Trong hoat động cho vay tại các tổ chức tín dụng hiện nay, lợi nhuận từ<br />
hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 60%-70%) trong tổng thu<br />
nhập của các tổ chức tín dụng nhưng cũng là hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro cao.<br />
Do vậy tôi lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Qũy tín dụng nhân dân<br />
Trung ương Chi nhánh Hai Bà Trưng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ. Với<br />
mục đích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng<br />
tại QTDTW Chi nhánh Hai Bà Trưng; đánh giá những kết quả đạt được, những<br />
mặt chưa đạt được; đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần đảm<br />
bảo an toàn cho hoạt động của QTDTW Chi nhánh Hai Bà Trưng trong thời gian<br />
tới.<br />
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung<br />
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG<br />
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG<br />
1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng<br />
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng<br />
RRTD có thể được xem xét là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay<br />
nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với tổ chức tín<br />
dụng, dẫn đến việc làm giảm khả năng thanh toán, giảm hiệu quả kinh doanh, gây<br />
thất thoát vốn và có thể làm cho tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản.<br />
<br />
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng<br />
Bao gồm các nguyên nhân: Nguyên nhân bất khả kháng, nguyên nhân chủ<br />
quan từ phía các tổ chức tín dụng, nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng đi<br />
vay.<br />
<br />
1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng<br />
Rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến: Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín<br />
dụng bị rủi ro, của nhiều các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến an ninh chính trị,<br />
kinh tế.<br />
<br />
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng trong các tổ chức tín dụng<br />
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng<br />
Kloman, Haimes và một số nhà kinh tế Đức đưa ra khái niệm “ Quản trị rủi<br />
ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm<br />
nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những<br />
ảnh hưởng bất lợi của rủi ro”.<br />
<br />
1.2.2 Vai trò của công tác quản trị rủi ro tín dụng<br />
Quản trị rủi ro tín dụng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của<br />
các tổ chức tín dụng. Nếu quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện tốt sẽ hạn chế<br />
được những rủi ro xảy ra đối với tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sự phát triển<br />
của toàn bộ nền kinh tế nói chung.<br />
<br />
1.2.3 Nội dung và quy trình quản trị rủi ro tín dụng<br />
Một quy trình quản lý nhằm hạn chế RRTD ở mức chấp nhận được mà vẫn<br />
đảm bảo lợi nhuận tối ưu thường có 4 yếu tố: Nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro,<br />
kiểm soát rủi ro, xử lý rủi ro.<br />
<br />
1.2.3.1 Nhận dạng rủi ro<br />
Căn cứ vào một dấu hiệu tài chính và phi tài chính như sau:<br />
Các dấu hiệu tài chính của khách hàng vay vốn:<br />
Các hệ số về khả năng thanh toán, Cơ cấu vốn, Khả năng sinh lời của doanh<br />
nghiệp,…để nhận biết dấu hiệu tài chính của khách hàng có suy yếu hay không.<br />
Các dấu hiệu phi tài chính:<br />
Dấu hiệu cảnh báo những rủi ro tín dụng bắt đầu nảy sinh, các dấu hiệu<br />
nhận biết chính sách cho vay kém hiệu quả của tổ chức tín dụng, …<br />
<br />
1.2.3.2 Định lượng rủi ro<br />
Rủi ro tín dụng có thể đo lường bằng nhiều phương pháp:<br />
<br />
Có thể căn cứ vào nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ<br />
Xác định tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn theo mức độ rủi ro của các tài sản có<br />
Xác định hạn mức tín dụng cho từng khách hàng vay cụ thể<br />
Áp dụng phương pháp chấm điểm rủi ro tín dụng<br />
Các mô hình để đánh giá rủi ro tín dụng<br />
Mô hình định tính (6C),mô hình điểm số Z(Altman), mô hình điểm số tín<br />
dụng tiêu dùng, mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor.<br />
<br />
1.2.3.3 Kiểm soát rủi ro<br />
Là những hoạt động tập trung vào việc ngăn chặn hay làm giảm thiểu<br />
những tổn thất như:<br />
- Tiến hành kiểm tra sau các loại tín dụng theo định kỳ, đặc biệt kiểm tra<br />
thường xuyên các khoản tín dụng lớn, những ngành nghề có dấu hiệu suy thoái.<br />
- Phân tán rủi ro như: Không tập trung vốn cho một số khách hàng mà cho<br />
nhiều người vay, hoặc theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo mức độ<br />
tăng trưởng của từng ngành.<br />
<br />
1.2.3.4 Xử lý rủi ro<br />
Khi rủi ro xảy ra cần phải theo dõi, định lượng tổn thất về món vay, tổn thất<br />
về tài sản bảo đảm,…để đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất như :<br />
- Tự khắc phục rủi ro: Là phương pháp các TCTD sử dụng nguồn quỹ dự<br />
phòng để xử lý rủi ro<br />
- Chuyển giao rủi ro: Là chuyển việc thanh toán một phần hay toàn bộ tổn<br />
thất cho các đối tượng khác có khả năng chịu đựng rủi ro như: mua bảo hiểm cho<br />
tài sản bảo đảm tiền vay, cho vay đồng tài trợ.<br />
<br />
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng<br />
1.2.4.1 Các nguyên tắc và chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng<br />
Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng đã ban hành các nguyên tắc trong<br />
quản trị RRTD, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng<br />
gồm 17 nguyên tắc tập trung vào những nội dung cơ bản sau:<br />
<br />
Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc)<br />
Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc)<br />
Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù<br />
hợp (10 nguyên tắc)<br />
<br />
1.2.4.2 Đánh giá theo các chỉ tiêu định lượng<br />
- Chỉ tiêu nợ xấu và tổng nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lên nợ xấu trên vốn chủ<br />
sở hữu, tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng, tỷ lệ nợ có tài sản bảo đảm<br />
<br />
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng<br />
Có thể chia thành các nhóm nhân tố: Nhân tố cơ chế, chính sách, nhân tố<br />
con người và nhân tố công nghệ<br />
Bên cạnh đó, luận văn cũng giới thiệu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng<br />
ở các nước Thái Lan, Mỹ, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO<br />
TÍN DỤNG TẠI QTDTW CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG<br />
2.1 Khái quát về QTDTW và QTDTW Chi nhánh Hai Bà Trưng<br />
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của QTDTW và QTDTW Chi<br />
nhánh Hai Bà Trưng<br />
Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Việt Nam được thành lập theo<br />
Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm 3<br />
loại hình QTDND cơ sở, QTDND khu vực và QTDND Trung ương.<br />
Sau khi chuyển đổi thành mô hình 2 cấp gồm có QTDND Trung ương và<br />
QTDND cơ sở. Đến nay mạng lưới hoạt động của QTDND Trung ương đã phát<br />
triển lên tới 25 Chi nhánh, 1 Sở giao dịch và gần 100 phòng giao dịch, làm tốt<br />
nhiệm vụ điều hòa vốn cho hơn 1000 QTDND cơ sở hoạt động ổn định, phát triển<br />
<br />
an toàn, bền vững và được các tổ chức quốc tế như ADB, WB, DID), ICO, JBIC,<br />
AFD ,…đánh giá rất cao.<br />
Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại văn bản số<br />
716/NHNN-TTGSNH ngày 25/01/2010 và Quyết định số 40/2010/QĐ-QTDTW<br />
ngày 26/04/2010 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ tín dụng Trung ương về<br />
việc thành lập QTDTW Chi nhánh Hai Bà Trưng. QTDTW Chi nhánh Hai Bà<br />
Trưng đi vào hoạt động, tiếp nhận toàn bộ dư nợ và huy động của Hội sở<br />
QTDTW.<br />
<br />
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của QTDTW Chi nhánh Hai Bà Trưng<br />
Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành nghiệp vụ kinh doanh và<br />
cùng với Phó Giám đốc, Trưởng, phó các phòng đưa ra các biện pháp thực thi<br />
đúng theo văn bản chính sách, đường lối, chủ trương của Hội sở QTDTW.<br />
<br />
2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của QTDTW Chi nhánh Hai Bà Trưng<br />
Huy động vốn bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân; Cho vay ngắn<br />
hạn, trung hạn, dài hạn; Cho vay đồng tài trợ; cầm cố bất động sản; sổ tiết kiệm,<br />
giấy tờ có giá;…<br />
<br />
2.1.4 Hoạt động kinh doanh của QTDTW Chi nhánh Hai Bà Trưng<br />
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn<br />
Huy động vốn từ 19 Quỹ tín dụng cơ sở trên địa bàn Chi nhánh quản lý, từ<br />
dân cư đến các tổ chức kinh tế. Đa dạng hóa các loại kỳ hạn huy động, huy động<br />
bằng các hình thức tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh nên đã thu hút được tiền gửi<br />
của khách hàng và các Quỹ tín dụng cơ sở.<br />
<br />
2.1.4.2 Hoạt động tín dụng<br />
Cho vay trong hệ thống các Quỹ tín dụng cơ sở, cho vay ngoài hệ thống<br />
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng là cá nhân, doanh<br />
nghiệp,… Đa dạng hóa các loại hình cho vay nên tăng trưởng tín dụng của Chi<br />
nhánh qua các năm đều tăng.<br />
<br />