MỞ ĐẦU<br />
1.<br />
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
"Ngày nay, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ<br />
thông tin đã tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy, sự phát triển<br />
của các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, hay còn gọi<br />
là các sản phẩm ngân hàng điện tử là một xu hướng mang tính tất yếu, khách quan mà bất kỳ<br />
một ngân hàng nào cũng phải trải nghiệm nếu muốn bắt kịp vào sự phát triển chung của cả<br />
nền kinh tế.<br />
Với tầm nhìn chiến lược tới năm 2020 sẽ là ngân hàng số một về bán lẻ,<br />
Vietcombank trong những năm gần đây đã có những chiến lược nhất định trong công<br />
tác phát triển hoạt động ngân hàng điện tử. Lợi ích của hoạt động này mang lại là rất<br />
lớn, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi quá trình nghiên cứu, tìm tòi<br />
nhằm phòng ngừa và nhanh chóng phát hiện để hoàn thiện hơn dịch vụ này tại<br />
Vietcombank.<br />
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu trung du miền núi<br />
phía bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng<br />
đồng bằng Bắc Bộ. Thêm vào đó, Thái Nguyên có số lượng trường đại học, cao đẳng<br />
lớn thứ ba trong cả nước, trình độ dân trí ngày càng nâng cao. Như vậy, tiềm năng<br />
phát triển hoạt động ngân hàng điện tử của Vietcombank Thái Nguyên còn rất lớn.<br />
Song, thực tiễn phát triển dịch vụ này đã cho thấy còn nhiều khó khăn, hạn chế cần<br />
khắc phục trên con đường hướng tới vị thế lớn mạnh của Vietcombank Thái Nguyên<br />
trên thị trường."<br />
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu “Phát triển dịch vụ ngân<br />
hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Thái<br />
Nguyên” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ của mình.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
"Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản có liên quan đến việc phát triển dịch<br />
vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại."<br />
"Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại<br />
Vietcombank Thái Nguyên."<br />
"Đề xuất giải pháp để thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại<br />
Vietcombank Thái Nguyên."<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
"Đối tượng nghiên cứu: Công tác phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại<br />
ngân hàng thương mại."<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
-<br />
<br />
"Về mặt lý luận: Tập trung tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngân<br />
<br />
hàng điện tử và các nội dung phát triển ngân hàng điện tử.<br />
- Về mặt thực tiễn: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của<br />
Vietcombank Thái Nguyên trên cơ sở hệ thống số liệu thu thập và xử lý trong thời<br />
gian từ năm 2013 – quý II/2016, giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2016 –<br />
2020."<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài<br />
4.1. Câu hỏi nghiên cứu<br />
"Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần<br />
trả lời các câu hỏi sau:<br />
Thực trạng về hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại<br />
Vietcombank Thái Nguyên như thế nào? Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên<br />
nhân hạn chế là gì?<br />
Những giải pháp nào để đẩy mạnh hoạt động ngân hàng điện tử của<br />
Vietcombank Thái Nguyên?"<br />
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
"Trong luận văn, tác giả sử dụng đa dạng phương pháp như: Phương pháp<br />
chọn địa điểm, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích thông tin,<br />
thống kê, tổng hợp dữ liệu… Để thực hiện được nghiên cứu, tác giả tiến hành thu<br />
thập nguồn tài liệu thứ cấp bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tài liệu thứ cấp là<br />
những số liệu được thu thập thông qua việc thống kê, nghiên cứu các văn bản pháp<br />
quy của Nhà nước, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo, luận văn, website viết về hoạt<br />
động ngân hàng điện tử."<br />
5. Kết cấu của đề tài<br />
"Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục<br />
bảng, tài liệu tham khảo; luận văn được chia thành 03 chương:<br />
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank<br />
Thái Nguyên<br />
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank<br />
Thái Nguyên"<br />
<br />
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ<br />
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ<br />
1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
"Ngân hàng điện tử theo tiếng anh là Electronic- Banking viết tắt là EBanking. Khái niệm này có rất nhiều cách hiểu khác nhau, song tựu chung lại, ngân<br />
hàng điện tử được hiểu là một loại hình thương mại trong đó cung cấp các dịch vụ<br />
tài chính, ngân hàng với sự tương tác của khách hàng và ngân hàng thông qua sự trợ<br />
giúp của công nghệ thông tin.<br />
Dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ ngân hàng được cung cấp thông qua<br />
phương thức điện tử. Trong đó, phương thức điện tử dùng để chỉ toàn bộ quy trình,<br />
hệ thống phương tiện giao dịch điện tử như máy tính cá nhân, điện thoại, POS,<br />
ATM,…; hệ thống quản lý và xử lý dữ liệu – giao dịch tại các ngân hàng; hệ thống<br />
giao tiếp và xử lý giao dịch liên ngân hàng."<br />
1.1.2. Các giai đoạn phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
"Dịch vụ ngân hàng điện tử bắt đầu xuất hiện vào vào những năm tám mươi<br />
tại Mỹ. Đến nay, dịch vụ này đã trải qua những giai đoạn phát triển sau:<br />
- Website quảng cáo (Brochure – ware)<br />
- Tra cứu thông tin và truy vấn tài khoản qua mạng (Internet Banking<br />
Information)<br />
- Hoạt động của ngân hàng thông qua Internet (Internet Banking)<br />
- Phát triển Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking)"<br />
1.1.3. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
1.1.3.1. Internet Banking<br />
"Dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet Banking) là kênh phân phối rộng<br />
các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tới khách hàng, cung cấp cho khách hàng nhiều<br />
tiện ích nổi bật mà không cần đến ngân hàng. Với Internet banking, khách hàng có<br />
thể Truy vấn thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tiết kiệm trực tuyến, giao<br />
dịch tiền vay, đăng ký sử dụng và thay đổi yêu cầu sử dụng các dịch vụ khác…"<br />
"1.1.3.2. Mobile Banking<br />
<br />
Mobile banking là dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, cho phép khách hàng<br />
thực hiện nhiều loại giao dịch với thao tác đơn giản, tiện lợi chỉ trên chiếc điện thoại di<br />
động. Với mobile banking, khách hàng có thể truy vấn thông tin, thực hiện các giao dịch<br />
thanh toán, tra cứu thông tin khác như tỷ giá, lãi suất…"<br />
"1.1.3.3. SMS Banking<br />
SMS banking là dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di động, giúp khách<br />
hàng giao dịch với ngân hàng 24h x 7 ngày bằng cách nhắn tin theo cú pháp đã định sẵn<br />
qua tổng đài. Với SMS banking, khách hàng có thể nhận được thông báo thay đổi số dư,<br />
lịch sử một số giao dịch gần nhất, nạp tiền điện thoại di động…"<br />
"1.1.3.4. Phone Banking<br />
Dịch vụ này hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch với Ngân hàng 24/7 ngày thông<br />
qua số tổng đài của Trung tâm dịch vụ khách hàng. Thông qua các phím chức năng được cài<br />
đặt trước, khách hàng sẽ được phục vụ một cách tự động hoặc thông qua nhân viên tổng đài.<br />
Với Phone Banking, khách hàng có thể truy vấn thông tin, thực hiện một số giao dịch khẩn cấp<br />
và một số dịch vụ khác như tra cứu tỷ giá, lãi suất, thông tin sản phẩm dịch vụ của ngân hàng,<br />
chương trình khuyến mãi…"<br />
"1.1.3.5. Dịch vụ thẻ<br />
Thẻ ghi nợ (debit card)<br />
Là loại thẻ thanh toán cung cấp cho chủ thẻ khả năng truy nhập vào tài khoản mở tại<br />
định chế tài chính. Việc thanh toán liên quan đến thẻ ghi nợ được kết nối với một tài khoản<br />
tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại ngân hàng.<br />
Thẻ tín dụng (Credit Card)<br />
Thẻ tín dụng (Credit card) là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, cung cấp<br />
cho người sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau. Hiện nay trên thế giới thẻ tín dụng<br />
chủ yếu được phân loại theo công nghệ sản xuất và được chia thành 3 loại: thẻ in nổi, thẻ từ<br />
và thẻ thông minh."<br />
"1.2. Nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
1.2.1. Khái niệm về phát triển ngân hàng điện tử<br />
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử được hiểu là sự tăng trưởng về quy mô<br />
cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử, sự gia tăng mức độ đa dạng của các sản phẩm<br />
<br />
ngân hàng điện tử, mức độ đa dạng hệ thống các kênh phân phối, cũng như chất<br />
lượng của các dịch vụ nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng<br />
trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu của ngân hàng. Như vậy, khái niệm này có thể được<br />
diễn giải bao gồm cả hai khía cạnh: phát triển theo chiều rộng và phát triển theo<br />
chiều sâu."<br />
"1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
1.2.2.1. Tiêu chí về số lượng<br />
- Sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử và sự mở rộng<br />
danh mục sản phẩm.<br />
- Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.<br />
- Số lượng và giá trị giao dịch của dịch vụ ngân hàng điện tử.<br />
1.2.2.2. Tiêu chí về chất lượng<br />
- Mức độ an toàn và bảo mật thông tin.<br />
- Khả năng đáp ứng.<br />
- Sự nhanh chóng, thuận tiện."<br />
"1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện<br />
tử<br />
1.2.3.1. Nhân tố khách quan<br />
- Môi trường pháp lý<br />
- Môi trường kinh tế- xã hội<br />
- Sự phát triển của thương mại điện tử<br />
- Sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
1.2.3.2. Nhân tố chủ quan<br />
- Năng lực quản lý và mô hình tổ chức của các ngân hàng<br />
- Chất lượng nguồn nhân lực<br />
- Sự phát triển của công nghệ thông tin<br />
- Hệ thống bảo mật thông tin<br />
- Hệ thống quản trị, phòng ngừa rủi ro"<br />
1.3. Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam và một số<br />
nƣớc trên thế giới<br />
<br />