MỞ ĐẦU<br />
Hoạt động tín dụng trong Ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền<br />
kinh tế. Nghiệp vụ này không chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp<br />
vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của<br />
từng ngân hàng. Chính vì vậy, làm thế nào để phát triển tín dụng có hiệu quả là<br />
điều mà trước đây, bây giờ và sau này đều được các nhà quản lý Ngân hàng, nhà<br />
chính sách và các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm.<br />
Hoạt động tín dụng trong những năm gần đây đang chững lại, làm thế nào để<br />
dư nợ tăng trưởng cao sau mỗi năm hoạt động nhưng phải đảm bảo được an toàn là<br />
vấn đề nan giải đối với đơn vị.<br />
Trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân và<br />
công tác tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh<br />
huyện Thuận Châu Sơn La tôi nhận thấy hoạt động tín dụng có vị trí rất quan trọng<br />
đối với hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt trong xu thế hội nhập, trong bối cảnh<br />
kinh tế hiện nay thì phát triển tín dụng rất quan trọng và cần phải phát triển hơn nữa,<br />
đây đang là bài toán khó đặt ra cho các ngân hàng. Đặc biệt đối với Ngân hàng có lợi<br />
thế to lớn về mạng lưới hoạt động rộng khắp ở các vùng nông thôn thì tỷ trọng cho<br />
vay hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu. Phát triển thị trường này là một lợi thế<br />
của NHNo&PTNT, đặc biệt là cho vay các hộ gia đình ở nông thôn để phục vụ tiêu<br />
dùng và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cho vay trên lĩnh vực này tiềm ẩn rất nhiều<br />
rủi ro, song đó vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ vủa Ngân hàng trong chiến lược phát<br />
triển kinh tế vùng nông thôn. Chính vì vậy, thời gian tới Ngân hàng nông nghiệp và<br />
Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La cần thiết phải<br />
có nhiều giải pháp hơn nữa nhằm phát triển tín dụng hộ gia đình.<br />
Huyện Thuận Châu là một huyện thuần nông của tỉnh Sơn La, sản xuất nông<br />
nghiệp là chủ yếu, công nghiệp, thương mại, dịch vụ chậm phát triển, do đó việc<br />
đầu tư vốn của ngân hàng cho hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát<br />
triển Kinh tế - Xã hội của huyện Thuận Châu.<br />
Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và những đòi hỏi về thực tiễn nêu trên,<br />
đề tài “Phát triển tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển<br />
<br />
nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La” được lựa chọn<br />
làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.<br />
Kết cấu luận văn: Ngoài mục lục, lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, bảng<br />
biểu, kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 4 chương như sau:<br />
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng<br />
thương mại.<br />
Chương 3: Thực trạng về phát triển tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng nông<br />
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La.<br />
Chương 4: Giải pháp phát triển tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng nông<br />
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn<br />
La.<br />
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã nghiên cứu tổng quan các công<br />
trình nghiên cứu của các tác giả trong nước liên quan đến đề tài của mình. Trong<br />
các đề tài nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống hoá, phân tích và đưa ra sự lựa<br />
chọn khái niệm về phát triển tín dụng đối với hộ gia đình; làm rõ vai trò và sự cần<br />
thiết của nó trong hoạt động kinh doanh; định hướng cho các NHTM nói chung và<br />
Agribank nói riêng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các bài viết cũng đều<br />
đưa ra được những lý luận cơ bản về vai trò của kinh tế hộ gia đình trong quá trình<br />
phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng<br />
đến phát triển tín dụng cho hộ gia đình. Đánh giá thực trạng tín dụng Ngân hàng<br />
đối với hộ gia đình của mỗi ngân hàng, từ đó tổng quát và đưa ra các giải pháp để<br />
phát triển tín dụng cho hộ gia đình ở các NHTM và đánh giá những hạn chế của<br />
công tác này để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển tín dụng cho hộ gia<br />
đình tại mỗi ngân hàng.<br />
Các nghiên cứu trước đây ở trên chủ yếu nói về việc hoạt động tín dụng nói<br />
chung của các NHTM. Nhìn chung, những tài liệu nghiên cứu về phát triển cho<br />
vay hộ gia đình còn chưa nhiều. Có một số nghiên cứu về cho vay đối với hộ gia<br />
đình của ngân hàng thương mại, tuy nhiên không đáng kể. Các nghiên cứu này nói<br />
chung về phát triển tín dụng hoặc thực trạng cho vay hộ gia đình của các NHTM.<br />
Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống về<br />
phát triển tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br />
<br />
Việt Nam - Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La. Trong quá trình nghiên cứu, tác<br />
giả đã chú trọng việc kế thừa, chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài, nhằm<br />
hiểu sâu hơn, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển tín dụng hộ gia đình<br />
một cách tốt hơn, phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn huyện Thuận Châu<br />
tỉnh Sơn La.<br />
Trong chương 2, tác giả tập làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến<br />
hộ gia đình để nắm bắt bản chất của đối tượng khách hàng này từ đó khẳng định<br />
vai trò của kinh tế hộ gia đình đối với sự phát triển của nền kinh tế, nghiên cứu các<br />
lý luận về phát triển tín dụng đối với hộ gia đình.<br />
Như vậy, hộ gia đình có thể được định nghĩa là tập hợp nhóm người có quan<br />
hệ theo hộ khẩu hành chính, theo quan hệ hôn nhân, theo quan hệ huyết thống,<br />
hoặc theo những cách xác định khác mà các thành viên có tài sản chung, cùng<br />
đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư<br />
nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là<br />
chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc lĩnh vực này.<br />
Tín dụng ngân hàng đối với hộ gia đình là quan hệ tín dụng giữa một bên là<br />
ngân hàng và một bên là hộ gia đình.<br />
Phát triển tín dụng hộ gia đình là quá trình Ngân hàng tăng quy mô tín dụng<br />
hộ gia đình thông qua tăng trưởng dư nợ cho vay, đổi mới và đa dạng hóa cơ cấu<br />
cho vay phù hợp với những đặc điểm của thị trường, đi đôi với việc kiểm soát rủi<br />
ro tín dụng hoàn thiện và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay, thỏa mãn<br />
nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.<br />
Trong giai đoạn hiện nay, hộ gia đình đang là đối tượng đầu tư rất lớn của các<br />
ngân hàng thương mại. Số lượng giao dịch tài chính, tín dụng giữa các hộ gia đình<br />
và ngân hàng không ngừng gia tăng. Phát triển tín dụng hộ gia đình phải bao gồm<br />
cả sự tăng trưởng về lượng bao gồm quy mô cấp tín dụng, phạm vi cấp tín dụng,…<br />
đi kèm với sự tăng lên của chất lượng tín dụng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách<br />
hàng và ngân hàng. Theo đó, nội dung cụ thể của phát triển tín dụng hộ gia đình<br />
bao gồm:<br />
Mở rộng qui mô hoạt động cho vay đối với hộ gia đình<br />
Đa dạng các loại hình cho vay đối với hộ gia đình<br />
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ gia đình<br />
<br />
Nâng cao năng lực quản lý rủi ro cho vay hộ gia đình<br />
Bên cạnh đó có các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng hộ gia đình của Ngân<br />
hàng<br />
Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tăng quy mô cho vay<br />
Mức độ tăng trưởng của thị phần cho vay hộ gia đình của Ngân hàng trên thị<br />
trường mục tiêu<br />
Mức tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay hộ gia đình của ngân hàng<br />
Sự phù hợp trong cơ cấu cho vay hộ gia đình<br />
Sự cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ<br />
Mức độ kiểm soát rủi ro cho vay<br />
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng hộ gia đình của NHTM<br />
Các nhân tố từ phía Ngân hàng<br />
Các nhân tố bên ngoài<br />
Tại Chương 3 tác giả giới thiệu khái quát về Agribank Chi nhánh huyện<br />
Thuận Châu Sơn La và thực trạng phát triển tín dụng hộ gia đình tại Chi nhánh.<br />
Đồng thời, tác giả đã phân tích làm rõ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh, nhiệm vụ và<br />
quy trình cho vay đối với hộ gia đình.<br />
Về nguồn vốn trong giai đoạn từ 2012 đến 2014 tốc độ tăng trưởng là 147%,<br />
từ 258 tỷ đồng năm 2012 đến năm 2014 là 380 tỷ đồng, số tăng tuyệt đối là 122 tỷ<br />
đồng. Về sử dụng vốn do nguồn thu chính của Agribank Chi nhánh huyện Thuận<br />
Châu Sơn La chủ yếu là thu từ tín dụng nên Chi nhánh không ngừng phát triển tăng<br />
trưởng tín dụng. Đi kèm với việc phát triển tín dụng, Ban Giám đốc luôn chú trọng<br />
về chất lượng tín dụng đặc biệt là tín dụng đối với hộ gia đình với phương châm<br />
“Phát triển - An toàn - Hiệu quả”. Dư nợ năm 2014 là 364 tỷ đồng, tăng so với năm<br />
2012 là 141 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 63%, nợ xấu luôn<br />
dưới 1% trên tổng dư nợ, trong đó dư nợ cho vay hộ gia đình chiếm khoảng 79%<br />
trên tổng dư nợ, nợ xấu hộ gia đình dưới 1%, dư nợ cho vay hộ gia đình tại địa bàn<br />
huyện Thuận Châu chủ yếu là đầu tư cho sản xuất nông nghiệp như trồng trọt và<br />
chăn nuôi.<br />
Thực trạng về hoạt động dịch vụ trong thời gian qua Chi nhánh đã chú trọng<br />
tới công tác này đã góp phần vào thành công trong hoạt động kinh doanh của Chi<br />
nhánh cụ thể năm 2014 tổng thu dịch vụ 2.172 triệu đồng, chiếm 13,4% trên tổng<br />
<br />
lợi nhuận ròng của Chi nhánh, tăng so với năm 2012 là 941 triệu đồng, tốc độ tăng<br />
trưởng 76%, bình quân mỗi năm tăng 25%. Về kết quả kinh doanh: Trong những<br />
năm vừa qua, Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La đã<br />
thường xuyên chỉ đạo sát sao các hoạt động trong kinh doanh, triển khai đầy đủ các<br />
hoạt động dịch vụ của Agribank , tập thể cán bộ viên chức luôn đoàn kết, cố gắng<br />
phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao. Do đó, Chi nhánh đã đạt được<br />
những thành công nhất định, đời sống của cán bộ viên chức không ngừng được cải<br />
thiện, đóng góp cho hoạt động kinh doanh chung của Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn<br />
La.<br />
Thành công: Giai đoạn 2012 – 2014 mặc dù tình hình kinh tế, xã hội có<br />
nhiều biến động, nhưng quy mô cấp tín dụng hộ gia đình trên địa bàn của Chi<br />
nhánh vẫn có sự tăng trưởng nhất định cả về số lượng khách hàng, dư nợ cho<br />
vay,… Chi nhánh vấn giữ vững thị phần hàng đầu trên địa bàn, hoạt động cho vay<br />
hộ gia đình ngày càng góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận cho Chi nhánh. Thị<br />
phần của Agribank trên địa bàn huyện Thuận Châu trong hoạt động cho vay hộ gia<br />
đình thuộc nhóm dẫn đầu, điều này cho thấy, đối với các hộ gia đình, thì Agribank<br />
là một trong các ngân hàng có uy tín.<br />
- Cơ cấu cho vay hộ gia đình của Chi nhánh đang dần chuyển dịch theo hướng<br />
đa dạng hóa và hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa bàn.<br />
- Chất lượng dịch vụ tín dụng của Chi nhánh hiện nay đang được khách hàng<br />
đánh giá khá cao.<br />
- Các biện pháp quản lý rủi ro trong cho vay hộ gia đình của Chi nhánh đang<br />
được hoàn thiện dần. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại chi nhánh thời gian qua nhìn<br />
chung là thấp so với toàn tỉnh, điều này cho thấy rủi ro tín dụng đối với các khoản<br />
vay của hộ gia đình với chi nhánh không quá cao.<br />
Hạn chế<br />
- Hoạt động cho vay của Agribank huyện Thuận Châu có phát triển nhưng thị<br />
phần cho vay hộ gia đình tuy có tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của<br />
chi nhánh và chưa bền vững, vẫn còn bộc lộ một số tồn tại và hạn chế đáng bàn.<br />
Các tồn tại và hạn chế xuất phát từ nhiều phía, từ nhiều nguyên nhân khác nhau.<br />
Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng, dư nợ, lợi nhuận có xu hướng biến động<br />
<br />