TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Tại phần mở đầu, tác giả viết về tính cấp thiết cần phải nghiên cứu đề tài,<br />
mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp<br />
nghiên cứu và kết cấu của luận văn.<br />
Trong đó, do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên đã gây ảnh hưởng trực tiếp<br />
lên hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Mặt khác, thu nhập từ hoạt động tín dụng<br />
thường chiếm từ 80% - 95% tổng thu nhập của ngân hàng, do đó vấn đề quản trị rủi<br />
ro tín dụng ngày càng quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Trong 20 năm phát<br />
triển, một trong những công tác quan trọng hàng đầu mà ban lãnh đạo Vietinbank<br />
Đông Anh yêu cầu là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo phát triển an toàn<br />
và hiệu quả, để đương đầu với những thử thách của nền kinh tế đang gặp nhiều khó<br />
khăn. Quá trình quản trị rủi ro của Chi nhánh cũng có nhiều thay đổi để hiện thực<br />
hóanhững định hướng đó. Do vậy, tác giả chọn nghiên cứu về đề tài "Quản trị rủi<br />
ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi<br />
nhánh Đông Anh”<br />
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
Mục tiêu chính của đề tài này là thông qua hệ thống lý luận về quản trị rủi ro<br />
tín dụng tại Ngân hàng, trình bày được thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại<br />
Viettinbank Đông Anh cũng như đánh giá được mức độ hoàn thiện trong công tác<br />
quản trị. Từ đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho Chi nhánh trong thời gian tới.<br />
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các vấn đề về quản trị rủi ro tín dụng<br />
của NHTM. Còn phạm vi nghiên cứu là việc quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh từ năm 2011 đến năm 2015<br />
và định hướng đến năm 2020<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp<br />
<br />
nghiên cứu chủ yếu như phương pháp thống kê, phỏng vấn, phương pháp phân tích<br />
tổng hợp những dữ liệu, phương pháp so sánh tương quan, đồ thị.<br />
Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu<br />
của luận văn gồm 03 chương:<br />
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại.<br />
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ<br />
phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh.<br />
Chƣơng 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh.<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
Trong chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận chung về quản trị rủi ro tín<br />
dụng của Ngân hàng thương mại. Trong đó, tác giả giới thiệu tổng quan về rủi ro tín<br />
dụng của NHTM, trình bày phần cơ sở lý luận của việc quản trị rủi ro tín dụng và<br />
các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này.<br />
Trong phần tổng quan về rủi ro tín dụng của NHTM, tác giả đã chỉ ra được<br />
khái niệm của tín dụng là sự chuyển giao từ chủ sở hữu sang người đi mượn một cách<br />
tạm thời một lượng tài sản có thể bằng tiền hoặc hiện vật, người đi vay sẽ trả chủ sở hữu<br />
một lượng tài sản lớn hơn sau một thời gian thỏa thuận. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra<br />
được cách phân loại tín dụng theo nhiều yếu tố như mục đích sử dụng vốn, thời hạn cho<br />
vay, mức độ tín nhiệm với khách hàng….v…v…Đồng thời, làm nổi bật vai trò của tín<br />
dụng với nền kinh tế nói chung và đối với khách hàng, ngân hàng nói riêng. Tác giả<br />
cũng chỉ rõ được quy trình tín dụng và nêu các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng trong<br />
ngân hàng thương mại. Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng có xác suất được tạo ra<br />
khi NH cấp tín dụng. Dù ít hay nhiều, trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, bất<br />
kỳ một hợp đồng tín dụng nào cũng chứa đựng những rủi ro. RRTD chính là khả<br />
năng không trả được các khoản nợ của bên đi vay cho bên vay khi hợp đồng tín<br />
dụng đáo hạn. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro bao gồm các nguyên nhân đến từ tác<br />
<br />
động chủ quan của ngân hàng, khách hàng và tác động khách quan từ môi trường<br />
bên ngoài. Cuối cùng, tác giả cho thấy các loại rủi ro tín dụng và các chỉ tiêu để<br />
đánh giá rủi ro tín dụng.<br />
Trong phần cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM, tác giả chỉ<br />
rõ khái niệm và mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng, nội dung của quản trị rủi ro tín<br />
dụng và hiệp ước Basel II. Sau khi tham khảo từ các nguồn uy tín, tác giả đưa ra<br />
khái niệm về rủi ro tín dụng như sau: “RRTD trong ngân hàng là tổng hòa các biện<br />
pháp, các chính sách để nắm bắt được sự phát sinh và lượng hóa được những tổn<br />
thất tiềm ẩn từ đó tìm cách giảm thiểu hoặc loại bỏ những tổn thất này”. Bên cạnh<br />
những mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng như tối đa hóa lợi nhuận, bảo đảm khả<br />
năng thanh toán của ngân hàng thì nội dung của quản trị rủi ro tín dụng được làm<br />
nổi bật với các căn cứ để xác định mức độ rủi ro, xác định các loại rủi ro và lượng<br />
hóa tổn thất xảy ra. Trong phần xác định các loại rủi ro, tác giả đưa ra những mô<br />
hình định tính và định lượng như mô hình điểm Z, mô hình 6C…v…v… để thực<br />
hiện đo lường rủi ro. Tác giả cũng giới thiệu cách lượng hóa tổn thất theo Basel II,<br />
các nguyên tắc và khả năng thực hiện Basel II tại Việt Nam.<br />
Cuối cùng, Chương 1 đưa ra các nhân tố khách quan và chủ quan sẽ ảnh<br />
hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng. Trong đó, các nhân tố khách quan bao gồm<br />
nguồn chất lượng thông tin đầu vào, môi trường chính trị, pháp luật của Chính phủ,<br />
uy tín của khách hàng vay vốn. Các nhân tố chủ quan bao gồm mô hình tổ chức<br />
điều hành của ngân hàng, các chiến lược, quy định trong nội bộ ngân hàng, hệ thống<br />
công nghệ thông tin và chất lượng nguồn nhân lực.<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
Tại chương 2, tácgiảđã khái quát thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân<br />
hàng TMCP Công thương VN – Chi nhánh Đông Anh. Trong đó, tác giả đưa ra<br />
những thông tin tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi<br />
nhánh Đông Anh, thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng tại đây, từ đó đưa ra<br />
những đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng.<br />
<br />
Trong phần tổng quan về Vietinbank Đông Anh, tác giả đã nêu rõ các thông<br />
tin chính trong 20 năm xây dựng và phát triển của Chi nhánh. Cơ cấu tổ chức của<br />
Chi nhánh bao gồm nhiều phòng ban mà bộ phận liên quan đến quản trị rủi ro tín<br />
dụng là tổ xử lý nợ và khối kinh doanh. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh như<br />
huy động vốn, mảng tín dụng, các hoạt động khác và lợi nhuận đạt được của Chi<br />
nhánh cũng được đề cập. Từ năm 2011 đến năm 2015, tổng vốn huy động của chi<br />
nhánh đã tăng trưởng liên tục và đạt 6358 tỷ đồng vào cuối năm 2015, tức là tăng<br />
thêm 1,8 lần so với năm 2011. Tỷ lệ dư nợ của Chi nhánh tăng mạnh vào năm 2012<br />
và giảm dần cho đến nay, tỷ trọng dư nợ tập trung chủ yếu vào các khoản vay ngắn<br />
hạn với hơn 60%. Lợi nhuận của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm<br />
2015, có hai năm bị âm là năm 2012 và năm 2013.<br />
Phần thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh được tác giả phân ra thành thực<br />
trạng tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn, thực trạng tỷ lệ trích lập dự phòng, thực trạng tỷ<br />
trọng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng dần dần và đạt đỉnh vào năm 2013<br />
gần 12,95% với 351 tỷ đồng. Phải đến năm 2014 con số nợ xấu mới giảm đi đáng kể<br />
do các chính sách đổi mới, đẩy mạnh xử lý nợ quá hạn, nợ xấu. Tính đến cuối năm<br />
2015, tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể và chỉ còn 6,11% so với 7,13% năm 2014. Số<br />
lượng nợ xấu năm 2015 cũng giảm so với năm 2014 và chỉ còn 156 tỷ đồng. Cùng<br />
với đó, dự phòng rủi ro cụ thể tăng lên đỉnh điểm ở năm 2013 với 203 tỷ đồng rồi<br />
giảm dần với 100 tỷ đồng ở năm 2015. Trong tỷ trọng tín dụng của Vietinbank<br />
Đông Anh, tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm chủ yếu, các khoản vay<br />
thường là khoản vay ngắn hạn và có xu hướng tập trung vào các ngành thương mại<br />
dịch vụ. Ngoài ra, tỷ trọng tín dụng còn được phân theo vùng địa lý và theo loại<br />
TSBĐ.<br />
Phần thực trạng quản trị rủi ro tín dụng được tác giả phân ra thành thực trạng<br />
các yếu tố tác động đến mức độ rủi ro, thực trạng xác định rủi ro và tài trợ rủi ro.<br />
Tác giả đã chia ra thành hai giai đoạn từ 2011 đến 2013 và từ 2013 đến 2015 trong<br />
phần các yếu tố tác động đến mức độ rủi ro do từ năm 2013 Vietinbank đã thay đổi<br />
quy trình cấp tín dụng. Các yếu tố tác động đến mức độ rủi ro bao gồm mô hình<br />
<br />
quản lý nhân sự và bố trí sắp xếp công việc, chính sách phân bổ tín dụng và quản lý<br />
rủi ro tín dụng đối với khách hàng, quy trình tín dụng và quản lý TSBĐ, các quy<br />
định về báo cáo, kiểm tra giám sát và xử lý rủi ro. Trong thực trạng xác định rủi ro,<br />
tác giả phân tích thực trạng nhận diện rủi ro và đo lường rủi ro tại Chi nhánh. Trong<br />
phần đo lường rủi ro, tác giả đã đưa ra, phân tích các ví dụ về cách thức đo lường<br />
theo mô hình định tính 6C và chấm điểm tín dụng theo mô hình định lượng. Tuy<br />
nhiên, việc sử dụng mô hình định lượng mới chỉ dừng lại việc sử dụng kết quả xếp<br />
hạng của khách hàng cho việc quyết định cấp tín dụng hay không mà chưa hoàn<br />
toàn sử dụng vào được việc đo lường rủi ro tín dụng. Cuối cùng trong phần thực<br />
trạng quản trị rủi ro là việc tài trợ rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Hiện nay, mức<br />
tài trợ rủi ro tín dụng đang được tính theo các quy định hiện hành của NHNN. Theo<br />
đó, “tuổi nợ” là yếu tố quyết định đến mức trích lập dự phòng các khoản nợ quá<br />
hạn, có rủi ro không thu hồi được. Tỷ lệ trích lập dự phòng có xu hướng tăng dần từ<br />
năm 2011 và đạt đỉnh vào năm 2013 với 8,43%, sau đó tỷ lệ này giảm dần đến năm<br />
2015 với 4,53%. Việc trích lập theo “tuổi nợ” như quy định của NHNN có phần thụ<br />
động và không phản ánh đúng số tổn thất có thể xảy ra.<br />
Phần cuối cùng trong Chương 2 được tác giả đưa ra là việc đánh giá chung<br />
về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam<br />
– Chi nhánh Đông Anh. Tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và<br />
nguyên nhân trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Trong các kết<br />
quả đạt được, nổi bật lên là hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro tín dụng được<br />
cải thiện khi các chỉ tiêu theo kế hoạch đa số đều được thực hiện tốt. Chi nhánh đã<br />
chuyên môn hóa các bộ phận trong quy trình quản trị RRTD, quá trình nhận diện,<br />
đo lường RRTD ngày càng chuyên nghiệp hơn và duy trì được mức độ rủi ro và lợi<br />
nhuận hợp lý. Bên cạnh những kết quả đạt được, Chi nhánh vẫn còn tồn tại những<br />
hạn chế như các mô hình sắp xếp công việc, phân bổ tín dụng, quy trình tín dụng<br />
còn chưa chặt chẽ. Ngoài ra, các bước trong quy trình quản trị rủi ro còn nhiều bất<br />
cập như trong quá trình nhận diện rủi ro vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục, việc<br />
đo lường theo nhiều mô hình sẽ có những ưu và nhược điểm hỗ trợ cho nhau<br />
<br />