TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
LÊ PHƯƠNG THẢO<br />
<br />
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ<br />
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN<br />
VIỆT NAM TÍN NGHĨA<br />
<br />
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS ĐỖ TẤT NGỌC<br />
<br />
Hà Nội. 2011<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Sự cần thiết của đề tài<br />
Nhiều ngân hàng đã đầu tư rất mạnh cho công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết<br />
cho phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ động đối<br />
mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập. Dịch vụ ngân hàng hiện đại đã trở<br />
thành thói quen với hầu hết người tiêu dùng trên thế giới, nhưng còn khá m ới mẻ đối<br />
với người dân Việt Nam.<br />
Thực tế, việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang đem lại doanh thu ngày càng<br />
tăng cho các ngân hàng thương mại. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khu<br />
vực dịch vụ này sẽ không ngừng phát triển và đẩy cuộc cạnh t ranh lên cao dẫn đến<br />
phân hóa dịch vụ giữa các ngân hàng. Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa cũng<br />
nhận thức được tầm quan trọng của thị trường bán lẻ. Ban lãnh đạo NH TMCP Việt<br />
Nam Tín Nghĩa luôn quan tâm sát sao và chỉ đạo để phát triển lĩnh vực dịch vụ nà y.<br />
Tuy nhiên, Tinnghiabank là ngân hàng mới và các dịch vụ bán lẻ tại TNB chưa có<br />
nhiều sản phảm mới chỉ có các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cơ bản như dịch vụ tiền gửi,<br />
dịch vụ cho vay và dịch vụ thanh toán. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài: “Phát<br />
triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa”, với<br />
mong muốn khách hàng sẽ biết đến dịch vụ bán lẻ của TNB nhiều hơn, để tăng doanh<br />
thu từ dịch vụ, sự bền vững và uy tín của TNB tiếp tục được khẳng định, hướng tới vị<br />
trí về cung cấp sản phảm bán lẻ tốt trên địa bàn Hà Nội.<br />
Mục đích nghiên cứu của đề tài<br />
Luận văn “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa”<br />
với mục đích : Làm rõ thêm lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM<br />
Việt Nam. Phân tích, nhận xét, đ ánh giá thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NH<br />
TMCP Việt Nam Tín Nghĩa. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ<br />
ngân hàng bán lẻ tại NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, tư duy logic, các phương<br />
pháp kỹ thuật thống kê, so sánh và đánh giá, phỏng vấn chuyên gia… để đưa ra kết<br />
quả phân tích nhằm giúp cho công tác nghiên cứu thuận lợi và đạt kết quả tốt.<br />
<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN<br />
HÀNG BÁN LẺ - CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM<br />
1.1. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NHTM<br />
Khái niệm và đặc điểm dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại<br />
Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ<br />
Thuật ngữ “ngân hàng bán lẻ” xuất phát bởi từ gốc tiếng Anh “Retail banking” được<br />
đưa vào sử dụng tại Việt Nam trong những năm đầu của thập kỷ 90. Mặc dù vậy, khái<br />
niệm này không hàm ý về một lĩnh vực hoạt động mới của ngân hàng mà là những<br />
hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân: Retail<br />
Banking is banking services for individual consumers .<br />
Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ châu Á – AIT thì dịch vụ ngân<br />
hàng bán lẻ là cung ứng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các<br />
doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận<br />
trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn<br />
thông và công nghệ thông tin.<br />
Theo WTO, dịch vụ ngân hàng bán lẻ là loại hình dịch vụ điển hì nh của ngân hàng nơi<br />
khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại các điểm giao dịch của NH để thực hiện<br />
các dịch vụ như gửi tiền, vay tiền, thanh toán, kiểm tra tài khoản, dịch vụ thẻ. Đối với<br />
các ngân hàng thương mại, dịch vụ NHBL giữ vai trò quan trọng t rong việc nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần, mang lại nguồn thu ổn định và chất lượng cho<br />
các NH. Bên cạnh đó, nó mang lại cơ hội đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ phi<br />
ngân hàng, cơ hội bán chéo với cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.<br />
Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ<br />
Đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ chính vì<br />
vậy số số lượng khách hàng rất đông, có thể đến chục triệu KH. Số lượng khách hàng<br />
vô cùng lớn nhưng giá trị từng khoản giao dịch không cao. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ<br />
có tính phân tán, số lượng KH lớn, số giao dịch phát sinh ngày càng nhiều NHTM<br />
không ngừng mở rông các kênh phân phối để đưa sản phẩm dịch vụ của mình đến với<br />
KH. Sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ công<br />
nghệ thông tin của nền kinh tế nói chung và của bản thân mỗi ngân hàng nói riêng.<br />
Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ<br />
<br />
Đứng trên giác độ kinh tế xã hội, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tác dụng đẩy nhanh qu á<br />
trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế. Dịch<br />
vụ NHBL sẽ làm rút ngắn thời gian giao dịch giữa ngân hàng và KH, làm cho tiền tệ<br />
có thể nhanh chóng chuyển từ tay khách hàng đến ngân hàng và ngược lại. Dịch vụ<br />
NHBL phát triển tạo điều kiện cho NH phân tán rủi ro. Dịch vụ NHBL phát triển góp<br />
phần mở rộng quy mô và mạng lưới tăng thương hiệu ngân hàng trên thị trường. Đối<br />
với khách hàng, dịch vụ NHBL của NHTM phát triển mang lại sự an toàn, tiết kiệm,<br />
thuận tiện và nhanh chóng cho KH trong quá trình sử dụng thu nhập của dân cư.<br />
Các hình thức của dịch vụ ngân hàng bán lẻ<br />
Dịch vụ Thẻ: Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ<br />
phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng<br />
công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng. Hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân,<br />
thẻ trở thành công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển hoạt động ngân hàng bán<br />
lẻ của các ngân hàng.<br />
* Phân loại: Có rất nhiều tiêu thức để phân loại thẻ nhưng chủ yếu người ta sử dụng<br />
theo 2 phương thức chính: Phân loại theo công nghệ sản xuất và phân loại theo tính<br />
chất thanh toán của thẻ. Nếu căn cứ theo công nghệ sản xuất chia th ành 3 loại: thẻ in<br />
nổi, thẻ từ và thẻ thông minh. Nếu căn cứ vào tính chất thanh toán có thể chia thành<br />
thẻ tín dụng ( Credit card ) và thẻ ghi nợ ( Debit card ).<br />
Dịch vụ ngân hàng điện tử : Theo bài viết “ How the internet redfines banking”, tạp<br />
chí the Australian Banker, tuyển tập 133, số 3,6/1999 cho rằng: dịch vụ ngân hàng<br />
điện tử là một hệ thống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch<br />
vụ của ngân hàng thông qua việc nối mạng máy tính cá nhân với mạng máy tính của<br />
ngân hàng.<br />
Các dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm: Dịch vụ ngân hàng điện tử gồm các dịch<br />
vụ như: dịch vụ ngân hàng qua mạng internet ( Internet -banking), dịch vụ ngân hàng<br />
tại nhà ( Home – banking), Ngân hàng qua điện thoại ( Phone- Banking), Dịch vụ<br />
ngân hàng qua mạng điện thoại di động ( Mobile- banking )<br />
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối: Đây là dịch vụ dành cho đối tượng là những người<br />
nước ngoài chuyển tiền về hỗ trợ người thân, hoặc cá nhân muốn chuyển tiền sin h<br />
<br />
hoạt phí cho cá nhân khác một cách nhanh chóng. Các ngân hàng làm đại lý nhận lệnh<br />
cho các hàng chuyển tiền như Western Union, Moneygram…<br />
1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - CHO VAY KHÁCH<br />
HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM<br />
1.2.1. Quan niệm về sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM<br />
Phát triển dịch vụ bán lẻ của NHTM là việc mở rộng quy mô, gia tăng các tiện ích,<br />
nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động hiện có; thu hẹp các hoạt động<br />
không còn phù hợp; triển khai các hoạt động mới phù hợp với nhu cầu của thị trường,<br />
khả năng của ngân hàng, tiềm năng của xã hội, theo định hướng và mục tiêu phát triển<br />
của ngân hàng đó.<br />
1.2.2. Các hình thức cho vay KH cá nhân<br />
Cho vay đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình là các khoản cho vay nhỏ lẻ nhằm<br />
tài trợ cho nhu cầu chi tiêu, mua sắm của cá nhân và hộ gia đình. Khoản tiền vay này<br />
thường được sử dụng vào những mục đích như xây dựng, sửa chữa và mua nhà ở, mua<br />
ô tô, du học…Cho vay cá nhân gồm:<br />
a. Cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng có thể dưới các dạng sau: Cho vay trả một<br />
lần, Cho vay trả góp, Cho vay cầm cố, Cho vay thế chấp, Cho vay thẻ tín dụng.<br />
b. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Đây là hoạt động cho vay theo hình thức cho vay<br />
tín chấp, cho vay trên tài khoản thanh toán của KH mở tại NH. Đây là hình thức vay<br />
vốn được áp dụng nhiều trên thế giới vì vậy theo hạn mức thấu chi tạo điều kiện cho<br />
KH chủ động và linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên hạn mức cho v ay<br />
thường thấp và lãi suất vay thường cao và được tính theo ngày.<br />
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ bán lẻ của NHTM<br />
Sự đa dạng và tiện ích của sản phẩm dịch vụ: Trước nhu cầu ngày càng đa dạng và<br />
khắt khe hơn cũng như sự hiểu biết ngày càng cao của KH, các NH không ngừng cải<br />
tiến, phát triển sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ KH. Xu thế đa dạng<br />
hóa sản phẩm dịch vụ của NHTM phải phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội<br />
của từng quốc gia nhằm thu hút được đông đảo lư ợng KH, gia tăng lợi nhuận đồng<br />
thời đảm bảo kiểm soát rủi ro và chi phí hợp lý nhất.<br />
Số lượng khách hàng: Trong nền kinh tế thị trường, số lượng khách hàng là tiêu chí<br />
chung để đánh giá bất kỳ dịch vụ kinh doanh nào. Đối với dịch vụ ngân hàng nói<br />
<br />