TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Lý do chọn đề tài<br />
Đối với các nước trên thế giới có thể nói sự cạnh tranh tại các phân khúc thị<br />
trường lớn là lý do khiến các ngân hàng thương mại đi theo hướng “downstream” (xuôi<br />
dòng) để phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Từ một phân khúc thị trường vốn<br />
được coi là đối tượng phục vụ rất khó, giờ đây thị trường SMEs đã trở thành mục tiêu<br />
chiến lược của các ngân hàng trên toàn thế giới. Giờ đây, bất kể các thách thức lớn do<br />
khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua và tương lại chưa biết trước, nhiều<br />
ngân hàng dường như đang quyết tâm giữ cam kết đối với SMEs, đặc biệt là ở các thị<br />
trường mới nổi.<br />
Tuy nhiên, công tác phát triển sản phẩm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại<br />
vẫn còn một số hạn chế của rất nhiều ngân hàng khác nhau tại thị trường Việt Nam. Để<br />
phát triển thành các ngân hàng SMEs thực sự, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế<br />
(VIB) đã thực hiện xây dựng hệ thống chi nhánh chuyên biệt, hiểu rõ đặc thù cũng như<br />
các nhu cầu riêng biệt của các SMEs, tuy nhiên cần phải tạo dựng các phương pháp riêng<br />
nhằm nâng cao cơ hội khai thác, phát triển khách hàng SMEs (thể hiện số lượng doanh<br />
nghiệp thu hút cũng như tăng trưởng doanh số sản phẩm, dịch vụ nhưng vẫn quản trị rủi<br />
ro), khắc phục các thách thức từ trước đến nay về khẩu vị rủi ro, chi phí phục vụ tốn kém,<br />
nguồn lực, mạng lưới, dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp SMEs….<br />
Vậy đề tài được lựa chọn nghiên cứu “Phát triển sản phẩm đối với khách hàng<br />
SMEs tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)” và hy vọng rằng đề tài này sẽ<br />
góp phần đưa ra các giải pháp để các sản phẩm của VIB ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu<br />
đa dạng khách hàng SMEs cũng như quản lý rủi ro trong mỗi chu trình của chuỗi giá trị<br />
ngân hàng.<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ<br />
viết tắt, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu gồm 03<br />
chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp nhỏ và<br />
<br />
vừa của ngân hàng thương mại<br />
Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại<br />
VIB<br />
Chương 3: Giải pháp phát triển sản phầm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại<br />
Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB)<br />
<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐỐI<br />
VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NHTM<br />
<br />
1.1 Sản phẩm đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) của NHTM<br />
Trong phạm vi luận văn này, sản phẩm đối với SMEs được nghiên cứu dưới góc<br />
độ: sản phẩm cho vay và sản phẩm quản lý dòng tiền là sản phẩm chính cung cấp trực<br />
tiếp tới khách hàng SMEs.<br />
1.2 Phát triển sản phẩm đối với SMEs của NHTM<br />
Yếu tố thành công trong việc phát triển sản phẩm cho SMEs là:<br />
Thứ nhất, thời gian phê duyệt tín dụng nhanh và chính sách tín dụng đảm bảo<br />
an toàn, ổn định.<br />
Thứ hai, sản phẩm dịch vụ linh hoạt, được thiết kế phù hợp với từng đối tượng<br />
khách hàng.<br />
Thứ ba, các chương trình phát triển khách hàng được xác định rất rõ ràng.<br />
Thứ tư, mạng lưới phân phối lớn mạnh, rộng khắp, đội ngũ bán hàng hùng hậu<br />
tại các vùng tiềm năng lớn.<br />
Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển sản phẩm SMEs của NHTM:<br />
Thứ nhất, chỉ tiêu định tính: dựa vào sản phẩm dịch vụ khách hàng đang sử<br />
dụng tại các ngân hàng đối thủ; các yếu tố quan trọng để khách hàng SMEs lựa<br />
chọn ngân hàng; nhu cầu sử dụng sản phẩm mới; mức độ sẵn lòng sử dụng sản<br />
phẩm mới.<br />
<br />
Thứ hai, chỉ tiêu định lượng, bao gồm: số lượng khách hàng SMEs theo sản<br />
phẩm cho vay, huy động; doanh số theo sản phẩm; nợ xấu; thu nhập theo sản<br />
phẩm.<br />
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng<br />
Thứ nhất, nhân tố chủ quan bao gồm định hướng chiến lược ngân hàng, nguồn<br />
nhân lực, mô hình quản lý rủi ro tín dụng, hoạt động truyền thông.<br />
Thứ hai, nhân tố khách quan bao gồm môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh giữa<br />
các doanh nghiệp, chính sách của chính phủ dành cho SMEs, chính sách của ngân hàng<br />
đối thủ dành cho SMEs.<br />
<br />
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐỐI VỚI DOANH<br />
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ (VIB)<br />
<br />
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam<br />
2.1.1 Quá trình phát triển và hình thành<br />
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam<br />
Tên viết tắt: Ngân hàng Quốc Tế (VIB)<br />
Trụ sở: Tầng 1, 6, 7, Tòa nhà Cornerstone, 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà<br />
Nội.<br />
2.1.2 Cơ cấu tổ chức<br />
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)<br />
2.2 Thực trạng phát triển sản phẩm SMEs tại VIB giai đoạn 2011-2015<br />
2.2.1 Danh mục sản phẩm của VIB dành cho khách hàng SMEs giai đoạn 20112015 và so sánh sản phẩm dành cho SMEs tại một số NHTM ở thị trường Việt Nam<br />
Danh mục sản phẩm mới và sản phẩm hoàn thiện bao gồm:<br />
Thứ nhất, sản phẩm cho vay, cụ thể:<br />
Tài trợ cho đại lý hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và hãng Hiệp<br />
<br />
hội Vận tải Hàng không Quốc tế (AITA)<br />
Tài trợ cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành dược phẩm và trang thiết bị y tế<br />
Tài trợ cho doanh nghiệp ngành dệt may<br />
Tài trợ cho doanh nghiệp ngành khách sạn và căn hộ cho thuê<br />
Tài trợ cho doanh nghiệp là nhà phân phối hàng tiêu dùng nhanh (FMCG – Fast<br />
moving consumer goods)<br />
Tài trợ cho doanh nghiệp là nhà phân phối xăng dầu trong nước<br />
Tài trợ cho các doanh nghiệp là đại lý ô tô<br />
Tài trợ cho doanh nghiệp vay mua ô tô trong 48 giờ<br />
Tài trợ cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu (gỗ, gạo, thủy sản)<br />
Sản phẩm thấu chi tài khoản.<br />
Thứ hai, sản phẩm quản lý dòng tiền<br />
Giải pháp các khoản phải thu: tự động qua ứng dụng smart phone (MOCA), thu<br />
qua máy POS.<br />
Giải pháp các khoản phải chi: thanh toán lương qua tài khoản, thanh toán thuế<br />
nội địa, hải quan, thanh toán tiền điện.<br />
2.2.2 Phân tích sự phát triển sản phẩm dành cho SMEs theo các chỉ tiêu định tính<br />
2.2.3 Phân tích thực trạng phát triển số lượng khách hàng, doanh số sản phẩm, nợ<br />
xấu và doanh thu theo các chỉ tiêu định lượng<br />
<br />
2.3 Đánh giá sự phát triển sản phẩm SMEs tại VIB<br />
Thứ nhất, điểm mạnh (Strengths)<br />
Có định hướng chiến lược dành cho phân khúc SMEs từ Ban lãnh đạo cấp cao<br />
(Hội đồng quản trị, Ban điều hành).<br />
Chính sách dành cho SMEs liên tục được cải thiện và phát triển mạnh cả về số<br />
lượng và chất lượng.<br />
<br />
Hệ thống mạng lưới chi nhánh chuyên phục vụ cho KH SMEs<br />
Đội ngũ cán bộ được đào tạo, có kinh nghiệm và am hiểu thị trường SMEs, hệ<br />
thống Khối, phòng, ban hỗ trợ chuyên phục vụ cho SMEs<br />
Có hệ thống quản trị khách hàng (CRM-Customer Relationship Management)<br />
Thứ hai, điểm yếu (Weaknesses)<br />
Phân khúc SMEs mà VIB định hướng phát triển còn khá hạn chế về quy mô<br />
doanh thu và địa bàn.<br />
Chính sách sản phẩm chưa đáp ứng tối đa nhu cầu doanh nghiệp và liên tục<br />
cạnh tranh bởi các ngân hàng đối thủ.<br />
Mạng lưới chi nhánh ở các địa bàn còn khá ít về số lượng, nhiều địa bàn có<br />
nhiều DN SMEs nhưng chưa có chi nhánh của VIB.<br />
Nguồn nhân sự không ổn định, đặc biệt là cán bộ kinh doanh.<br />
Đào tạo nguồn lực SMEs về sản phẩm SMEs chưa tập trung cho phòng ban<br />
thuộc Khối Rủi ro.<br />
Hệ thống quản trị khách hàng (CRM) chưa phát huy hiệu quả.<br />
Thứ ba, cơ hội (Opportunities)<br />
Định hướng của chính phủ về ưu tiên phát triển DN SMEs<br />
Tiếp cận nguồn vốn rẻ từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.<br />
Tiếp cận qua các cơ quan chủ quản, hiệp hội các doanh nghiệp – cơ hội tìm hiểu<br />
và phát triển doanh nghiệp SMEs mục tiêu, tăng thị phần.<br />
Thứ tư, thách thức (Threats)<br />
Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính<br />
Sự biến động nguồn lực cũng là yếu tố thách thức đặc biệt đối với nhân sự cấp<br />
cao, hiểu rõ định hướng ngân hàng.<br />
Chưa tận dụng được nhiều nguồn ưu đãi của các tổ chức quốc tế trong và ngoài<br />
nước<br />
<br />