TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
I.<br />
<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
<br />
Thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam hiện chỉ mới ở giai đoạn hình<br />
thành. Dù được đánh giá là thị trường tiềm năng với tốc độ phát triển<br />
20%/năm, nhưng sau 10 năm dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn còn khá khiêm tốn,<br />
chỉ chiếm khoảng 8% GDP. Tuy nhiên, đây là thị trường đầy tiềm năng, có<br />
thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì GDP của Việt<br />
Nam tăng trưởng ổn định và vẫn tăng dần qua hàng năm, theo đó thu nhập<br />
bình quân đầu người cũng tăng lên. Khi thu nhập tăng, nhu cầu mua sắm của<br />
người dân cũng sẽ tỷ lệ thuận theo và đó là điều kiện và yếu tố rất quan trọng<br />
để thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng. Bên cạnh đó, dân số Việt Nam trẻ,<br />
độ tuổi lao động hiện chiếm tới khoảng 60%, mà những đối tượng này có rất<br />
nhiều nhu cầu: mua nhà, sắm xe, các vật dụng cần thiết cho cuộc sống... Các<br />
bạn trẻ cũng có tư duy hiện đại hơn, quyết đoán trước các nhu cầu tài chính<br />
của bản thân và gia đình. Những năm qua, Việt Nam cũng thu hút đầu tư nước<br />
ngoài rất hiệu quả. Hàng chục tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ<br />
vào Việt Nam, số lượng chuyên gia, lao động người nước ngoài sang Việt<br />
Nam cũng rất nhiều và đây là những nhóm khách hàng ưa thích và sử dụng<br />
dịch vụ tài chính tiêu dùng.<br />
Tại Hà Nội, với mật độ dân cư đông đúc, số lượng các bạn trẻ ra trường<br />
mỗi năm lên tới con số hàng nghìn trong đó nhiều người quyết định sống và<br />
làm việc tai Hà Nội, các dự án xây dựng chung cư ở địa bàn ngày càng gia<br />
tăng đáp ứng nhu cầu của người dân, thành phố nhiều nơi được quy hoạch mở<br />
rộng, đây là thị trường đầy tiền năng của các ngân hàng thương mại để phát<br />
triển cho vay tiêu dùng.<br />
“Chính vì thế, các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh hoạt động cho<br />
vay hơn nữa, để phát huy vai trò trung gian tài chính của mình, trở thành kênh<br />
<br />
kết nối có hiệu quả giữa nguồn vốn ngân hàng huy động được với nhu cầu bị<br />
giới hạn bởi khả năng thanh toán của người tiêu dùng, từ đó tạo lợi nhuận cho<br />
chính ngân hàng và đóng góp cho sự phát triển chung của toàn xã hội”<br />
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam là Ngân hàng<br />
thương mại cổ phần với 64% vốn chủ sở hữu thuộc về Nhà nước là”một trong<br />
những ngân hàng hàng đầu về quy mô và chất lượng hoạt động tại Việt Nam.<br />
Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, phát triển cho vay tiêu<br />
dùng là mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngân hàng nhằm mục đích trở thành<br />
một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”<br />
Trước bối cảnh đó, đầu năm 2014, Vietinbank đã chuyển đổi mô hình<br />
hoạt động cũng như đầu tư hạ tầng công nghệ nhằm phát triển lĩnh vực bán<br />
lẻ.Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương Thành Phố Hà Nội là chi<br />
nhánh luôn đi đầu trong mọi hoạt động của hệ thống. Chi nhánh”đã nhận thức<br />
được tầm quan trọng của việc thiết lập quan hệ với khu vực khách hàng vay<br />
tiêu dùng tại địa bàn.”Tất cả các khách hàng doanh nghiệp được đưa vào các<br />
phòng trong trụ sở chi nhánh quản lý, các phòng giao dịch trên địa bàn Hà<br />
Nội sẽ tập trung vào phát triển cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân.<br />
Chi nhánh đã triển khai nhiều loại hình”cho vay tiêu dùng đối với khách hàng<br />
cá nhân,”không ngừng đẩy mạnh dư nợ cho vay tiêu dùng, từng bước cải<br />
thiện quy định, quy trình cho vay phù hợp nhu cầu của người dân.<br />
“Tuy nhiên, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh nói riêng và cả<br />
hệ thống Vietinbank nói chung vẫn còn có những hạn chế như:thủ tục cho vay<br />
còn rườm ra, chính sách cho vay tiêu dùng chưa kịp thời, sản phẩm cho vay<br />
chưa đa dạng, chưa thật sự thu hút đối với khách hàng và chưa xứng tầm với<br />
tiềm năng và vị thế của ngân hàng. Đối với Chi nhánh vẫn còn tồn tại những<br />
vướng mắc về công tác thẩm định cho vay, chính sác bán hàng và chăm sóc<br />
khách hàng…làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển cho vay tiêu dùng của<br />
mình.Do đó, việc tìm hiểu thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh và đưa<br />
ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng là rất<br />
cần thiết.”<br />
Chính vì vậy, đề tài: “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng<br />
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hà Nội” (Gọi tắt<br />
là Vietinbank CN TP Hà Nội) đã được lựa chọn để nghiên cứu, tìm hiểu từ đó<br />
<br />
đưa ra các giải pháp giải quyết các hạn chế và các kiến nghị nhằm phát triển<br />
cho vay tiêu dùng tại đây.<br />
II.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Khái quát và hệ”thống hóa các vấn đề lý luận về cho vay tiêu dùng trong<br />
cácngân hàng thương mại”<br />
“Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Vietibank CN TP<br />
Hà Nội”<br />
Đưa ra các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP<br />
Công Thương Việt Nam CN TP Hà Nội<br />
III.<br />
<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
a.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng đến<br />
phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam<br />
CN TP Hà Nội<br />
b.<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Vietinbank CN TP Hà Nội<br />
Về thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2013<br />
đến năm 2015, phản ánh rõ thực trạng cho vay tiêu dùng tạiVietinbank Hà<br />
Nội.<br />
IV.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
4.1. Các phương pháp kỹ thuật sử dụng<br />
Các phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu là:<br />
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: từ báo cáo tài chính tìm hiểu thông tin<br />
trên internet, tạp chí; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân tích,<br />
tổng hợp;Các phương pháp xử lý số liệu, phân tích và so sánh đánhgiá nhằm<br />
làm rõ vấn đề mà mục tiêu nghiên cứu đề ra.<br />
4.2. Nguồn thu thập các dữ liệu<br />
<br />
- Báo cáo tài chính tại Vietinbank CN TP Hà Nội, số liệu hoạt động kinh<br />
doanh trong giai đoạn 2013 - 2015 của Vietinbank CN TP Hà Nội và một số<br />
báo cáo của phòng tổng hợp.<br />
- Các công văn về quy trình cấp tín dụng, sản phẩm cho vay, điều kiện<br />
vay hiện đang được áp dụng tại Vietinbank.<br />
- Bảng tổng hợp kế hoạch và thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm,<br />
Bảng phân loại nợ hàng năm của Vietinbank CN TP Hà Nội.<br />
V.<br />
<br />
Kết cấu đề tài<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được<br />
kết cầu thành 3 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về phát triển cho vay tiêu dùng trong ngân hàng<br />
thương mại.<br />
Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng<br />
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hà Nội.<br />
Chương 3: Các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng<br />
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hà Nội<br />
VI.<br />
<br />
Nội dung bài viết<br />
<br />
Chương 1: Tổng quan về phát triển cho vay tiêu dùng trong ngân<br />
hàng thương mại.<br />
Chương 1 trình bày những cơ sở lý thuyết chung về”cho vay tiêu dùng<br />
cũng như phát triển cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại”<br />
Theo Lênin: “Ngân hàng là xí nghiệp đặc biệt kinh doanh tiền tệ và tín<br />
dụng. Sự ra đời của ngân hàng là kết quả của phân công lao động xã hội,<br />
chừng nào còn kinh doanh hàng hoá thì còn có ngân hàng, ngân hàng là kế<br />
toán cho cả nền kinh tế”<br />
Đứng trên phương diện những loại hình dịch vụ cung cấp, giáo sư Peter<br />
S.Rose- Hoa Kì đã khẳng định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính<br />
cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín<br />
<br />
dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính<br />
nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.<br />
“Theo Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước<br />
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày<br />
16 tháng 6 năm 2010 có”hiệu lực từ ngày 01/01/2011, “Ngân hàng thương<br />
mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và<br />
các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi<br />
nhuận” và “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên<br />
một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung<br />
ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.<br />
Trong đó, hoạt động cho vay có”vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng,<br />
vì thu nhập từ hoạt động này không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu<br />
nhập mà còn bảo đảm cho việc chi trả lãi các nguồn huy động được.”Tại<br />
khoản 16 Điề u 4 Luâ ̣t các tổ chức tín du ̣ng số 47/2010/QH12: “Cho vay là một<br />
hình thức cấp tín dụng , theo đó tổ chức tín dụng giao ho ặc cam kết giao cho<br />
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời<br />
gian nhấ t đi ̣nh theo thỏa thuận với nguyên tắ c có hoàn trả cả gố c và la.”̃i<br />
Có nhiều tiêu thức để phân loại hình thức”cho vay của ngân hàng: Phân<br />
theo mục đích sử dụng vốn, Phân loại theo thời hạn tín dụng, Phân loại theo<br />
mức độ tín nhiệm của khách hàng, Phân loại theo phương thức cho vay, Phân<br />
loại theo phương thức hoàn trả nợ vay”<br />
Có thể hiểu“Cho vay tiêu dùng là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu<br />
cầu mua sắm, chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia<br />
đình.các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính rất quan trọng đối với<br />
người tiêu dùng để có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như : nhà ở,<br />
phương tiện đi lại, học tập, sinh hoạt, du lịch, y tế....trước khi họ có đủ khả<br />
năng tài chính để chi trả. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng: quy mô mỗi khoản<br />
vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn,”các khoản vay tiêu dùng có lãi<br />
suất “cứng nhắc”,“các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao, các<br />
khoản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn, cho vay tiêu dùng là một trong<br />
những khoản mục có khả năng sinh lời cao nhất.”<br />
Khi nói đến“sự phát triển cho vay tiêu dùng là nói đến sự gia tăng quy<br />
mô về số lượng và chất lượng của hoạt động này trong các ngân hàng thương<br />
<br />