TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rấ lớn tới hoạt<br />
động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng bán lẻ vẫn mang lại<br />
cho ngân hàng những nguồn thu ổn định và không ngừng gia tăng qua các năm. Nhận<br />
thức được tầm quan trọng và tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng<br />
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có những định hướng<br />
chung trong lộ trình phát triển là lựa chọn dịch vụ ngân hàng bán lẻ là chiến lược kinh<br />
doanh lâu dài, sớm đưa ra chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam.<br />
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Điện Biên (BIDV Điện<br />
Biên) có trụ sở đặt tại Thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên. Trong những năm gần<br />
đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước, đời sống dân cư trong tỉnh đã được nâng<br />
cao, nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất lớn. Song, việc mở<br />
rộng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Điện Biên còn chưa tương xứng<br />
với tiềm năng, doanh số hoạt động dịch vụ bán lẻ chưa cao, cũng như chưa có nhiều sản<br />
phẩm phù hợp để thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Đề tài “Phát triển dịch vụ ngân<br />
hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên”<br />
được lựa chọn nghiên cứu là phù hợp với yêu cầu và có ý nghĩa thực tiễn.<br />
Với mục đích chỉ ra được sự cần thiết phải phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại<br />
BIDV Điện Biên, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp giúp BIDV Điện Biên phát triển mạnh<br />
hơn nữa dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên địa bàn. Luận văn đã hệ thống hóa lý thuyết về<br />
dịch vụ ngân hàng, chủ yếu là dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phát triển dịch vụ ngân hàng<br />
bán lẻ. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Điện Biên,<br />
đánh giá được những mặt mạnh, hạn chế trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ<br />
tại BIDV và tổng kết được các nguyên nhân cần khắc phục. Từ đó, xây dựng được các<br />
giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh<br />
Điện .<br />
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục bảng biểu, Danh mục tài liệu<br />
<br />
tham khảo… nội dụng của luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ<br />
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư<br />
và Phát triển tỉnh Điện Biên.<br />
Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP<br />
Đầu tư & Phát triển tỉnh Điện Biên đến năm 2020.<br />
Trong chương 1, Luận văn trình bày cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng<br />
bán lẻ, đưa ra khái niềm dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phát triển dịch vụ<br />
ngân hàng bán lẻ và sự tất yếu phát triển dịch vụ bán lẻ trong nền kinh tế. Trọng tâm của<br />
chương 1 là lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, luận văn nêu rõ quan điểm<br />
phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là sự gia tăng số lượng các dịch vụ bán lẻ, mở rộng<br />
thị trường bán lẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ khách hàng nhằm đáp<br />
ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Trong chương này, luận văn cũng đưa ra một<br />
số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại<br />
như: quy mô và tốc độ tăng trưởng, mức độ gia tăng doanh số và thu nhập cho ngân hàng,<br />
sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần, số lượng dịch vụ và mức độ đa dạng hóa, hệ<br />
thống chi nhánh và kênh phân phối, mức độ đáp ứng nhu cầu khác hàng và giảm thiểu rủi<br />
ro,.... từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ gồm<br />
các nhân tố chủ quan và khách quan như: chiến lược, định hướng phát triển của ngân<br />
hàng, năng lực cạnh tranh, nguồn nhân lực, số lượng kênh phân phối, chất lượng sản<br />
phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp, môi trường kinh tế xã hội, chính trị - pháp luật, sự<br />
phát triển của khoa học công nghệ, nhân tố khách hàng ...<br />
Trong chương 2, sau phần khái quát về sự hình thành và phát triển của chi nhánh<br />
cũng như tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, khái quát về hoạt động kinh doanh của chi<br />
nhánh BIDV Điện Biên qua các năm, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng phát<br />
triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh qua các năm 2012-2014 thông qua các nhóm<br />
sản phẩm sau:<br />
Về huy động vốn dân cư<br />
Thứ nhất về quy mô và tốc độ tăng trưởng, ta có thể thấy tiền gửi dân cư chiếm tỷ<br />
<br />
trọng lớn trong huy động vốn của chi nhánh. Tính đến hết 31/12/2014 tiền gửi cá nhân tại<br />
chi nhánh là 946 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2013 và chiếm đến 66,8% trong tổng<br />
nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Năm 2012 lợi nhuận thu được từ huy động vốn là<br />
4,5 tỷ đồng nhưng đến năm 2014 lợi nhuận từ hoạt động này mang lại là 9,3 tỷ đồng cao<br />
gần gấp 2 lần so với năm 2012.<br />
Thứ hai về thị phần, hiện tại BIDV Điện Biên đứng thứ hai trên địa bàn tỉnh về<br />
quy mô huy động vốn khách hàng cá nhân, sau ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông<br />
thôn tỉnh Điện Biên.<br />
Thứ ba về cơ cấu huy động vốn, tốc độ tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn<br />
khu vực KHCN tăng qua các năm lần lượt là 10% năm 2013/2012 và 32% năm<br />
2014/2013. tốc độ tăng trưởng vốn huy động trung dài hạn có xu hướng giảm vào năm<br />
2014, nguyên nhân do những bất ổn trong điều kiện kinh tế xã hội, tác động đến tâm lý<br />
người gửi tiền, người gửi tiền có xu hướng gửi ngắn hạn thay vì lựa chọn gửi trung, dài<br />
hạn như năm 2013. Do đặc thù về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, tiền đồng chiếm tỷ<br />
trọng lớn đối với cả loại có kỳ hạn cũng như không kỳ hạn. Lượng vốn huy động ngoại tệ<br />
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn, chỉ chiếm chưa đến 1%, lượng vốn huy động bằng<br />
vàng bằng không, do BIDV Điện Biên chưa triển khai tiết kiệm bằng vàng.<br />
Về tín dụng bán lẻ<br />
Thứ nhất về tốc độ tăng trưởng, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi những biến động về kinh<br />
tế dẫn đến hoạt động tín dụng bán lẻ của các NHTM gần như ngừng trệ nhưng dư nợ bán lẻ<br />
của BIDV Điện Biên tăng trưởng khá ổn định qua các năm. Năm 2013 dư nợ tăng 210 tỷ so<br />
với năm 2012 và năm 2014 tăng 336 tỷ so với năm 2013. Dư nợ tín dụng đến 31/12/2014 đạt<br />
1.927 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2013 (STĐ tăng 334 tỷ đồng) đạt 100% kế hoạch giao<br />
(KH giao 1.927 tỷ đồng), cao hơn mức tăng trưởng chung của hệ thống là 0,7% (hệ thống<br />
tăng trưởng là 20,3%); Dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 499 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch, kế<br />
hoạch giao là 470 tỷ đồng, tăng 27,2% so với năm 2013, cao hơn mức tăng trưởng của hệ<br />
thống là 7,4% (hệ thống tăng trưởng là 19,8%). Năm 2014 lợi nhuận thu được từ tín dụng<br />
bán lẻ là 20.2 tỷ đồng.<br />
Thứ hai về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu luôn được chi nhánh giữ ở mức thấp<br />
<br />
so với hệ thống BIDV và so với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Tỷ lệ nợ xấu tại chi<br />
nhánh tăng trong hai năm 2013, 2014, điều này là do tình hình kinh tế chung còn khó<br />
khăn nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.<br />
Thứ ba về cơ cấu tín dụng<br />
BIDV Điện Biên ngày càng hoàn thiện hơn danh mục tín dụng bán lẻ cho khách<br />
hàng. Hiện cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ bán lẻ của chi nhánh.<br />
Về dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
Đây là loại hình dịch vụ mới được triển khai tại chi nhánh và đang được tích cực<br />
giới thiệu tới khách hàng và bước đầu có doanh thu từ dịch vụ này.<br />
Về dịch vụ thẻ<br />
Được đánh giá là m ột trong những dich<br />
̣ vu ̣ cố t lõi nhằ m l ôi kéo đố i t ượng khách<br />
hàng cá nhân, dịch vụ thẻ đang từng b ước được BIDV chú trọng phát triển . Thẻ bao gồm<br />
Thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế. Ngoài ra, luận văn cũng đã<br />
đưa ra được các chỉ tiêu như số lượng thẻ phát hành, thị phần thẻ, doanh thu từ thẻ, các<br />
điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) ...<br />
Về dịch vụ thanh toán<br />
Là một chi nhánh nhỏ khu vực miền núi phía bắc, chính vì vậy mà tại chi nhánh<br />
chưa có sự tách bạch, phân chia rõ giữa giao dịch khách hàng cá nhân và giao dịch khách<br />
hàng doanh nghiệp. Do đó chưa có con số thống kê chính xác về doanh thu từ dịch vụ<br />
thanh toán đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh.<br />
Một số dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác<br />
Luận văn cũng đã thống kê về một số dịch vụ bán lẻ khác đang được triển khai tại<br />
chi nhánh tuy chưa mang lại doanh thu lớn nhưng cũng đã góp phần làm đa dạng hóa<br />
danh mục sản phẩm bán lẻ tại chi nhánh như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chuyển tiền kiều<br />
hối, WU, dịch vụ thu hộ.<br />
Nhưng kết quả đạt được trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh<br />
Với định hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ chuyên cung cấp các dịch vụ ngân<br />
hàng hiện đại, Chi nhánh BIDV Điê ̣n Biên nh ững năm qua đã có những bước đi rõ nét,<br />
phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Lợi nhuận từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ không<br />
<br />
ngừng tăng lên qua các năm, BIDV Điện Biên đã cung ứng ra thị trường một danh mục sản<br />
phẩm bán lẻ đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Nền khác hàng bán lẻ của chi<br />
nhanh không ngừng gia tăng đặc biệt là các khách hàng thân thiết và khách hàng quan<br />
trọng. Hệ thống kênh phân phối là các phòng giao dịch được phân bố hầu hết tại các khu<br />
vực quan trọng trong khu vực huyện Điện Biên và khu vực thành phố. Tuy nhiên, phát<br />
triển dịch vụ tại chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như kết quả hoạt động kinh<br />
doanh còn chưa tương xứng với tiềm năng là một trong những ngân hàng lâu đời và lớn<br />
nhất cả nước, đối tượng khác hàng bán lẻ còn hạn chế chỉ bao gồm khách hàng cá nhân và<br />
hộ gia đình, ....<br />
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Điê ̣n Biên còn ồt n tại rất nhiều khó khăn,<br />
hạn chế. Luận văn nêu ra nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn<br />
chế trên.<br />
Nguyên nhân khách quan<br />
Thứ nhất, do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, dân trí thấp, người<br />
dân còn xa lạ với các dịch vụ ngân hàng.<br />
Thứ hai, cơ sở hạ tầng đầu tư chậm và thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng đến việc triển<br />
khai công nghệ ngân hàng hiện đại.<br />
Thứ ba, Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn.<br />
Nguyên nhân chủ quan<br />
Mạng lưới của BIDV Điện Biên còn hạn chế. Về mô hình tổ chức chưa bố trí theo<br />
sản phẩm và hướng tới khách hàng, các kênh phân phối chủ yếu theo mô hình truyền<br />
thống, chưa tận dụng được mạng lưới hiện có để phát triển đầy đủ, đồng bộ hơn các sản<br />
phẩm bán lẻ. Chi nhánh chưa có bộ phận Marketing chuyên trách là đầu mối chung trong<br />
mở rộng, phát triển hoạt động bán lẻ của BIDV.<br />
Chính sách, chiến lược kinh doanh bán lẻ còn chưa hiệu quả, các sản phẩm đã<br />
phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng chưa có tính cạnh tranh so với các<br />
ngân hàng khác.<br />
Các chính sách nhằm thu hút vốn từ cá nhân còn nghèo nàn, chưa linh hoạt, chưa<br />
phù hợp với đặc điểm của vùng và của từng khách hàng cụ thể.<br />
<br />