intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu về lĩnh vực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực thẻ nói riêng. Áp dụng những kiến thức thu nhận được từ thực tiễn hoạt động thẻ trong ngân hàng kết hợp với cách nhìn nhận vấn đề của bản thân để đưa ra những phân tích, đánh giá về tình hình cạnh tranh hiện nay giữa các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

i<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Dịch vụ thẻ ngân hàng là một trong những dịch vụ quan trọng trong hoạt<br /> động của một Ngân hàng thương mại, thanh toán bằng thẻ đã trở thành xu thế tất<br /> yếu, và được ưa chuộng trên toàn cầu. Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang được các<br /> NHTM nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua<br /> hướng tới thị trường ngân hàng bán lẻ.<br /> Luôn tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính<br /> tối ưu nhất, NHTM Ngoại thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại đầu tiên và<br /> đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán không dùng tiền<br /> mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay. Tuy nhiên trong việc phát triển lĩnh<br /> vực thẻ hiện nay, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam phải đối<br /> mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Thị<br /> phần thẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam hai năm gần<br /> đây có sự giảm sút so với năm trước.<br /> Với mục đích đánh giá đúng những khó khăn, thách thức mà Ngân hàng<br /> Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đang gặp phải. Đồng thời, thông qua<br /> việc phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại<br /> thương Việt Nam trong lĩnh vực thẻ từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao<br /> năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại<br /> thương Việt Nam tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh<br /> vực thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài<br /> cho luận văn tốt nghiệp của mình.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Nghiên cứu về lĩnh vực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng nói chung và<br /> trong lĩnh vực thẻ nói riêng. Áp dụng những kiến thức thu nhận được từ thực tiễn<br /> hoạt động thẻ trong ngân hàng kết hợp với cách nhìn nhận vấn đề của bản thân để<br /> đưa ra những phân tích, đánh giá về tình hình cạnh tranh hiện nay giữa các ngân<br /> hàng thương mại trong lĩnh vực này. Đề ra các giải pháp cũng như kiến nghị để nâng<br /> <br /> ii<br /> <br /> cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt<br /> Nam trong thời gian tới.<br /> 3. Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh - đối chiếu<br /> số liệu; Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp phân tích SWOT.<br /> NỘI DUNG LUẬN VĂN<br /> Chương 1: Những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ tại<br /> Ngân hàng thương mại<br /> Nội dung của chương 1 trình bày khái quát chung về hoạt động kinh doanh<br /> thẻ của Ngân hàng thương mại bao gồm khái niệm thẻ, quan điểm về hoạt động<br /> kinh doanh thẻ, mục tiêu và nội dung của hoạt động kinh doanh thẻ. Chương 1 cũng<br /> trình bày những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng<br /> nói chung và đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh<br /> doanh thẻ nói riêng của Ngân hàng thương mại. Đồng thời Chương 1 cũng giới<br /> thiệu về mô hình SWOT trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh về thẻ của ngân<br /> hàng.<br /> 1.1. Kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại<br /> Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ<br /> phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng<br /> công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán<br /> do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng thanh toán hàng hoá dịch<br /> vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng<br /> được cấp. Thẻ ngân hàng còn dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống<br /> giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM.<br /> Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại là hoạt động phát hành thẻ<br /> cho khách hàng sử dụng và thực hiện thanh toán thẻ. Qua đó ngân hàng thu phí phát<br /> hành thẻ, các khoản phí về sử dụng thẻ và thanh toán thẻ.<br /> Mục tiêu trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM luôn gắn liền với lợi ích<br /> do hoạt động thẻ mang lại bao gồm lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp. Từ đó mà<br /> <br /> iii<br /> <br /> ngân hàng xác định cho mình những mục tiêu trong hoạt động thẻ như: theo đuổi<br /> mục tiêu thị phần hay theo đuổi mục tiêu lợi nhuận.<br /> Theo quan điểm về hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM thì hoạt động kinh<br /> doanh thẻ bao gồm 2 nội dung: hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.<br /> 1.2. Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại<br /> Cạnh tranh của NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế<br /> so sánh, để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với các NHTM khác, là nỗ lực<br /> hoạt động đồng bộ của ngân hàng trong một lĩnh vực khi cung ứng cho khách hàng<br /> những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, chi phí rẻ nhằm khẳng định vị trí của<br /> ngân hàng vượt lên khỏi các ngân hàng khác trong cùng lĩnh vực hoạt động ấy.<br /> Lợi thế cạnh tranh của ngân hàng A so với các đối thủ là nhờ ngân hàng A<br /> cung cấp giá trị hơn cho khách hàng, làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng so<br /> với các ngân hàng cạnh tranh.<br /> Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng sử dụng các nguồn lực<br /> bên trong và khai thác các yếu tố tác động bên ngoài để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền<br /> vững cho ngân hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính đáp ứng tối đa<br /> yêu cầu hợp lý của khách hàng, từ đó duy trì, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận.<br /> Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của NHTM được phân thành 2 nhóm<br /> yếu tố chính là nhóm yếu tố trực tiếp và nhóm yếu tố bổ trợ. Nhóm yếu tố trực tiếp<br /> bao gồm các yếu tố có tác động trực tiếp đến hoạt động mua của khách hàng đối với<br /> ngân hàng như: sản phẩm; kênh phân phối; hoạt động bán hàng và Marketing.<br /> Nhóm yếu tố bổ trợ bao gồm: Sức mạnh tài chính; quản lý chi phí kinh doanh; công<br /> nghệ; khả năng nghiên cứu và phát triển; tổ chức; nguồn nhân lực.<br /> Dựa vào các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của NHTM và đặc điểm hoạt<br /> động kinh doanh thẻ của NHTM, luận văn đưa ra các tiêu chí phản ánh năng lực<br /> cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ của NHTM, bao gồm 2 nhóm tiêu chí chính là nhóm<br /> tiêu chí kết quả và nhóm tiêu chí nhân tố tạo thành.<br /> Để đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ bằng tiêu chí<br /> kết quả, luận văn đưa ra 2 chỉ tiêu là lợi nhuận và thị phần. Bên cạnh đó, nhóm tiêu<br /> <br /> iv<br /> <br /> chí nhân tố tạo thành bao gồm: Chất lượng sản phẩm dịch vụ thẻ; Kênh phân phối;<br /> Hoạt động bán hàng và marketing; Sức mạnh tài chính; Công nghệ đầu tư cho lĩnh<br /> vực thẻ; Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực cho lĩnh vực thẻ.<br /> Đồng thời, luận văn cũng giới thiệu về mô hình SWOT bằng việc đưa ra khái<br /> niệm, vai trò của mô hình SWOT; cách phân tích SWOT và các chiến lược của mô<br /> hình SWOT để ứng dụng cho việc phân tích năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ<br /> của NHTM.<br /> Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ tại Ngân hàng<br /> TMCP Ngoại thương Việt Nam<br /> Chương 2, Luận văn giới thiệu tổng quan về VCB và đánh giá thực trạng hoạt<br /> động trong lĩnh vực kinh doanh thẻ của VCB trong vài năm năm gần đây. Từ đó,<br /> Luận văn đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ của ngân hàng theo các<br /> tiêu chí đã nêu ở chương 1 và theo mô hình SWOT. Cụ thể như sau:<br /> 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam<br /> Ngày<br /> <br /> 26/12/2007,<br /> <br /> Ngân<br /> <br /> hàng<br /> <br /> TMCP<br /> <br /> Ngoại<br /> <br /> thương<br /> <br /> Việt<br /> <br /> Nam<br /> <br /> (Vietcombank) được thành lập. Với chặng đường 48 năm qua không ngừng phấn<br /> đấu và phát triển, Vietcombank luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các<br /> dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động<br /> kinh doanh truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự<br /> án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại. Vietcombank đang từng bước<br /> triển khai áp dụng mô hình tổ chức cũng như các mô thức quản trị doanh nghiệp<br /> theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất hiện nay.<br /> Trong lĩnh vực thẻ, Vietcombank tiếp tục duy trì được vị trí dẫn đầu trong<br /> hoạt động kinh doanh thẻ, đã ban hành hàng loạt các sản phẩm bán lẻ đến khách hàng<br /> sử dụng. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với<br /> khoảng 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc.<br /> Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại<br /> <br /> v<br /> <br /> 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên<br /> môn vững vàng, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập<br /> cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh<br /> nghiệp lớn và của hơn 5,2 triệu khách hàng cá nhân trong và ngoài nước.<br /> Với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển ổn định của ngành ngân<br /> hàng, sự phát triển ổn định của kinh tế - xã hội đất nước suốt gần nửa thế kỷ qua,<br /> Vietcombank đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà<br /> nước, Chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế trao tặng.<br /> 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần<br /> Ngoại thương Việt Nam<br /> Luận văn đánh giá thực trạng, kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của VCB<br /> trên 2 mảng: phát hành thẻ và thanh toán thẻ. Nhìn chung hoạt động kinh doanh thẻ<br /> của VCB luôn đạt kết quả cao cả về số lượng và chất lượng, năm sau luôn tăng<br /> trưởng so với năm trước.<br /> 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Ngân hàng<br /> thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam<br /> Về tiêu chí thị phần: Thông qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh của VCB ở<br /> các mảng hoạt động về thẻ có thể nhận thấy: mặc dù Vietcombank hiện vẫn đang là<br /> ngân hàng dẫn đầu về hoạt động thẻ tại thị trường Việt Nam, song hầu hết các mảng<br /> hoạt động thẻ của Vietcombank đều đang có chiều hướng suy giảm thị phần, riêng<br /> hoạt động phát hành thẻ quốc tế vẫn duy trì ổn định nên Vietcombank đang phải đối<br /> mặt với nguy cơ mất vị thế và thị phần.<br /> Về nhóm tiêu chí yếu tố tạo thành, năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ<br /> của VCB được đánh giá như sau: VCB có thế mạnh trong việc cung cấp sản phẩm<br /> dịch vụ với yếu tố: đa dạng và uy tín. Tuy nhiên mức độ đa dạng về sản phẩm vẫn<br /> còn có 1 số điểm kém so với ngân hàng Đông Á. Nhưng VCB lại được đánh giá cao<br /> về mức độ đa dạng và rộng khắp về kênh phân phối, đặc biệt là kênh phân phối<br /> truyền thống. Tuy nhiên dịch vụ cung cấp qua kênh phân phối tự động của VCB còn<br /> hạn chế so với 1 số NHTM khác như Đông Á, Techcombank, ACB,… Trong vài<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0