intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Maritime Bank – CN Long Xuyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

7
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Maritime Bank – CN Long Xuyên. Chương 3 - Giải giải pháp tăng cuờng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Maritime Bank – CN Long Xuyên. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Maritime Bank – CN Long Xuyên

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín<br /> dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên,<br /> hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế<br /> mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy<br /> đủ, trình độ quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ<br /> ngân hàng chưa cao… Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản lý rủi ro<br /> tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức<br /> thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các<br /> chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập.<br /> Việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt<br /> Nam đang là yêu cầu bức thiết trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn.<br /> Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam<br /> <br /> (Maritime Bank) - CN Long<br /> <br /> Xuyên cũng luôn đặt sự quan tâm hàng đầu đến các biện pháp nhằm quản lý<br /> rủi ro tín dụng và luôn coi đây là vấn đề cấp thiết.<br /> Xuất phát từ thực tế phát sinh, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là:<br /> “Tăng cường Quản lý rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Maritime Bank – CN<br /> Long Xuyên”.<br /> Luận văn gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.<br /> Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Maritime<br /> Bank – CN Long Xuyên.<br /> Chương 3: Giải giải pháp tăng cuờng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân<br /> hàng Maritime Bank – CN Long Xuyên.<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ<br /> <br /> RỦI RO TÍN DỤNG TẠI<br /> <br /> NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> 1.1.Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại<br /> Khái niệm tín dụng ngân hàng:<br /> Hoạt động tín dụng là việc các TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn<br /> vốn huy động để TCTD thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với<br /> nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài<br /> chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.<br /> 1.2. Rủi ro tín dụng của NHTM<br /> Rủi ro tín dụng và các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng<br /> Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh tổn thất kinh tế do khách hàng không<br /> thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết<br /> Nguyên nhân bất khả kháng do khả năng hoàn trả tiền vay và trả lãi của<br /> khách hàng có thể bị suy giảm do các lí do bất khả kháng ngoài tầm kiểm soát<br /> của ngân hàng và khách hàng như thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổi<br /> về chính sách vĩ mô (chính sách xuất nhập khẩu, thuế quan..).<br /> Nguyên nhân do chủ quan người đi vay : do người vay trong dự đoán<br /> các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ Ngân<br /> hàng, chây ỳ...Nguyên nhân thuộc về năng lực quản lý của Ngân hàng :<br /> Ngoài những nguyên nhân thuộc về chủ quan của phía đối tác (khách<br /> hàng), những nguyên nhân chủ quan thuộc về Ngân hàng được Uỷ ban Basel<br /> (2000) đã thống kê cho thấy, nguồn gố c chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng là mức<br /> độ tập trung rủi ro và quy trình cấp tín dụng không lành mạnh.<br /> Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng:<br /> Phân loại các nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu<br /> <br /> iii<br /> <br /> chuẩn), nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), nợ nhóm 3 (nhóm nợ dưới tiêu chuẩn), nợ<br /> nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).<br /> Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng được sử dụng:<br /> Tỷ lệ nợ quá hạn (dư nợ quá hạn/tổng nợ cho vay), tỷ lệ nợ xấu (dư nợ<br /> xấu / tổng dư nợ cho vay), tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (dư nợ có khả năng<br /> mất vốn/ tổng dư nợ cho vay).<br /> Các nguyên nhân khiến ngân hàng gặp rủi ro tín dụng gồm: các nhân tố<br /> thuộc về ngân hàng, các nhân tố thuộc về khách hàng…<br /> Tác động đến tính thanh khoản, hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Nếu<br /> rủi ro tín dụng xảy ra, Ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho<br /> vay, nhưng Ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn,<br /> điều này sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín<br /> dụng giảm làm cho Ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của Ngân hàng<br /> tăng lên so với dự kiến.<br /> Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội : Khi một Ngân hàng gặp phải rủi ro<br /> tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các Ngân hàng khác hoang mang<br /> lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các Ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ<br /> thống Ngân hàng gặp phải khó khăn.<br /> 1.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng<br /> Khái niệm Quản lý rủi ro tín dụng: tức là một quá trình tác động đến<br /> hoạt động tín dụng thông qua bộ máy với các công cụ thích hợp để phòng<br /> ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa tổn thất do<br /> việc không thu hồi được nợ nhưng vẫn đạt được các mục tiêu kinh doanh. Do<br /> đó quản lý rủi ro là đối diện với rủi ro để lựa chọn rủi ro nào sẽ chấp nhận và<br /> rủi ro nào phải chuyển giao.<br /> Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng: Nguyên tắc chấp nhận rủi ro, các nhà<br /> <br /> iv<br /> <br /> quản lý ngân hàng cần phải chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như muốn<br /> có được thu nhập phù hợp từ hoạt động tín dụng của mình. Nguyên tắc đầu<br /> tiên trong quá trình quản lý rủi ro đối với các nhà quản lý ngân hàng là phải<br /> nhận biết “rủi ro cho phép”; Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép, nguyên tắc<br /> này đòi hỏi phần lớn rủi ro tín dụng trong gói "rủi ro cho phép" phải có khả<br /> năng điều tiết trong quá trình quản lý mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh<br /> khách quan hay chủ quan của nó. Ngoài ra, nguyên tắc quản lý độc lập rủi ro<br /> tín dụng đối với các loại rủi ro khác trong ngân hàng, nguyên tắc phù hợp về<br /> thời gian, nguyên tắc phù hợp chung với chiến lược ngân hàng.<br /> Nội dung quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại gồm:<br /> Nhận dạng rủi ro tín dụng, có nhiều phương pháp nhận dạng rủi ro và<br /> các phương pháp nhận dạng rủi ro cần phải được kết hợp với nhau: phân tích<br /> các báo cáo tài chính, từ đó đánh giá được khả năng thanh toán, sinh lời, cấu<br /> trúc nguồn vốn của khách hàng, phân loại khách hàng nhằm ước đoán được<br /> các tổn thất có thể xảy ra.<br /> Đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín<br /> dụng bằng cách sử dụng các mô hình khác nhau để đo lường rủi ro tín dụng<br /> và kiểm soát tín dụng.<br /> CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI<br /> MARITIME BANK - CN LONG XUYÊN<br /> 2.1.Khái quát về Maritime Bank - CN Long Xuyên<br />  Dư nợ ngắn hạn<br /> Trong giai đoạn 2013 - 2015, tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn có<br /> sự biến động không ổn định. Cụ thể là ngắn hạn năm 2013 đạt 159.452 triệu<br /> đồng, đến năm 2014 thì con số này lên đến 185.051 triệu đồng tăng 25.599<br /> triệu đồng so với năm 2013. Đến năm 2015 DNCV ngắn hạn đạt 118.452<br /> <br /> v<br /> <br /> triệu đồng giảm 35,99% so với năm 2014. Với tình hình DNCV ngắn hạn<br /> tăng là do DSCV ngắn hạn tăng lên, thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đối<br /> với khách hàng, sẵn sàng cung cấp vốn để sản xuất kinh doanh, góp phần đưa<br /> kinh tế Tỉnh nhà đi lên và chứng tỏ thị phần tín dụng của Chi nhánh ngày<br /> càng lớn mạnh.<br />  Dư nợ trung và dài hạn<br /> Trong khi dư nợ ngắn hạn thì có xu hướng tăng trong năm 2014 nhưng<br /> bị chững lại vào năm 2015 thì DNCV trung và dài hạn lại có sự thay đổi<br /> ngược lại. Cụ thể, dư nợ trung dài hạn năm 2014 giảm 18.942 triệu đồng so<br /> với 2013, nhưng sau đó năm 2015 lại tăng mạnh 112,74% so với năm 2014.<br /> Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn năm 2014 cũng giảm khoảng<br /> 8% so với năm 2013 và tăng gần 30% so với năm 2014. Đến năm 2015,<br /> không chỉ riêng Maritime Bank - CN Long Xuyên mà hầu hết các Chi nhánh<br /> ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng thúc đẩy cho vay trung hạn để tăng trưởng<br /> tín dụng.<br /> Trên cơ sở tập hợp, luận giải và phân tích các cơ sở lý luận và dữ liệu cụ<br /> thể, Luâ ̣n văn sẽ hoàn thành một số nội dung sau:<br /> - Hệ thống hóa mang tính lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và mô hình<br /> quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.<br /> - Giới thiệu về mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Maritime<br /> Bank - CN Long Xuyên, trong đó chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ năm<br /> 2013 đến năm 2015. Qua đó đưa ra những đánh giá ảnh hưởng của mô hình<br /> quản lý rủi ro đối với hoạt động tín dụng của Maritime Bank - CN Long<br /> Xuyên.<br /> Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao năng lực quản lý tín dụng cũng như<br /> các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng của<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2