TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế việc xây dựng và phát triển hệ thống<br />
ngân hàng thương mại phù hợp với các tiêu chuẩn và điều kiện của các định chế kinh tế<br />
quốc tế là một yêu cầu tất yếu sống còn nhằm đảm bảo sự cạnh tranh và phải đáp ứng yêu<br />
cầu hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế quốc tế theo chủ trương của Nhà nước Việt<br />
Nam. Làm thế nào để đủ sức đứng vững và cạnh tranh bình đẳng là một thách thức đối<br />
với các ngân hàng thương mại Việt Nam.Một yêu cầu tất yếu là phải phát triển các dịch<br />
vụ ngân hàng trong đó dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một dịch vụ mang tính quyết định, là<br />
sự lựa chọn lâu dài của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.Trong quá trình đó<br />
Ngân hàng thương mại nào có chiến lược và bước đi thích hợp, tích cực thì phát triển một<br />
cách mạnh mẽ, chiếm lĩnh được thị phần và tạo nên sự phát triển bền vững. Đề tài “Phát<br />
triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Agribank Chi nhánh huyện Mộc Châu Sơn La” được<br />
lựa chọn nhằm phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ bán lẻ tại Agribank Chi nhánh<br />
huyện Mộc Châu Sơn La, từ đó xây dựng những giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng<br />
bán lẻ chi nhánh. Nội dụng chính của luận văn như sau:<br />
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân<br />
hàng bán lẻ.<br />
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tham khảo một số luận án tiến sĩ, luận văn<br />
thạc sĩ, các báo cáo khoa học nghiên cứu về phát triển dịch vụ NHBL.<br />
Mặc dù các công trình nghiên cứu nói trên đều khái quát được những kiếm thức lý<br />
luận nhật định về dịch vụ NHBL, từ đó xây dựng những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn<br />
dịch vụ NHBL trong thời gian tới. Tuy nhiên do đặc thù của từng đơn vị, từng khu vực vị<br />
trí địa lý khác nhau nên điều kiện phát triển và hoạt động cũng khác nhau. Những giải pháp<br />
đưa ra chỉ có tính chất thời điểm và gắn với từng không gian nghiên cứu nhất định, khó có<br />
thể áp dụng được cho các ngân hàng khác nhau.<br />
Chính vì vậy,luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Agribank Chi nhánh<br />
huyện Mộc Châu Sơn La sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động dịch vụ NHBL tại<br />
Agribank Chi nhánh huyện Mộc Châu Sơn La trong giai đoạn 2010 – 2014, gắn hoạt<br />
<br />
động này trong bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mộc Châu<br />
nói riêng, từ đó có những nhận xét, đánh giá về những mặt được và chưa được vể hoạt<br />
động NHBL tại đơn vị, đồng thời xây dựng các giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại<br />
Agribank Chi nhánh huyện Mộc Châu Sơn La trong giai đoan 2015 – 2020 và tất nhiên<br />
các giải pháp đưa ra cũng chỉ áp dụng đúng với Agribank Chi nhánh huyện Mộc Châu<br />
Sơn La, còn các đơn vị khác trong ngành ngân hàng chỉ có tính chất tham khảo.<br />
Trong các công trình đã công bố, chưa có công trình nghiên cứu nào, luận văn thạc<br />
sỹ, luận án tiến sỹ nào nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Agribank<br />
Chi nhánh huyện Mộc Châu Sơn La. Chính vì vậy, đây là đề tài mới, không trùng lặp với<br />
các tài liệu, công trình đã nghiên cứu trước đó và có những điểm khác biệt.<br />
Chương 2: Lý luận chung về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân<br />
hàng thương mại<br />
2.1. Khái niệm và các hoạt động của Ngân hàng thương mại<br />
NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển<br />
của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng<br />
đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, nền kinhtế hàng hoá càng phát triển<br />
mạnh mẽ thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành một nhân tố không thể<br />
thiếu của nền kinh tế hàng hóa.<br />
Ta có thể định nghĩa được NHTM là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các<br />
doanh nghiệp, TCKT và cá nhân thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số<br />
vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ<br />
ngân hàng cho các đối tượng trên.<br />
Các hoạt động chính của NHTM bao gồm: Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín<br />
dụng, Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, Hoạt động dịch vụ chứng khoán, Hoạt<br />
động kinh doanh bảo hiểm, Tham gia thị trường tiền tệ, Hoạt động uỷ thác và đại lý liên<br />
quan đến hoạt động ngân hàng....<br />
2.2. Dịch vụ NHBL và phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của các Ngân hàng<br />
thương mại<br />
<br />
Theo tính chất hoạt động của ngân hàng thương mại có thể chia thành: ngân hàng<br />
bán buôn và ngân hàng bán lẻ. Có nhiều các định nghĩa về dịch vụ NHBL nhưng chúng<br />
ta có thể hiểu theo cách phổ biến nhất, dịch vụ NHBL là dịch vụ ngân hàng cung cấp các<br />
sản phẩm dịch vụ tài chính cho khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, các DNVVN.<br />
Đặc điểm của dịch vụ NHBL:Phục vụ chủ yếu cho các khách hàng là cá nhân và các<br />
DNVVN. Giá trị từng khoản giao dịch không lớn.Sản phẩm của dịch vụ NHBL vừa có sản<br />
phẩm thuộc tài sản nợ như tiết kiệm dân cư, vừa có sản phẩm thuộc tài sản có như cho vay cá<br />
nhân.Chính sách, phương thức quản lý, cách thức tiếp thị, yêu cầu về nguồn nhân lực khác<br />
với các NHBB khi khách hàng là các công ty lớn.<br />
Quan điểm cá nhân về phát triển dịch vụ NHBL: Nhận thấy xu hướng phát triển<br />
tiềm năng của dịch vụ bán lẻ và tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong lĩnh<br />
vực tài chính ngân hàng nói riêng cũng như mọi mặt đời sống hiện nay.<br />
Với cách nhìn nhận trên, phát triển dịch vụ NHBL dựa trên nền tảng công nghệ cao<br />
và tập trung vào phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) có tính quyết định.<br />
Trong tương lai, ngân hàng nào đi đầu trong ứng dụng công nghệ cao và đưa ra các sản<br />
phẩm tiện ích theo hướng tăng hàm lượng công nghệ phục vụ nhu cầu khách hàng sẽ trở<br />
thành “người chiến thắng” trong phát triển dịch vụ NHBL.<br />
Các điều kiện để phát triển các dịch vụ NHBL của NHTM:Nguồn nhân lực, trang<br />
thiết bị kỹ thuật, công nghệ, các chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ NHBL, phát<br />
triển mạng lưới, phát triển hệ thống thông tin thị trường.<br />
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ NHBL của các NHTM.<br />
Sự phát triển của dịch vụ bán lẻ chịu ảnh hưởng bởi nhân tố khách quan và nhân tố<br />
chủ quan.<br />
- Nhân tố khách quan: Sự phát triển của nền kinh tế, trình độ dân trí và thu nhập<br />
bình quân dân cư, sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đời<br />
sống, chính sách của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước.<br />
- Nhân tố chủ quan: Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực,dịch vụ sản<br />
phẩm, chính sách Marketing.<br />
<br />
2.4. Những tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển dịch vụ NHBL của NHTM<br />
Một số tiêu chí thông thường để đánh giá sự phát triển dịch vụ NHBL tại một số<br />
NHTM:Tỷ trọng thu nhập ròng của NHBL trong tổng thu nhập của ngân hàng; Số lượng<br />
khách hàng và thị phần; Tỷ trọng sử dụng dịch vụ bán lẻ; Hệ thống chi nhánh và kênh phân<br />
phối;Tính đa dạng và an toàn của sản phẩm; Tính hiệu quả của chính sách Marketing; Đầu<br />
tư vào chất lượng của nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng; Sự hài lòng của khách hàng; Giá trị<br />
thương hiệu.<br />
Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Agribank chi<br />
nhánh Mộc châu - Sơn La<br />
3.1. Giới thiệu về Agribank Chi nhánh huyện Mộc Châu Sơn La<br />
Agribank Chi nhánh huyện Mộc Châu Sơn La là chi nhánh loại 3, trực thuộc Ngân<br />
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Sơn La, được thành<br />
lập theo quyết định số 66/NH-QĐ ngày 8 tháng 7 năm 1988 do Phó Tổng Giám đốc Ngân<br />
hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Đạm ký. Agribank Chi nhánh huyện Mộc Châu<br />
Sơn La từ khi thành lập đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn<br />
nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế huyện Mộc Châu, đặc biệt đối với<br />
nông nghiệp,nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi<br />
đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự<br />
chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư<br />
vốn cho nền kinh tế.<br />
Cơ cấu tổ chức Agribank Chi nhánh huyện Mộc Châu Sơn La:Đứng đầu Agribank<br />
Chi nhánh huyện Mộc Châu Sơn La là Giám đốc - Người chịu trách nhiệm điều hành chung.<br />
Trợ giúp cho Giám đốc là các Phó Giám đốc: Phó Giám đốc phụ trách Kế toán, dịch vụ, điện<br />
toán, maketing; Phó Giám đốc phụ trách Tín dụng, kế hoạch.<br />
Giúp việc cho Giám đốc là 04 phòng chức năng:Phòng Hành chính và nhân sự;<br />
Phòng Kế hoạch Kinh doanh; Phòng Kế toán và ngân quỹ; Phòng giao dịch Thảo<br />
Nguyên.<br />
<br />
3.2. Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ Ngân hàng<br />
bán lẻ của Agribank Chi nhánh huyện Mộc Châu Sơn La.<br />
Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đó là:<br />
Kinh tế thế giới,kinh tếtrong nước, môi trường luật pháp, công nghệ, cạnh tranh,..<br />
Những yếu tố bên trong tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh đó là: Hệ<br />
thống quản lý, tổ chức nhân sự,....<br />
Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng những yếu tố bên trong cũng cũng như<br />
bên ngoài sẽ nắm được những thách thức và các cơ hội kinh doanh cho Agribank Chi<br />
nhánh huyện Mộc Châu Sơn La.<br />
3.3. Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Agribank Chi nhánh huyện Mộc<br />
Châu Sơn La<br />
- Huy động vốn dân cư<br />
Mặc dù gặp sự cạnh tranh quyết liệt của các Ngân hàng trên thị trường, năm 2014,<br />
hoạt động HĐV tiếp tục đạt được những khả quan về cả quy mô, tỷ trọng và tốc độ tăng<br />
trưởng. Các sản phẩm tiền gửi được nghiên cứu triển khai liên tục, đa dạng đáp ứng kịp<br />
thời nhu cầu của khách hàng.<br />
Quy mô và tỷ trọng HĐV đến 31/12/2014 đạt 697 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với<br />
năm 2013. Tỷ trọng huy động vốn dân cư/tổng huy động vốn đạt 97,5%. Xét về tăng<br />
trưởng HĐV trong 5 năm 2010-2014 thì tăng 87% cao hơn mức tăng của tổng huy động<br />
vốn 74%.<br />
Trong năm 2014, huy động vốn dân cư đều có sự tăng trưởng, mức tăng trưởng<br />
trung bình/tháng đạt hơn 14 tỷ đồng/tháng. Sự tăng mạnh này là do năm 2013 kéo dài<br />
sang năm 2014 tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn, thị<br />
trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán trầm lắng bên cạnh đó là sự điều<br />
hành quyết liệt của NHNN thông qua chính sách tiền tệ linh hoạt đã làm cho lượng lớn<br />
vốn trên thị trường chảy vào các NHTM đặc biệt là các NHTM lớn và có uy tín trên thị<br />
trường như Agribank Chi nhánh huyện Mộc Châu Sơn La.<br />
- Tín dụng<br />
<br />