TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận của luận văn<br />
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế (điển hình là hội nhập WTO<br />
và TTP), sự cạnh tranh trên thị trường tài chính đang diễn ra vô cùng căng thẳng và khốc<br />
liệt. Cùng với đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016- 2020,<br />
NHNN tiếp tục khuyến khích, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng sáp nhập, xử lý dứt<br />
điểm các tổ chức tín dụng yếu kém thì hoạt động ngân hàng hiệu quả đang là mục tiêu<br />
hàng đầu đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay.<br />
Không nằm ngoài bối cảnh chung của toàn ngành ngân hàng, Techcombank với<br />
những nỗ lực và mục tiêu đề ra trong chiến lược năm năm tới (2016-2020), tiếp tục giữ<br />
vững thị phần, tăng trưởng tín dụng đều mỗi năm và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ<br />
mới nhằm đa dạng hóa các hoạt động sinh lời của mình. Để mục tiêu tăng trưởng và phát<br />
triển bền vững, điều kiện cần và đủ là vừa song song phát triển tín dụng mới, vừa quản trị<br />
danh mục hiện tại một cách hiệu quả, giảm thiểu rủi ro. Với cơ cấu danh mục sử dụng<br />
vốn 70%-75% là danh mục cho vay, thì hoạt động quản trị nhóm danh mục này được<br />
xem là biện pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu cũng như chiến lược lâu dài mà<br />
ngân hàng Techcombank đã đề ra.<br />
Trong thời gian qua hoạt động quản trị danh mục cho vay đã được ngân hàng<br />
Techcombank áp dụng rất nhiều biện pháp từ ban hành các chính sách, thay đổi cơ cấu<br />
mô hình tổ chức, tới việc xây dựng các mô hình quản trị hiện đại nhằm quản trị được<br />
danh mục cho vay hiệu quả, cải thiện danh mục cho vay và giảm thiểu được rủi ro. Tuy<br />
nhiên, bên cạnh các thành tựu đạt được, công tác quản trị vẫn còn một số vấn đề hạn chế<br />
và hiệu quả chưa thực sự đúng với kỳ vọng đề ra, như: rủi ro vẫn tập trung cao ở một số<br />
nhóm ngành, sản phẩm và phân vùng địa lý,.... Do đó, để hoạt động quản trị danh mục<br />
cho vay đi đúng định hướng của ngân hàng, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải tăng cường<br />
quản trị danh mục một cách hiệu quả nhất.<br />
<br />
Kết luận, từ mong muốn hiểu rõ về thực trạng danh mục cho vay tại ngân hàng<br />
Techcombank và chỉ ra những điểm hạn chế trong công tác quản trị đang triển khai, từ đó<br />
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay theo định<br />
hướng chiến lược của ngân hàng, cũng như phù hợp với xu hướng phát triển chung của<br />
kinh tế tài chính Việt Nam, tôi chọn đề tài “Tăng cường công tác quản trị danh mục cho<br />
vay tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu luận văn của<br />
mình<br />
Luận văn hướng tới mục tiêu tổng quát là hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về quản<br />
trị danh mục cho vay, thực trạng danh mục cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần<br />
Kỹ thương Việt Namvà đưa ra các đề xuất, kiến nghị để nâng cao và hoàn thiện công tác<br />
quản trị danh mục tại ngân hàng.<br />
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn nghiên cứu có kết cấu gồm 3 phần:<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị danh mục cho vay của ngân hàng<br />
thương mại<br />
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương<br />
mại cổ phần kỹ thương Việt Nam<br />
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương<br />
mại cổ phần kỹ thương Việt Nam<br />
Để giải quyết các vấn đề đặt ra, luận văn sử dụng nguồn dữ liệu từ nguồn báo cáo<br />
hàng năm củaNgân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam từ năm 2009 – 2015, và kết hợp với<br />
tình hình thực hiện các chính sách tín dụng, các biện pháp quản trị danh mục được thực<br />
hiện tại Ngân hàng.<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị danh mục cho vay tại Ngân<br />
hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam<br />
2. Nội dung luận văn<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị danh mục cho vay của ngân hàng<br />
thương mại. Nội dung chương nghiên cứu các lý luận chung về hoạt động cho vay, danh<br />
mục cho vay, quản trị danh mục cho vay và tìm hiểu về quy trình quản trị danh mục cho<br />
<br />
vay của Ngân hàng thương mại.<br />
Hoạt động cho vay là một phần quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân<br />
hàng. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho<br />
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất<br />
định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Hoạt động cho vay chỉ<br />
xảy ra khi một bên có nhu cầu vay vốn (cầu về vốn) và một bên có nhu cầu cho vay do<br />
thừa nguồn tiền nhàn rỗi (cung về vốn). Các bên tham gia trong hoạt động cho vay<br />
gồm: bên cho vay, bên vay và cơ quan quản lý nhà nước.<br />
Tập hợp kết quả của hoạt động cho vay của Ngân hàng sẽ tạo thành danh mục cho<br />
vay. Danh mục cho vay sẽ được sắp xếp và phân chia theo các tiêu chí như: đối tượng<br />
vay (gồm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng doanh<br />
nghiệp lớn...), thời hạn vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), phương pháp cho vay (vay<br />
món, vay theo hạn mức...), tính chất đảm bảo khoản vay (vay có tài sản đảm bảo hoặc<br />
không có tài sản đảm bảo), mục đích vay vốn (cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng),<br />
...<br />
Trong hoạt động cho vay của các ngân hàng, quản trị danh mục cho vay là một<br />
yếu tố rất quan trọng. Một cách khái quát có thể hiểu quản trị danh mục cho vay là một<br />
phương thức quản trị kinh doanh ngân hàng, bao gồm bốn bước:<br />
Bước 1: xác định mục tiêu và thiết lập danh mục cho vay.<br />
Bước 2: xây dựng các chính sách thực thi.<br />
Bước 3: tổ chức thực hành và giám sát danh mục cho vay.<br />
Bước 4: điều chỉnh danh mục cho vay nhằm đạt các mục tiêu kinh doanh đã được hoạch<br />
định của ngân hàng.<br />
Nếu đối tượng của quản trị giao dịch cho vay là từng khoản cho vay với mục tiêu<br />
là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro thì đối tượng của quản trị danh mục cho vay<br />
là tỷ trọng và cơ cấu các loại cho vay trong tổng danh mục.<br />
Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị danh mục cho vay bao gồm:<br />
<br />
Nhân tố chủ quan: nhận thức và quan điểm của ngân hàng trong việc quản trị danh<br />
mục cho vay, chất lượng nguồn nhân lực, quy mô hoạt động kinh doanh của ngân<br />
hàng, công nghệ thông tin của ngân hàng.<br />
Nhân tố khách quan: nhân tố thị trường và sự điều tiết của ngân hàng nhà nước.<br />
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ<br />
thương Việt Nam.<br />
Chương 2 giới thiệu về đặc điểm cơ cấu bộ máy tổ chức và tình hình danh mục<br />
cho vay của ngân hàng. Trong đó, năm 2016, ngân hàng đã có điều chỉnh lớn trong cơ<br />
cấu bộ máy tổ chức với hy vọng sẽ mang lại những thành tựu đáng kể trong hoạt động<br />
ngân hàng nói chung, cũng như quản trị danh mục cho vay nói riêng. Thay đổi có tác<br />
động lớn nhất là từ khối chiến lược phát triển và khối quản trị rủi ro.<br />
Chương 2 cũng đã đi sâu vàophân tích công tác quản trị danh mục cho vay với<br />
khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng theo bốn bước của quy trình chung:<br />
Bước 1: xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch được thực hiện thông qua việc phân tích<br />
tình hình kinh tế vĩ mô, phân tích vi mô về thị trường và đối thủ cạnh tranh ở bộ phận<br />
chiến lược và nghiên cứu thị trường và khối kinh doanh. Dựa theo các phân tích chung về<br />
kinh tế vi mô và vĩ mô, Ban lãnh đạo ngân hàng nghiên cứu và đưa ra định hướng, mục<br />
tiêu phát triển của ngân hàng trong năm tới, tập trung vào tổng danh mục cho vay, tỷ lệ<br />
nợ quá hạn, hướng phát triển các ngành nghề, các giới hạn....<br />
Bước 2: xây dựng chính sách thực thi. Dựa theo kế hoạch đã được Ban lãnh đạo thông<br />
qua, Bộ phận Chính sách thuộc Khối quản trị rủi ro là đầu mối soạn thảo, ban hành các<br />
chính sách nhằm thực hiện quản trị danh mục cho vay. Các chính sách được ban hành bao<br />
gồm: chính sách về khẩu vị rủi ro, chính sách về phân loại nợ và trích lập dự phòng,<br />
chính sách về hạn chế cấp tín dụng....<br />
Bước 3: giám sát danh mục cho vay. Công tác giám sát danh mục cho vay tại Ngân hàng<br />
được phân tích qua nội dung: quản trị theo ba tuyến phòng thủ, quy trình giám sát danh<br />
mục cho vay.<br />
Quản trị theo ba tuyến phòng thủ. Tại Techcombank, quản trị danh mục cho vay nói<br />
chung và với khách hàng doanh nghiệp nói riêng được thực hiện theo ba tuyến phòng thủ,<br />
<br />
trong đó mỗi tuyến phòng thủ sẽ có trách nhiệm quản lý và kiểm soát rủi ro cụ thể. Tuyến<br />
phòng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi<br />
nhánh...là nơi hình thành các danh mục cho vay. Tuyến phòng thủ thứ hai là khối quản trị<br />
rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế. Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ<br />
phận kiểm toán nội bộ. Với việc hình thành ba tuyến phòng thủ, đã giúp Techcombank<br />
thực hiện được yếu tố rất quan trọng là đảm bảo được tính độc lập trong khâu kiểm định,<br />
kiểm soát hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, giúp cho các<br />
bộ phận nâng cao được tính tuân thủ, nghiêm túc trong mọi hoạt động. Đồng thời, công<br />
tác quản trị được thực hiện xuyên suốt từ khi bắt đầu giải ngân (tại đơn vị) đến việc quản<br />
trị sau vay và thu hồi nợ.<br />
Quy trình giám sát danh mục cho vay. Với tất cả các khách hàng của Techcombank,<br />
ngân hàng đều thực hiện giám sát danh mục cho vay bắt đầu từ khi khách hàng có phát<br />
sinh nghĩa vụ nợ, và đều thực hiện qua các công đoạn gồm: kiểm tra từng khoản vay<br />
trong danh mục, phân loại nợ, trích lập dự phòng, và xử lý rủi ro. Tuy nhiên, nội dung<br />
thực hiện bên trong các công đoạn khi giám sát danh mục với khách hàng doanh nghiệp<br />
có những khác biệt so với khách hàng cá nhân. Ngoài ra, với khách hàng doanh nghiệp,<br />
Techcombank còn thực hiện giám sát danh mục cho vay thông qua hệ thống xếp hạng nội<br />
bộ và hệ thống cảnh báo sớm (EWS).<br />
Bước 4: điều chỉnh danh mục. Hiện tại, Techcombank mới chỉ dừng lại ở phương pháp<br />
điều chỉnh danh mục thông thường, bằng việc giảm dư nợ thông qua việc tích cực thu hồi<br />
nợ hoặc hạn chế phát vay mới với loại hình cần giảm, tăng dư nợ/khuyến khích mở rộng<br />
cho vay với các khách hàng thuộc loại hình vay hoặc xử lý khoản vay bằng dự phòng, và<br />
bán VAMC.<br />
Với những biện pháp triển khai như trên, thời gian qua Ngân hàng bước đầu đã thu<br />
được những kết quả trong công tác quản trị danh mục cho vay, cụ thể:<br />
Xây dựng và phát triển được hệ thống dữ liệu lớn (5 năm) gồm khá nhiều thông tin dữ<br />
liệu thô về khách hàng: thông tin về chất lượng tín dụng, thông tin về tài sản đảm bảo,<br />
thông tin về vùng miền, ....<br />
<br />