<br />
Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn từ các doanh nghiệp tại<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak<br />
Chương 3: Giải pháp Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các doanh<br />
nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak<br />
<br />
iv<br />
<br />
Chương 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN<br />
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại<br />
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động và<br />
kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.<br />
Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại bao gồm: Hoạt động nguồn<br />
vốn, Hoạt động sử dụng vốn và Hoạt động trung gian tài chính<br />
1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại<br />
Nguồn vốn của NHTM, theo đa số các nhà khoa học nhất trí rằng: Nguồn vốn<br />
của NHTM là tổng giá trị tiền tệ của vốn chủ sở hữu NHTM và vốn tạo lập hoặc huy<br />
động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.<br />
Nguồn vốn của NHTM có thể được phân chia thành hai bộ phận cơ bản: (1) Nguồn<br />
vốn do chủ sở hữu đóng góp, gọi là nguồn vốn chủ sở hữu; (2) Nguồn vốn tạo lập<br />
hoặc huy động từ các chủ thể khác của nền kinh tế.<br />
Nguồn vốn huy động của NHTM có thể phân chia thành ba bộ phận cơ bản: (1)<br />
Nguồn vốn tiền gửi của khách hàng, bao gồm tiền gủi của các doanh nghiệp, các tổ<br />
chức nhà nước, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế; (2) Nguồn vốn đi vay từ NHTW<br />
và các NHTM khác cũng như vay bằng cách phát hành các công cụ nợ trên thị<br />
trường tài chính; (3) Các hình thức huy động vốn khác.<br />
Huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh<br />
<br />
của<br />
<br />
ngân hàng thương mại.<br />
Đối với các chủ thể và toàn bộ nền kinh tế: Chuyển hóa các khoản tiền tạm<br />
thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cư thành đầu tư chính là<br />
những cơ sở nền tảng của sự tăng trưởng, ổn định và phát triển của nền kinh tế.<br />
Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại: Không có nguồn vốn<br />
huy động và hoạt động huy động vốn thì NHTM không thể thực hiện được các<br />
nghiệp vụ kinh doanh và cung cấp các dịch vụ tài chính khác.<br />
1.3. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại<br />
Có thể thống nhất cách hiểu về hiệu quả huy động vốn của NHTM chính là<br />
“chi phí thấp nhất để có thể đạt được quy mô và cơ cấu nguồn vốn phù hợp với nhu<br />
cầu sử dụng, đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh doanh của NHTM”. Một cách<br />
<br />
v<br />
<br />
cụ thể, hiệu quả huy động vốn của NHTM có thể được phản ánh đầy đủ thông<br />
qua hệ thống các chỉ tiêu sau đây:<br />
Các chỉ tiêu định lượng:<br />
a. Sự gia tăng về quy mô và sự cải thiện về cơ cấu nguồn vốn huy động<br />
- Sự gia tăng quy mô của nguồn vốn huy động= Gia tăng quy mô kỳ sau/Quy mô<br />
nguồn vốn huy động kỳ trước<br />
- Sự tăng trưởng về doanh số huy động vốn: Quy mô nguồn vốn huy động kỳ<br />
sau/Quy mô nguồn vốn huy động kỳ trước<br />
- Sự gia tăng số lượng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng<br />
- Sự đáp ứng mục tiêu của quy mô vốn<br />
- Tỷ trọng nguồn vốn theo các tiêu thức/Tổng nguồn vốn<br />
b. Chi phí huy động vốn<br />
Tổng chi phí nguồn vốn<br />
Chi phí nguồn vốn bình quân =<br />
Tổng nguồn vốn huy động<br />
c. Chỉ tiêu về sự gia tăng thị phần huy động<br />
Nguồn vốn huy động của NHTM(i)<br />
Thị phần HĐV NHTM (i) =<br />
Tổng nguồn vốn HĐ của các NHTM<br />
Các chỉ tiêu định tính bao gồm: Sự đa dạng của nguồn vốn, Kỳ hạn và tính ổn<br />
định của nguồn vốn và Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn.<br />
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM:<br />
Các nhân tố thuộc về NHTM: Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương<br />
mại, Chất lượng các dịch vụ cung ứng và hệ thống giao dịch, Chính sách lãi suất huy<br />
động vốn, Khả năng ứng dụng công nghệ của ngân hàng thương mại, Hoạt động<br />
Marketing của ngân hàng thương mại, Thương hiệu và uy tín của ngân hàng thương<br />
mại, Phong cách phục vụ và tính chuyên nghiệp của nhân viên<br />
Các nhân tố khách quan:<br />
Chu kỳ phát trỉển của nền kinh tế<br />
Môi trường pháp lý<br />
Môi trường cạnh tranh<br />
<br />