MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để tồn tại được trong môi trường<br />
cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM Việt Nam đã, đang thực hiện quá trình hiện<br />
đại hóa công nghệ, áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động ngân hàng, chuyển<br />
từ mô hình ngân hàng chuyên doanh sang mô hình ngân hàng đa năng, đa dạng hóa<br />
và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp. Bên cạnh đó, các NHTM Việt<br />
Nam phải liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm kiếm những cơ hội đầu tư<br />
mới, mở rộng và đa dạng hóa nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Và phát triến<br />
ngân hàng bán lẻ (NHBL) đang là hướng đi chung của nhiều ngân hàng ở Việt Nam<br />
hiện nay. Cùng với đó hoạt động tín dụng bán lẻ (TDBL) đang được các ngân hàng<br />
thương mại (NHTM) đặc biệt quan tâm, vì đây là mảng kinh doanh hứa hẹn nhiều<br />
tiềm năng đối với các ngân hàng. Việc phát triển TDBL giúp các ngân hàng có thể<br />
khai thác một lượng lớn khách hàng còn chưa được tiếp cận với các dịch vụ ngân<br />
hàng hiện đại tại Việt Nam. Cùng với đó việc phát triển tín dụng bán lẻ với quy mô<br />
từng khoản vay nhỏ nhưng số lượng khách hàng lại đông đảo giúp ngân hàng có thể<br />
phân tán rủi ro đồng thời gia tăng thu nhập của ngân hàng. Việc phát triển TDBL còn<br />
góp phần hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên<br />
từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng.<br />
Nắm bắt được xu hướng chung đó Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và<br />
Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã có những định hướng phát triển TDBL và đã đạt<br />
được nhiều thành công. Tuy nhiên tại chi nhánh Sơn La mặc dù đã có chiến lược<br />
phát triển TDBL nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi, dư nợ TDBL của BIDV<br />
Sơn La vẫn còn thấp, việc mở rộng TDBL trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, số<br />
lượng sản phẩm triển khai còn hạn chế, tỷ trọng TDBL thấp so với tổng dư nợ. Mặt<br />
khác, về chiến lược marketing, cũng như công tác phát triển mạng lưới, nguồn nhân<br />
lực vẫn còn những vướng mắc, vừa khách quan, vừa chủ quan, làm ảnh hưởng đến<br />
khả năng mở rộng hoạt động TDBL tại chi nhánh.<br />
<br />
Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng<br />
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn La” làm luận<br />
văn thạc sỹ của mình nhằm đề xuất một số giải pháp để khắc phục khó khăn và phát<br />
triển TDBL tại BIDV Sơn La.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Về mặt lý luận:<br />
+ Hệ thống hóa lý thuyết về tín dụng bán lẻ và phát triển tín dụng bán lẻ của<br />
NHTM.<br />
- Về mặt thực tiễn:<br />
+ Phân tích thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Sơn La giai đoạn<br />
2010 – 2014, đánh giá được những mặt mạnh và hạn chế trong việc phát triển tín<br />
dụng bán lẻ tại BIDV Sơn La.<br />
+ Xây dựng hệ thống giải pháp để phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Sơn La<br />
và định hướng phát triển đến năm 2020.<br />
3. Kết cấu của luận văn<br />
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển tín dụng bán lẻ<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng bán lẻ<br />
Chương 3: Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu<br />
tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn La<br />
Chương 4: Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu<br />
tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn La<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br />
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
Nội dung chương 1 tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu các công trình có liên<br />
quan đến đề tài, bao gồm: 2 bài báo khoa học, 2 luận án tiến sĩ, 5 luận văn thạc sỹ. Sau<br />
khi nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước, tác giả rút ra một số nhận<br />
<br />
định sau: phát triển NHBL nói chung và TDBL nói riêng đang được coi là định hướng<br />
phát triển tại hầu hết các NHTM tại Việt Nam vì vậy có khá nhiều tài liệu trong nước tiến<br />
hành nghiên cứu về phát triển NHBL cũng như phát triển TDBL. Đã có rất nhiều nghiên<br />
cứu về phát triển TDBL được tiến hành tại Việt Nam ở cấp độ các chi nhánh cũng như<br />
nghiên cứu cho toàn bộ hệ thống, tuy nhiên việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về<br />
phát triển tín dụng cho một chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La thì chưa có một<br />
tài liệu nào đề cập đến. Kế thừa có chọn lọc các kết quả đã đạt được cũng như khắc phục<br />
những thiếu sót của các nghiên cứu trước luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát<br />
triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam<br />
chi nhánh Sơn La”<br />
Để đưa ra được giải pháp phát triển TDBL tại BIDV Sơn La, luận văn sẽ tập trung<br />
trả lời các câu hỏi sau:<br />
- Thế nào là TDBL?<br />
- Thế nào là phát triển TDBL?<br />
- Làm thế nào để phát triển TDBL tại BIDV Sơn La?<br />
Để trả lời các câu hỏi trên tác giả sẽ tiến hành hệ thống hóa lý luận về TDBL và<br />
phát triển TDBL thông qua việc nghiên cứu tài liệu. Đồng thời để có thể đưa ra được các<br />
giải pháp thích hợp tác giả sẽ thu thập các số liệu liên quan đến TDBL tại BIDV Sơn La<br />
thông qua các báo cáo của ngân hàng cũng như những báo cáo tại NHNN Sơn La, đồng<br />
thời tác giả tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua bảng hỏi các khách hàng cá<br />
nhân và khách hàng là DNNVV đã sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng. Từ nguồn dữ<br />
liệu thu thập được tác giả sẽ tiến hành đánh giá sự phát triển TDBL tại ngân hàng theo<br />
chiều rộng và đánh giá theo chiều sâu, tìm ra các hạn chế và nguyên nhân của các han chế<br />
để đề xuất các giải pháp thích hợp.<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ VÀ<br />
PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ<br />
Chương 2 của luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:<br />
TDBL, phát triển TDBL và kinh nghiệm phát triển TDBL của một số ngân hàng.<br />
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về TDBL, tác giả rút ra được khái niệm về<br />
TDBL như sau: Tín dụng bán lẻ là loại hình tín dụng gồm các nghiệp vụ cho vay, chiết<br />
khấu, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác áp dụng cho đối tượng khách hàng là cá nhân,<br />
hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất<br />
– kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và tiêu dùng đời sống…Bên cạnh đó TDBL có những<br />
đặc điểm khác biệt so với tín dụng bán buôn như: khách hàng của TDBL là các cá<br />
nhân, hộ gia đình, DNNVV, quy mô các khoản vay thường nhỏ nhưng số lượng các<br />
khoản vay lớn do đó quy trình, thủ tục TDBL thường đơn giản dễ thực hiện, độ rủi ro<br />
thấp nhưng chi phí bình quân trên mỗi giao dịch thường lớn. Đặc thù của hoạt động<br />
TDBL là giao dịch với số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực<br />
hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, đòi hỏi công nghệ của ngân hàng<br />
phải hiện đại nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu cảu khách hàng đồng thời<br />
hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót. Đối tượng khách hàng của TDBL phân bố rải rác<br />
trên nhiều địa bàn, do đó đòi hỏi ngân hàng có hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch<br />
rộng khắp để có thể tiếp cận với khách hàng.<br />
Phát triển TDBL được hiểu là tổng hợp những hoạt động có kế hoạch của NHTM<br />
nhằm mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng dịch vụ TDBL của ngân hàng.Việc phát<br />
triển TDBL của ngân hàng phụ thuộc vào cả các nhân tố bên trong và bên ngoài ngân<br />
hàng.Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng có ảnh hưởng đến phát triển TDBL là<br />
nguồn vốn của Ngân hàng, chính sách tín dụng, thông tin tín dụng, năng lực điều<br />
hành của ban lãnh đạo, chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị, định hướng<br />
phát triển của Ngân hàng.Các nhân tố bên ngoài ngân hàng có ảnh hưởng đến TDBL<br />
<br />
là nhu cầu của thị trường về tín dụng bán lẻ, khả năng của khách hàng trong việc đáp<br />
ứng các điều kiện, tiêu chuẩn TDBL của ngân hàng, đối thủ cạnh tranh, môi trường<br />
chính trị, xã hội, môi trường pháp lý.<br />
Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NHBL và TDBL tại Citibank và<br />
VIB, có thể rút ra một số bài học đối với phát triển TDBL tại BIDV Sơn La như sau:<br />
- Cần phải phát triển hệ thống kênh phân phối, bên cạnh việc mở rộng các<br />
phòng giao dịch đến cấp huyện thì ngân hàng cũng cần quan tâm đến các kênh phân<br />
phối hiện đại.<br />
- Chú trọng chất lượng đội ngũ nhân viên, ngoài việc tuyển dụng thì công tác<br />
đào tạo cũng cần được tiến hành thường xuyên, giúp nhân viên có thể hiểu biết về<br />
những tiện ích của sản phẩm, từ đó có thể giải quyết tốt những thắc mắc của khách<br />
hàng về sản phẩm<br />
- Chú trọng đến việc giới thiệu sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm mới đến<br />
khách hàng, đồng thời có chiến lược chăm sóc khách hàng sau bán hàng.<br />
CHƯƠNG 3<br />
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ<br />
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ<br />
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN LA<br />
Chương 3 của luận văn tập trung vào 4 nội dung chính<br />
Thứ nhất, giới thiệu khái quát về BIDV Sơn La<br />
BIDV Sơn La được thành lập năm 1957 với tên gọi Phòng cấp phát vốn thuộc<br />
Công ty tài Chính Sơn La. Năm 1976 tách ra thành chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh<br />
Sơn La. Năm 1988 đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh Sơn La. Năm 1990<br />
được thành lập lại theo Quyết định số 105/NH-QĐ ngày 26/11/1990 của Thống đốc Ngân<br />
hàng Nhà nước Việt Nam với tên giao dịch Chi nhánh Sơn La - Ngân hàng Đầu tư và<br />
Phát triển Việt Nam.<br />
<br />