intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

99
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng về thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Đề xuất giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Mặc dù, trải qua nhiều thăng trầm và phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách<br /> thức do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu,<br /> nhưng dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, ngành ngân hàng đã tận dụng tốt<br /> những thời cơ, vượt qua không ít những cam go trong quá trình hội nhập kinh tế quốc<br /> tế để gặt hái được những thành tựu to lớn, đóng góp phần không nhỏ vào sự phát triển<br /> kinh tế của đất nước trong những năm qua. Ngân hàng là một trung gian thanh toán<br /> quan trọng trong nền kinh tế, bằng các nghiệp vụ thanh toán ngân hàng đã thay mặt<br /> khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Trong<br /> đó, thanh toán không dùng tiền mặt đóng vai trò then chốt trong quá trình tuần hoàn<br /> và luân chuyển tiền tệ nhằm hạn chế bớt những tổn thất mà thanh toán trực tiếp bằng<br /> tiền mặt có thể gây ra.<br /> Trong những năm gần đây, thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đã<br /> không ngừng hoàn thiện và phát triển về cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý, mô hình tổ<br /> chức, phương tiện cũng như các dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, thực tế hoạt động<br /> thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn những rào cản, khó khăn cần được tăng<br /> cường để đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thực tế; tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán<br /> phổ biến chiếm tỷ trọng khá lớn trong các giao dịch thanh toán. Nhìn chung, việc sử<br /> dụng tiền mặt để thanh toán làm cho các hoạt động kinh tế bị kéo dài, không tiện dụng<br /> đã góp phần kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế.<br /> Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt N am đang ngày<br /> càng lớn mạnh và phát triển, đặc biệt các ngân hàng thương mại cổ phần được thành<br /> lập và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế. Ngân hàng<br /> thương mại cổ phần Quân đội được thành lập từ năm 1994 với mục tiêu trở thành một<br /> ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, hoạt động vững mạnh và an toàn,<br /> phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Công tác thanh toán<br /> không dùng tiền mặt của ngân hàng Quân đội trong những năm gần đây đã đạt được<br /> những thành tựu đáng kể, quy mô thanh toán không dùng tiền mặt dần được mở rộng,<br /> chất lượng dần được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại nhất định đòi hỏi<br /> ngân hàng Quân đội cần phải có những giải pháp phù hợp, từng bước nâng cao chất<br /> lượng, hiệu quả, mở rộng quy mô để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong<br /> điều kiện những thời cơ thuận lợi và rất nhiều khó khăn, thách thức của bối cảnh kinh<br /> tế xã hội hiện nay, bảo đảm thực hiện được phương hướng kế hoạch đề ra.<br /> <br /> Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó của thự c tiễn, đề tài “Phát triển thanh toán<br /> không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” được lựa chọn<br /> nghiên cứu.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn<br /> - Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân<br /> hàng thương mại.<br /> - Phân tích, đánh giá thực trạng về thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân<br /> hàng thương mại cổ phần Quân đội.<br /> - Đề xuất giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng<br /> thương mại cổ phần Quân đội.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu: Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương<br /> mại.<br /> - Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.<br /> - Thời gian nghiên cứu:<br /> + Đánh giá thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng<br /> thương mại cổ phần Quân đội từ năm 2008-2010.<br /> + Định hướng và giải pháp nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại<br /> ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đến năm 2015.<br /> - Giác độ nghiên cứu: người quan sát nghiên cứu về thanh toán không dùng<br /> tiền mặt trong nước gi ữa các khách hàng qua ngân hàng thương mại (không nghiên<br /> cứu thanh toán trong hệ thống ngân hàng và thanh toán quốc tế).<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương<br /> pháp luận cơ bản.<br /> - Sử dụng phương pháp hệ thống, thống kê khảo cứu và phân tích để tiến hành<br /> phân tích thực hiện luận văn.<br /> <br /> CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN<br /> KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1. Thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM<br /> <br /> Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là quá trình tiền tệ thực hiện chức<br /> năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán không trực tiếp bằng tiền mặt .<br /> TTKDTM chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường và được áp<br /> dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế tài chính đối nội cũng như đối ngoại. Sự phát triển<br /> rộng khắp của TTKDTM hiện nay là do yêu cầu phát triển vượt bậc của nền kinh tế<br /> hàng hoá. Nền kinh tế hàng hóa phát triển càng cao, khối lượ ng hàng hoá trao đổi<br /> trong và ngoài nước càng lớn thì cần có nh ững cách thức thanh toán thuận tiện, an<br /> toàn và tiết kiệm.<br /> Ngày nay, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt<br /> động thanh toán của NHTM cũng ngày càng được mở rộng với các phương thức thanh<br /> toán như: ủy nhiệm chi (UNC), ủy nhiệm thu (UNT), séc, thư tín dụng, thẻ thanh toán.<br /> Bởi vậy, TTKDTM luôn giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và<br /> đối với từng chủ thể trong nền kinh tế nói riêng. TTKDTM góp phần giảm thấp tỷ<br /> trọng tiền mặt trong lưu thông; tạo ra sự chuyển hóa thông suốt giữa tiền mặt và tiền<br /> chuyển khoản; và tạo điều kiện tập trung một nguồn vốn lớn của xã hội vào tín dụng<br /> để tái đầu tư vào nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của nhà nước vào hoạt<br /> động tài chí nh ở tầm vĩ mô và vi mô, qua đó kiểm soát được lạm phát đồng thời tạo<br /> điều kiện nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra, TTKDTM góp phần thúc đẩy nhanh<br /> tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động<br /> kinh doanh của các các doanh nghiệp trong nền kinh tế.<br /> Như vậy, để hoạt động TTKDTM đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, góp<br /> phần giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, thì các ngân hàng phải tập trung đầu<br /> tư, phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ TTKDTM từ đó đẩy mạnh hơn nữa sự phát<br /> triển của TTKDTM.<br /> <br /> 1.2. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM<br /> Phát triển TTKDTM là mở rộng và phát triển các dịch vụ thanh toán qua các<br /> kênh thanh toán điện tử, nhằm thay thế hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, giảm<br /> lượng tiền mặt trong lưu thông. Ngày nay, để đánh giá sự phát triển của TTKDTM có<br /> thể dựa vào một số tiêu chí chủ yếu như: doanh số TTKDTM, sản phẩm dịch vụ và<br /> công nghệ ngân hàng.<br /> Cho đến nay, các dịch vụ, phương tiện TTKDTM được phát triển mạnh mẽ và<br /> đa dạng là dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Từ đó, các dịch vụ thanh<br /> toán như internet banking, mobile banking, Ví điện tử,… đã hình thành và đang dần đi<br /> vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế<br /> giới. Công nghệ là cốt lõi, nền tảng bên trong, sản phẩm dịch vụ là yếu tố thể thể hiện<br /> bên ngoài. Như vậy, nhìn vào sự phát triển của dịch vụ là nhận thấy trình độ phát triển<br /> <br /> của công nghệ đến mức nào. Dịch vụ ngân hàng nói chung và TTKDTM nói riêng<br /> phát triển thể hiện qua tiện ích, tiện ích càng nhiều thì chứng tỏ dịch vụ ngân hàng<br /> cũng như dịch vụ TTKDTM phát triển càng tốt và ngược lại. Do đó, việc đầu tư phát<br /> triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ ở các NHTM là điều kiện tiên quyết để phát triển<br /> TTKDTM. Như vậy, một ngân hàng có trình độ công nghệ càng cao thì sẽ đa dạng<br /> được các sản phẩm dịch vụ, phương tiện thanh toán cung ứng trong nền kinh tế từ đó<br /> giúp tăng doanh số thanh toán. Khi doanh số TTKDTM của một ngân hàng càng cao,<br /> sản phẩm dịch vụ càng phong phú và công nghệ hi ện đại chứng tỏ hoạt động<br /> TTKDTM của ngân hàng đó rất phát triển.<br /> Hiện nay, với chức năng là một trung gian thanh toán trong nền kinh tế, các<br /> ngân hàng luôn phấn đấu đẩy mạnh các dịch vụ TTKDTM, gia tăng các sản phẩm tiện<br /> ích. Tuy nhiên, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTKDTM bao<br /> gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.<br /> <br /> 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển TTKDTM<br /> Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt,<br /> thì nhóm nhân tố chủ quan gồm nhân tố con người, công nghệ ngân hàng và hoạt động<br /> kinh doanh chung của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTKDTM của<br /> ngân hàng đó. Bởi, chất lượng của sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cảm nhận được<br /> chính là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đ ó thái độ phục vụ, trình độ<br /> của đội ngũ nhân viên mang tính quyết định đến hình ảnh của ngân hàng; công nghệ<br /> ngân hàng tiên tiến và hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng phát triển vững<br /> mạnh sẽ thúc đẩy chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng phát triển để hỗ trợ<br /> cho các hoạt động khác của ngân hàng và ngược lại.<br /> Không chỉ sự phát triển TTKDTM mà mọi hoạt động của ngân hàng luôn chịu<br /> sự tác động mạnh mẽ của nhóm nhân tố khách quan, đó là: môi trường kinh tế vĩ mô,<br /> môi trường pháp lý và thói quen, t âm lý của người dân. Khi môi trường kinh tế vĩ mô<br /> và môi trường pháp lý không ổn định, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của<br /> ngân hàng từ đó tác động gián tiếp tới hoạt động TTKDTM. Ngoài ra, thói quen sử<br /> dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là l ực cản lớn trong việc phát triển TTKDTM.<br /> 1.4. Kinh nghiệm về TTKDTM của một số nước trên thế giới<br /> Nền kinh tế mạnh luôn đi kèm với một hệ thống thanh toán hiện đại, để đẩy<br /> mạnh hơn nữa sự phát triển TTKDTM, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của một số<br /> nước phát triển trong khu vực như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines,... vận dụng<br /> phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Việt Nam cần sớm nâng cấp và mở rộng<br /> cơ sở hạ tầng thanh toán đồng thời Nhà nước cần ban hành chính sách khuyến khích<br /> và bắt buộc như: giảm thuế thu nhập cho các đơn vị lắp đặt POS, giảm thuế giá trị gia<br /> <br /> tăng cho người thanh toán bằng thẻ, thanh tra thuế thường xuyên đối với đơn vị bán lẻ<br /> không lắp đặt POS, lựa chọn và bắt buộc một số đơn vị điển hình thanh toán thẻ;...<br /> <br /> CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG<br /> DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI<br /> 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội<br /> Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) được thành lập vào năm 1994 theo giấy<br /> phép hoạt động số 0054/NH -GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp<br /> ngày 14/9/1994, đến nay, qua gần 17 năm hoạt động, MB đã liên tục kinh doanh có<br /> hiệu quả và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân<br /> hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam.<br /> Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Quân đội chủ yếu bao gồm các thành phần<br /> sau: Hội sở chính; Sở giao dịch, các chi nhánh các cấp, Văn phòng đại diện; các<br /> phòng giao dịch, điểm giao dịch, các đơn vị và công ty trực thuộc.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0