TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Thẩm định khách hàng trước khi có quyết định cho vay là khâu quan trọng nhất<br />
trong quy trình tín dụng của ngân hàng. Trong đó, tình hình tài chính với các thông tin tài<br />
chính tổng hợp nhất là phương tiện cung cấp thông tin hữu ích cho ngân hàng trong quá<br />
trình ra quyết định cho vay. Phân tích tài chính (PTTC) khách hàng có ý nghĩa quan trọng<br />
trong việc đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng tự chủ tài chính trong kinh doanh, nhu<br />
cầu tài trợ và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, là cơ sở giảm thiểu rủi ro kinh doanh<br />
cho mỗi ngân hàng.<br />
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của công tác PTTC khách hàng<br />
vay vốn trong điều kiện hiê ̣n nay, qua thực tế nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam<br />
Thịnh Vượng – Chi nhánh Thái Nguyên (Sau đây gọi tắt là VP Bank Thái Nguyên), cùng<br />
với những kiế n th ức thu nhận được từ nhà trường, tác giả đã đi đến quyết định lựa chọn<br />
đề tài: “Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP<br />
Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thái Nguyên” cho luận văn thạc si ̃ của mình.<br />
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài<br />
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động PTTC khách hàng trong hoạt động cho<br />
vay tại các NHTM. Các đề tài này đã nêu bật được những ưu, nhược điểm trong công tác<br />
PTTC của hệ thống ngân hàng nói chung và mỗi ngân hàng nói riêng. Nhận thức được rõ<br />
ràng về các hạn chế này, các đề tài cũng đã đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao<br />
chất lượng PTTC khách hàng vay vốn tại các NHTM, tạo tiền đề cho việc vận dụng các<br />
cách thức này vào thực tế công tác PTTC khách hàng vay vốn tại các NHTM.<br />
Tuy vậy, theo tìm hiểu của tác giả hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu hoạt động<br />
phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Việt Nam<br />
Thịnh vượng. Đồng thời, cũng chưa có đề tài nghiên cứu về hoạt động này trên địa bàn<br />
tỉnh Thái Nguyên. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tài chính khách hàng<br />
trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng – Chi nhánh<br />
Thái Nguyên” cho luận văn của mình.<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Khái quát và hệ thống hóa được các lý luận về PTTC của khách hàng vay vốn tại<br />
NHTM<br />
- Trình bày được thực trạng phương pháp và nội dung PTTC của khách hàng vay<br />
vốn tại VP Bank Thái Nguyên.<br />
<br />
- Hoàn thiện các nội dung và phương pháp PTTC khách hàng vay vốn tại VP Bank<br />
Thái Nguyên.<br />
1.4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Câu hỏi 1: Nội dung của việc PTTC khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân<br />
hàng? Vai trò, ý nghĩa của công tác này?<br />
Câu hỏi 2: Thực trạng hoạt động PTTC khách hàng tại ngân hàng TMCP Việt Nam<br />
Thịnh Vượng – Chi nhánh Thái Nguyên như thế nào?<br />
Câu hỏi 3: : Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt<br />
động PTTC khách hàng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thái<br />
Nguyên là gì?<br />
Câu hỏi 4: Giải pháp nào cần áp dụng để hoàn thiện PTTC khách hàng tại ngân<br />
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thái Nguyên?<br />
1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác PTTC khách hàng trong hoạt động cho<br />
vay đối với các khách hàng doanh nghiệp (KHDN) tại VP Bank Thái Nguyên.<br />
Đề tài này được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2012 – 2014 là giai đoạn<br />
gần nhất, phản ánh rõ thực trạng PTTC khách hàng tại VP Bank Thái Nguyên.<br />
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu một cách khoa học.<br />
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
- Nêu bật được tầm quan trọng của công tác PTTC khách hàng đặc biệt là trong quá<br />
trình thẩm định cho vay và trong suố t quá trình sử du ̣ng vố n vay của KHDN trong các<br />
NHTM.<br />
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác PTTC khách hàng vay vốn tại<br />
các NHTM.<br />
- Đánh giá thực trạng PTTC tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi<br />
nhánh Thái Nguyên<br />
- Đưa ra được định hướng tìm hiểu cho các công trình nghiên cứu của các tác giả sau<br />
này để phát triển nội dung nghiên cứu của luận văn.<br />
1.8. Kết cấu đề tài nghiên cứu<br />
Kết cấu luận văn gồm 4 chương:<br />
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về PTTC khách hàng trong hoạt động cho vay tại<br />
các Ngân hàng thương mại<br />
<br />
Chương 3: Thực trạng PTTC khách hàng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng<br />
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Thái Nguyên.<br />
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện<br />
PTTC khách hàng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh<br />
Vượng – chi nhánh Thái Nguyên.<br />
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH<br />
HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG<br />
MẠI<br />
2.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại và hoạt động cho vay tại các NHTM<br />
2.1.1. Khái niệm NHTM và hoạt động cho vay của NHTM<br />
Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các<br />
NHTM (Luật các tổ chức tín dụng): NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động<br />
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định<br />
của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.<br />
Hoạt động của NHTM bao gồm các hoạt động: huy động vốn, hoạt động cho vay<br />
(Hoạt động tín dụng) và các hoạt động tài chính khác.<br />
Hoạt động cho vay: là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng. Ngân hàng<br />
thực hiện cho vay dưới các hình thức: Thấu chi; Cho vay trực tiếp từng lần; … Đây là hoạt<br />
động sinh lời nhất song cũng là hoạt động có rủi ro cao nhất của NHTM.<br />
2.1.2. Vai trò của hoạt động cho vay tại các NHTM<br />
Cho vay là một hoạt động cơ.bản và đem lại nguồn.thu chủ yếu của NHTM. Đây cũng<br />
là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo ra lợi nhuận. Hoạt động cho vay có ý<br />
nghĩa quan trọng đối với cả nền kinh tế, người đi vay và ngân hàng.<br />
2.2. Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại các NHTM<br />
2.2.1. Khái niệm về phân tích tài chính<br />
Phân tích tài chính (PTTC) trong nghiệp vụ cho vay là hoạt động đánh giá năng lực<br />
tài chính, khả năng sinh lợi, khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng, nhằm cung cấp<br />
thông tin một cách chính xác, trung thực và kịp thời để những người sử dụng thông tin<br />
này có thể đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng hoạt động cũng như dự đoán về tương<br />
lai của khách hàng.<br />
2.2.2. Ý nghĩa của PTTC khách hàng vay vốn trong các NHTM<br />
<br />
Mục đích của phân tích tài chính khách hàng là nhằm giúp các CBTD và<br />
<br />
NHTM đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Hoạt động này có ý nghĩa to<br />
lớn đối với NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung.<br />
2.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng PTTC khách hàng trong hoạt động<br />
cho vay tại các NHTM<br />
2.2.3.1.<br />
Nhóm nhân tố khách quan<br />
Nhóm nhân tố khách quan tác động tới phân tích tài chính doanh nghiệp là: môi<br />
trường pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội, tác động từ chính sách của ngân hàng nhà<br />
nước và nhóm nhân tố từ bản thân doanh nghiệp đi vay vốn.<br />
2.2.3.2.<br />
Nhóm nhân tố chủ quan<br />
Nhóm nhân tố chủ quan tác động đến PTTC khách hàng bao gồm các yếu tố như:<br />
Quan điểm của ban lãnh đạo ngân hàng; Tổ chức bộ máy hoạt động tại ngân hàng; Trình<br />
độ cán bộ phân tích; Phương pháp phân tích; Trang thiết bị, công nghệ.<br />
2.3. Cơ sở dữ liệu dùng cho PTTC khách hàng trong hoạt động cho vay tại các NHTM<br />
2.3.1.Thông tin từ hệ thống kế toán của khách hàng<br />
Đây là những thông tin chủ yếu được cung cấp từ hệ thống BCTC và hệ thống sổ<br />
sách kế toán của đơn vị vay vốn.<br />
2.3.2. Thông tin ngoài hệ thống kế toán<br />
Thứ nhất: Nhóm thông tin khác bên trong doanh nghiệp<br />
Những thông tin bên trong doanh nghiệp bao gồm: Đặc điểm tình hình huy động và<br />
sử dụng nguồn vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn; Chu kỳ kinh doanh, sự đa dạng hóa và<br />
vòng đời của sản phẩm; Vị thế của doanh nghiệp trong ngành cũng như trong quan hệ với<br />
các đối tác: ngân hàng, người cung cấp. Chính sách, chiến lược phát triển và cạnh tranh.<br />
Thứ hai: Thông tin bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: Các chính sách kinh tế vĩ mô<br />
của Nhà nước: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các chế độ và<br />
chuẩn mực kế toán có liên quan; Môi trường kinh doanh và đầu tư với chính sách luật<br />
pháp liên quan đến việc sử dụng lao động, đất đai, môi trường…; Xu hướng phát triển<br />
của ngành trong thời gian tới với sự biến động của thị trường, ngành nghề, sản phẩm mà<br />
doanh nghiệp đang kinh doanh hiện ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ hay thoái trào;<br />
Các quy định và định hướng của cơ quan quản lý của Nhà nước đối với ngành trong hiện<br />
tại và cả tương lai.<br />
2.4. Phƣơng pháp PTTC khách hàng<br />
Phương pháp được sử dụng phổ biến trong PTTC khách hàng là phương pháp so<br />
sánh, phương pháp loại trừ và phương pháp Dupont.<br />
<br />
2.5. Nội dung phân tích tài chính khách hàng<br />
2.5.1. Phân tích cấu trúc tài chính<br />
Nội dung của phân tích cấu trúc tài chính bao gồm: Phân tích cơ cấu nguồn vốn;<br />
Phân tích cơ cấu tài sản; Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn để đánh giá<br />
chính sách sử dụng vốn.<br />
2.5.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh<br />
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan<br />
hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Mối quan hệ này<br />
phản ánh tình trạng cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Thông thường tình hình đảm bảo<br />
vốn được phân tích theo quan điểm ổn định của nguồn tài trợ.<br />
2.5.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán<br />
2.5.3.1. Phân tích tình hình thanh toán<br />
Mục đích việc phân tích là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, sức mạnh tài<br />
chính và an ninh tài chính hiện tại của doanh nghiệp cũng như nắm được việc chấp hành<br />
và tôn trọng kỳ hạn thanh toán của khách hàng.<br />
Nội dung phân tích tình hình thanh toán bao gồm đánh giá tình hình các khoản phải<br />
thu (Với các chỉ tiêu: Số vòng quay các khoản phải thu; Thời gian một vòng quay các<br />
khoản phải thu khách hàng); Và đánh giá tình hình các khoản phải trả (Với các chỉ tiêu:<br />
Số vòng quay các khoản phải trả; Thời gian một vòng quay các khoản phải trả người<br />
bán).<br />
2.5.3.2. Phân tích khả năng thanh toán<br />
Phân tích khả năng thanh toán là việc đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền<br />
và khả năng tạo tiền nhằm thực hiện nghĩa vụ đối với các chủ nợ khi đến hạn.<br />
Phân tích khả năng thanh toán bao gồm hai nội dung tương ứng với các nghĩa vụ nợ<br />
ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp là: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và<br />
Phân tích khả năng thanh toán dài ngắn hạn.<br />
2.5.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh<br />
Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp đo lường khả năng sinh lời của một doanh<br />
nghiệp. Ngoài ra, công việc này còn giúp đo lường hiệu quả quản lý doanh nghiệp.<br />
Để phân tích hiệu quả kinh doanh, ta thường chú trọng phân tích các nội dung sau<br />
đây: Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh; Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản; Phân<br />
tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Các nội dung này sẽ được trình bày lần lượt dưới<br />
dây.<br />
2.6. Tổ chức phân tích tài chính khách hàng<br />
<br />