MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam tham gia Hiệp<br />
định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thực sự là cơ hội tốt mang lại cho nền kinh tế<br />
của đất nước ta nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều thuận lợi và tiềm năng<br />
phát triển mới. Xét trong bối cảnh đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương<br />
Việt Nam (Vietcombank) không thể đứng ngoài xu hướng chung của thời đại là cùng liên<br />
minh và hợp tác với các Ngân hàng trên thế giới nói chung và các ngân hàng của các<br />
nước thành viên TPP nói riêng thông qua việc phát triển đại lý cung cấp các dịch vụ, sản<br />
phẩm ngân hàng cho các ngân hàng đối tác; việc phát triển đại lý cho các ngân hàng đối<br />
tác bên cạnh việc mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực (thu phí, hưởng các chính sách<br />
ưu đãi…) còn mang lại cho Vietcombank những cơ hội giao lưu, học hỏi và nâng cao hơn<br />
nữa năng lực cạnh tranh của mình..<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển đại lý cho các ngân hàng như<br />
trên, trong định hướng chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025<br />
ban lãnh đạo ngân hàng Vietcombank rất chú trọng đến việc phát triển đại lý cho các<br />
ngân hàng đối tác trên thế giới nói chung và đặc biệt là các ngân hàng của các nước thành<br />
viên TPP nói riêng. Để đạt được các mục tiêu chiến lược đó, việc khẩn trương tìm ra<br />
những tồn tại, vướng mắc và các giải pháp cho việc phát triển đại lý cho các ngân hàng<br />
của các nước thành viên TPP là việc làm cần thiết của ngân hàng Vietcombank.<br />
Từ thực tiễn trên đây, đề tài nghiên cứu: “Phát triển đại lý cho các ngân hàng của<br />
các nước thành viên TPP tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam”<br />
được thực hiện.<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
Tổng hợp những lý luận cơ bản về phát triển đại lý cho các Ngân hàng thương mại nước<br />
ngoài. Tìm hiểu thực trạng phát triển đại lý cho các Ngân hàng của các nước thành viên<br />
TPP tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được và<br />
các mặt còn hạn chế và đề ra một số kiến nghị và giải pháp để phát triển đại lý cho các<br />
<br />
ngân hàng của các nước thành viên TPP tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.<br />
<br />
3. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo<br />
thì luận văn gồm 3 chương chính:<br />
Chương 1: Những lý luận cơ bản về phát triển đại lý cho các ngân hàng thương<br />
mại nước ngoài.<br />
Chương 2: Thực trạng phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên<br />
TPP tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển đại lý cho các ngân hàng của các<br />
nước thành viên TPP tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN ĐẠI LÝ<br />
CHO CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NƢỚC NGOÀI<br />
Khái niệm đại lý ngân hàng thương mại<br />
Hoạt động ngân hàng đại lý1 là việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch<br />
vụ khác của một ngân hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể (Ngân hàng đại lý) cho<br />
một ngân hàng khác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác (Ngân hàng đối tác).<br />
<br />
Phát triển đại lý cho các ngân hàng thương mại nước ngoài là việc một Ngân hàng tại<br />
một quốc gia đẩy mạnh sự hợp tác, quan hệ với các ngân hàng thương mại tại nước<br />
ngoài thông qua việc làm đại lý. Một ngân hàng trong nước có thể đóng vai trò làm đại lý<br />
cho nhiều ngân hàng khác tại nước ngoài.<br />
<br />
Phân loại đại lý ngân hàng<br />
<br />
1<br />
<br />
- Thông tư 41/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 Hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách<br />
<br />
hàngtrên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền<br />
<br />
Căn cứ vào quyền hạn đại lý ngân hàng<br />
Đại lý toàn quyền<br />
Tổng đại lý cung cấp dịch vụ:<br />
Đại lý đặc biệt:<br />
<br />
Căn cứ vào mối quan hệ giữa đại lý và bên ủy thác<br />
Đại lý thụ ủy:<br />
Đại lý hoa hồng:<br />
<br />
Một số hình thức đại lý phổ biến khác<br />
Đại lý đặc quyền:<br />
Đại lý độc quyền:<br />
<br />
Đặc điểm của đại lý ngân hàng thương mại<br />
Các đại lý ngân hàng thường có đặc điểm cơ bản như sau:<br />
Thứ nhất, Đại lý là ngân hàng được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân, có<br />
đăng ký kinh doanh, có trụ sở riêng và chịu trách nhiệm về hoạt động.<br />
Thứ hai, Đại lý ngân hàng về cơ bản phải có đầy đủ các điều kiện như cơ sở hạ<br />
tầng kỹ thuật, năng lực tài chính, năng lực quản trị và các sản phẩm dịch vụ phù hợp đáp<br />
ứng được yêu cầu của bên thuê cung ứng dịch vụ để có thể phục vụ tốt nhất các nhu cầu<br />
của khách hàng.<br />
Thứ ba, Quan hệ giữa đại lý ngân hàng và bên sử dụng dịch vụ, bên thuê dịch vụ<br />
là quan hệ hợp đồng và có tính lâu dài.<br />
<br />
Nội dung và chỉ tiêu đánh giá về phát triển đại lý cho các ngân hàng thƣơng<br />
mại nƣớc ngoài<br />
Phát triển theo chiều rộng: Thực chất đây là sự tăng trưởng về số lượng các ngân hàng<br />
thương mại với vai trò là bên thuê cung ứng dịch vụ hoặc sự tăng trưởng về số lượng các<br />
dịch vụ mà đại lý có thể cung cấp cho ngân hàng đối tác.<br />
Phát triển theo chiều sâu: Phát triển theo chiều sâu là việc gia tăng giá trị của đại lý trên<br />
thị trường hiện tại. Chất lượng của đại lý là điều mà các ngân hàng muốn tập trung hướng<br />
<br />
tới vì nó quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh mỗi ngân hàng.<br />
<br />
Các chỉ tiêu đánh giá về phát triển đại lý cho các ngân hàng thương mại nước<br />
ngoài<br />
Để đánh giá việc phát triển đại lý, có thể đưa ra hai nhóm: Nhóm chỉ tiêu đánh giá định<br />
lượng và nhóm chỉ tiêu đánh giá định tính.<br />
Các chỉ tiêu đánh giá định lượng bao gồm: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận thu được từ việc<br />
làm đại lý ngân hàng; Số lượng giao dịch của các nghiệp vụ khi làm đại lý cho các ngân<br />
hàng; Số lượng ngân hàng lựa chọn làm đại lý được phát triển tăng thêm; Chi phí rủi ro<br />
phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường.<br />
Các chỉ tiêu đánh giá định tính bao gồm: Việc tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ<br />
cho ngân hàng; Số vụ tranh chấp trong quá trình làm đại lý cho các ngân hàng;Thương<br />
hiệu của ngân hàng và mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng các sản phẩm trong<br />
hoạt động ngân hàng đại lý.<br />
<br />
Các yếu tố tác động đến đại lý ngân hàng thƣơng mại<br />
Các nhân tố bên ngoài: Hành lang pháp lý, hệ thống pháp luật của các quốc gia<br />
Môi trường kinh tế chính trị và chính sách vĩ mô của các quốc gia;Mức độ hội nhập kinh<br />
tế của các quốc gia.<br />
Các nhân tố bên trong: yếu tố Công nghệ;Nguồn nhân lực;Sự đa dạng về các sản phẩm,<br />
dịch vụ trong hoạt động đại lý; Chất lượng các sản phẩm dịch vụ trong hoạt động đại<br />
lý;Cơ cấu tổ chức và quy mô hoạt động của mỗi ngân hàng.<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐẠI LÝ CHO CÁC<br />
HÀNG CỦA CÁC NƢỚC THÀNH VIÊN TPP<br />
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN<br />
<br />
NGÂN<br />
TẠI NGÂN<br />
<br />
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM<br />
Phân tích thực trạng năng lực làm đại lý cho các ngân hàng của các nƣớc thành viên<br />
<br />
TPP tại Vietcombank<br />
Yếu tố công nghệ:Đối với hệ thống công nghệ ngân hàng, Vietcombank đã đầu tư phần<br />
mềm SIBS (Silverlake Integrated Banking Solutions) bắt đầu sử dụng từ năm 2005, đây<br />
là hệ thống công nghệ tương đối hiện đại góp phần tích cực vào hoạt động kinh doanh<br />
của Vietcombank, tuy nhiên trải qua hơn 10 năm sử dụng phần mềm đã có những lạc hậu<br />
chưa tích hợp được nhiều các ứng dụng, tiện ích phục vụ cho hoạt động ngân hàng nói<br />
chung và hoạt động ngân hàng đại lý nói riêng.<br />
Nguồn nhân lực: về cơ bản nguồn nhân lực trong hoạt động đại lý của Vietcombank tồn<br />
tại một số vấn đề sau:<br />
Một là, số lượng nhân sự trực tiếp tham gia vào các nghiệp vụ liên quan đến đại lý<br />
còn khá thấp.<br />
Hai là, mặt bằng trình độ của đội ngũ nhân sự là khá tốt so với các ngân hàng khác<br />
tại Việt Nam, tuy nhiên số lao động có nhiều năm kinh nghiệm (trên 5 năm) trong lĩnh<br />
vực đại lý là chưa nhiều so với mức trung bình tại một số quốc gia TPP như Australia và<br />
Canada.<br />
Ba là, số lượng nhân sự trong hoạt động đại lý tại Vietcombank hầu hết là có trình<br />
độ đại học về chuyên ngành tài chính, hiện số lượng lao động có chứng chỉ chuyên viên<br />
tài chính cao cấp còn ít chỉ có khoảng 10% số lao động.<br />
Sản phẩm dịch vụ trong hoạt động đại lý của Vietcombank<br />
Sản phẩm dịch vụ chưa thực sự đa dạng, việc áp dụng các mức phí cho các dịch vụ của<br />
Vietcombank chưa có sự linh hoạt.<br />
Năng lực tài chính và quản lý rủi ro<br />
Hiện nay Vietcombank là ngân hàng có năng lực tài chính khá tốt với quy mô tổng tài sản<br />
là 674,4 nghìn tỷ đồng (năm 2015), tỷ lệ duy trì tăng trưởng hàng năm khoảng 18%. Tỷ lệ<br />
nợ xấu đạt mức 1,84% (khá thấp so với tỷ lệ chung cho phép của ngành trung bình là<br />
3%).<br />
Trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế Vietcombank duy trì mức thị<br />
phần trung bình là 18%, Vietcombank có nền tảng khách hàng khá vững chắc bao gồm<br />
<br />