TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
MỞ ĐẦU<br />
Đối mặt với bối cảnh suy thoái và khủnghoảng nền kinh tế hiện nay, các ngân hàng<br />
đã tiến hành phát triển và hoàn thiện hệ thống kinh doanh của mình, đặc biệt phải kể đến<br />
hoạt động phát triển TDBL nhằm mục tiêu ổn định thu nhập, hạn chế rủi ro, tăng trưởng<br />
quy mô, lợi nhuận đồng thời phân tán rủi ro. Lợi thế nghiêng về các Ngân hàng thương<br />
mại cổ phần với sản phẩmđa dạng và nguồn nhân lực trẻ, năng động.<br />
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng nằm trong số đó, khi quyết định đẩy<br />
mạnh hoạt động TDBL nhằm phân tán rủi ro tín dụng và tận dụng tối đa nguồn lực của<br />
bộ máy. Trong nghiên cứu luận văn này, phạm vi được nghiên cứu làNgân hàng TMCP<br />
Bưu điện Liên Việt –Chi nhánh Đông Đô.Được thành lập từ 2009, trải qua 5 năm hình<br />
thành và phát triển – từ 2009 đến 2014, chủ trương Chi nhánh Đông Đô là tập trung bán<br />
buôn,”bước sang năm 2015, chủ trương thay đổi,Chi nhánh bước đầu chuyển dần sang<br />
phát triển bán lẻ.<br />
Hệ thống TDBL của chi nhánh đã được phát triển, tuy nhiên, thông qua các con số<br />
như cơ cấu dư nợ bán lẻ qua các năm chiếm tỷ lệ dưới 10% so với tổng dư nợ của Chi<br />
nhánh;;số lượng khách hàng ít;;dư nợ bán lẻ theo sản phẩm chủ yếu tập trung vào một sản<br />
phẩm phục vụSXKD – chiếm trên 80% trong giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy sự đa dạng<br />
sản phẩm là rất thấp; nhân sự TDBL còn non yếu, chủ yếu tập trung độ tuổi từ 24-30, khả<br />
năng và kinh nghiệm chưa vững để phát triển và duy trì hệ thống bán lẻ ổn định… cho<br />
thấy, hệ thống TDBL của chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại và khó khăn cần tháo gỡ và giải<br />
quyết.<br />
Vì thế, với mục tiêu tìm hướng đổi mới, phát triển“hoạt động của Chi nhánh, phù<br />
hợp với nhu cầu thực tiễn, tôi lựa chọn đề tài”“Phát triển hoạt động TDBL tại Ngân<br />
hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô”<br />
<br />
Với phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, trên cơ sở mục tiêu nghiên<br />
cứu là các lý luận cơ bản của hoạt động TDBL tại NHTM để tìm hiểu thực trạng phát<br />
triển của hoạt động TDBL và từ đó tìm ra các giải pháp để phát triển hoạt động TDBL tại<br />
NHTMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô. Luận văn tập trung vào nội dung<br />
nghiên cứu là tìm kiếm căn cứ luận điểm để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu như: Tiêu<br />
chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển hoạt động TDBL như thế<br />
nào? Thực trạng phát triển hoạt động TDBL tại chi nhánh ra sao? Các đánh giá và đề xuất<br />
giải pháp nhằm phát triển hoạt động TDBL để mang lại hiệu quả ngày càng cao?<br />
<br />
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ<br />
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
Khái niệm hoạt động tín dụng bán lẻ: TDBL là hình thức cấp tín dụng (cho vay,<br />
bảo lãnh, mở L/C,…) của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc<br />
tiêu dùng của khách hàng là các cá nhân , hô ̣ kinh doanh và các doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa<br />
theo quy định của ngân hàng.<br />
Để phát triển hoạt động TDBL, Ngân hàng cần phải phân loại hoạt động TDBL theo<br />
nhu cầu phát triển, mục đích cấp tín dụng, thời hạn cấp tín dụng… để từ đó đánh giá được<br />
nhu cầu khách hàng, đề ra biện pháp phù hợp để duy trì và phát triển từng loại hình phù<br />
hợp với nội lực Ngân hàng cũng như nhu cầu của thị” trường. Trong đó, phân loại theo<br />
mục đích sử dụng vốn vay cho phép Ngân hàng đưa ra được các sản phẩm phù hợp theo<br />
nhu cầu của khách hàng như: Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh, cho vay cầm cố, chiết<br />
khấu GTCG, cho vay tiêu dùng có TSĐB, cho vay mua sắm và sửa chữa nhà ở, cho vay<br />
mua ô tô, cho vay thấu chi và thẻ tín dụng, cho vay tín chấp…<br />
Quan niệm về phát triển hoạt động TDBL:sự phát triển hoạt động TDBL được<br />
hiểu là sự phát triển về số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách<br />
hàng dựa trên mục tiêu phát triển đảm bảo sự bền vững, hài hòa và đồng bộ của Ngân<br />
hàng.<br />
Các giải pháp để phát triển hoạt động TDBL: Xây dựng và hoàn thiện quy chế,<br />
quy trình và nội dung thực hiện đối với hoạt động TDBL; Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ<br />
TDBL, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường; Đẩy mạnh quảng cáo, phát triển mạng<br />
lưới kênh phân phối sản phẩm đến nhiều đối tượng khách hàng; Nâng cao chất lượng<br />
nguồn nhân lực phục vụ hoạt động TDBL.<br />
Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động TDBL:<br />
Các chỉ tiêu về dư nợ cho vay: dư nợ cho vay, tăng trưởng dư nợ tuyệt đối, dư nợ<br />
tương đối, tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ, …<br />
<br />
Các chỉ tiêu về số lượng khách hàng: số lượng khách hàng vay vốn thời điểm, chỉ<br />
tiêu tăng trưởng số lượng khách hàng vay vốn thời điểm.<br />
Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ: đây là chỉ tiêuphản ánh thu thuần từ<br />
hoạt động tín dụng bán lẻ mang lại đối với ngân hàng.<br />
Các chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ xấu, nợ quá hạn, trích lập dự phòng: các chỉ tiêu được<br />
trích lập dưa theo quy định của nhà nước và thể hiện khả năng quản lý và dự phòng rủi ro<br />
TDBL của chi nhánh, PGD…<br />
Các chỉ tiêu định tính về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng: sự<br />
hiểu biết của nhân viên về sản phẩm, sự quan tâm sẵn sàng giúp đỡ khách hàng, sự thuận<br />
tiện trong giao dịch.<br />
Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân<br />
hàng thƣơng mại:<br />
Các nhân tố chủ quan: Định hướng và chiến lược phát triển TDBL, quy mô vốn và<br />
khả năng phát triển của Ngân hàng, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng, nguồn nhân lực, hệ<br />
thống công nghệ thông tin.<br />
Các nhân tố khách quan: môi trường kinh tế, môi trường chính trị - pháp luật, môi<br />
trường văn hóa – xã hội, môi trường công nghệ thông tin, cạnh tranh trong ngành.<br />
Kinh nghiệm về phát triển hoạt động TDBL tại một số ngân hàng trong nƣớc<br />
và trên thế giới:<br />
Citibank với kinh nghiệm hoạt động tại Australia: chất lượng phục vụ khách hàng<br />
tốt, sản phẩm được ra đời dựa trên những thấu hiểu khách hàng đồng thời tạo sự khác biệt<br />
với các sản phẩm cùng loại của Ngân hàng khác, ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến,<br />
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.<br />
Ngân hàng BNP Paribas với kinh nghiệm tái cơ cấu tổ chức: Phân phối và phát<br />
triển sản phẩm, thực hiện nghiệp vụ và chăm sóc khách hàng, ohân tihcs và nghiên cứu<br />
chiến lược phát triển đổi mới dựa trên nhu cầu của thị trường.<br />
Kinh nghiệm của Ngân hàng trong nước: tận dụng hiểu biết về văn hóa, ngân hàng<br />
nội địa đã phát triển được sản phẩm sát với nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, cần học<br />
tập ngân hàng nước ngoài khi tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ phục<br />
<br />
vụ khách hàng cũng như phát triển những sản phẩm đã có trên thế giới nhằm đẩy mạnh<br />
dịch vụ TDBL trong nước phát triển.<br />
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI<br />
NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CN ĐÔNG ĐÔ<br />
Thực trạng tình hình TDBL tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – CN<br />
Đông Đô<br />
Xây dựng và ban hành chính sách cấp TDBL: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên<br />
Việt đã triển khai xây dựng và phổ biến kiến thức về TDBL trong Ngân hàng cũng như<br />
đến CN Đông Đô tuy nhiên còn mang tính chung chung, chưa đi vào chi tiết để xác định<br />
được chính xác đối tượng TDBL, từ đó có phương hướng phát triển hiệu quả.<br />
Quy trình cấp TDBL:Quy trình được thực hiện còn nhiều chồng chéo. Qua nhiều<br />
cấp quản lý và xử lý khiến thời gian giải quyết kéo dài, không hiệu quả.<br />
Mạng lưới điểm giao dịch: Một phòng giao dịch và một chi nhánh đang đặt ra đòi<br />
hỏi về sự mở rộng phát triển.<br />
Các loại hình sản phẩm TDBL: Chi nhánh Đông Đô đang tập trung hướng đến loại<br />
hình sản phẩm cho vay sửa chữa, mua sắm nhà ở và cho vay hưu trí.<br />
Hoạt động Marketing đối với hoạt động TDBL:chưa được quan tâm đúng mức để<br />
phát huy hiệu quả tốt nhất đến hoạt động TDBL.<br />
Nguồn nhân lực cho hoạt động TDBL: nhân lực còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và chưa<br />
được đào tạo hướng dẫn đầy đủ về TDBL.<br />
Kết quả phát triển TDBL tại Chi nhánh Đông Đô<br />
Dư nợ TDBL và số lượng khách hàng vay vốn:<br />
Tổng dư nợ TDBL của CN Đông Đô có nhiều biến động giai đoạn 2012 – 2015,<br />
trong đó, tỷ trọng dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ lại có xu hướng giảm. Muốn phát triển<br />
TDBL tại CN Đông Đô cần được quan tâm nhiều hơn.<br />
Số lượng khách hàng vay vốn TDBL tăng đều qua các năm giai đoạn 2012 -2015.<br />
<br />