TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Nhìn chung“các hoạt động của ngân hàng thương mại hiện nay, thì hoạt động cho<br />
vay luôn là hoạt động then chốt và cần thiết nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng các hoạt<br />
động của các ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay đem lại thu nhập nhiều nhất cho<br />
ngân hàng thương mại, tuy vậy đây cũng là hoạt động có nhiều tiềm ẩn rủi ro nhiều nhất<br />
của các ngân hàng thương mại. Agribank Thanh Bình là chi nhánh hoạt động trên địa bàn<br />
huyện nghèo của Tỉnh Đồng Tháp, đây là huyện thuần nông, đời sống người dân còn<br />
nhiều khó khăn, điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại địa phương còn hạn chế. Hoạt động<br />
cho vay chủ yếu là cho vay hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.”<br />
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, nên tôi chọn đề tài: “Tăng cƣờng hoạt động<br />
cho vay hộ gia đình và cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn<br />
Việt Nam Chi nhánh huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài luận văn để<br />
nghiên cứu.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Hoàn thiện hoá và nâng cao hoạt động cho vay hộ gia đình và cá nhân của ngân<br />
hàng thương mại.<br />
Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ gia đình và cá nhân tại Agribank<br />
Thanh Bình<br />
Đề xuất“các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay đối với hộ gia đình<br />
và cá nhân trong hoạt động kinh doanh của Agribank Thanh Bình trong thời gian tới.”<br />
3.“Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu”<br />
Đối“tượng nghiên cứu: là hoạt động cho vay hộ gia đình và cá nhân của Agribank<br />
Thanh Bình.”<br />
Phạm“vi nghiên cứu: hoạt động cho vay thời gian vừa qua từ những năm 2011 đến<br />
năm 2015 và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay đối với hộ gia<br />
đình và cá nhân tại Agribank Thanh Bình trong gian đoạn tới.”<br />
4.“Phƣơng pháp nghiên cứu”<br />
<br />
Luận“văn sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, thống kê, kết hợp với việc so<br />
sánh, tổng hợp, phân tích để đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hộ gia đình và cá<br />
nhân tại Agribank Thanh Bình trong thời gian qua.”<br />
5. Những đóng góp của luận văn<br />
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động cho vay hộ gia đình và cá nhân của các<br />
ngân hàng thương mại.<br />
- Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hộ gia đình và cá nhân tại Agribank Thanh<br />
Bình.<br />
- Đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động cho vay hộ gia đình và cá nhân tại<br />
Agribank Thanh Bình.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, các bảng biểu, sơ<br />
đồ, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:<br />
- Chương 1:“Hoạt động cho vay hộ gia đình và cá nhân của ngân hàng thương mại.”<br />
- Chương 2:“Thực trạng hoạt động cho vay hộ gia đình và cá nhân tại Ngân hàng<br />
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Thanh Bình tỉnh Đồng<br />
Tháp.”<br />
- Chương 3:“Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay đối với hộ gia đình và<br />
cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện<br />
Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp.”<br />
<br />
CHƢƠNG 1: HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN CỦA<br />
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay hộ gia đình và cá nhân<br />
của ngân hàng thƣơng mại<br />
1.1.1. Khái niệm về hoạt động cho vay<br />
Cho“vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho khách<br />
hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với<br />
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”<br />
<br />
1.1.2.“Đặc điểm của hoạt động cho vay”<br />
<br />
Các“nghiệp vụ cho vay ngân hàng thương mại về cơ bản là: Cho vay ứng trước (cho<br />
vay trực tiếp); Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền; Cho vay qua chữ ký<br />
(cho vay qua việc cam kết bằng chữ ký).”<br />
Các khoản vay đều phải theo một quy trình cho vay, thu nợ nhất định, thường gồm<br />
5 bước: Lập hồ sơ đề nghị vay; Phân tích cho vay; Quyết định cấp tín dụng cho vay; Giải<br />
ngân.; Giám sát thu nợ và thanh lý hợp đồng cho vay.<br />
<br />
1.1.3.“Những yếu tố cấu thành hoạt động cho vay”<br />
- Người cho vay.<br />
- Người vay.<br />
- Các cơ“quan quản lý nhà nước.”<br />
- Lãi suất cho vay.<br />
- Chi phí Marketing trực tiếp<br />
<br />
1.1.4.“Vai trò của hoạt động cho vay”<br />
- Cho“vay góp phần thu hút vốn đầu tư phát triển nền kinh tế.”<br />
- Hoạt“động cho vay góp phần mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết<br />
bị, cải tiến khoa học kỹ thuật…”<br />
<br />
1.2. Các hình thức cho vay hộ gia đình và cá nhân của ngân hàng thƣơng<br />
mại<br />
- Căn cứ vào thời hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài<br />
hạn, mua trái phiếu, cho vay theo dự án.<br />
- Căn cứ vào mục đích cho vay: Cho vay nông nghiệp, cho vay công nghiệp và<br />
thương mại, cho vay đối với các cá nhân, cho vay bất động sản, cho vay đối với các tổ<br />
chức tài chính, tài trợ thuê mua, cho vay khác.<br />
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: Cho vay không bảo đảm, cho vay<br />
có bảo đảm.<br />
- Căn cứ vào hình thức cấp vốn vay: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho<br />
vay luân chuyển, cho vay trả góp, cho vay gián tiếp, thấu chi, chiết khấu thương phiếu,<br />
cho thuê tài sản (thuê – mua), Bảo lãnh.<br />
<br />
1.3.“Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay hộ gia đình và cá nhân<br />
- Chỉ tiêu doanh số cho vay<br />
- Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ<br />
- Chỉ tiêu tổng dư nợ<br />
- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu<br />
- Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay”<br />
<br />
1.4.”Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay hộ gia đình và cá<br />
nhân””<br />
- Nhân tố chủ quan:“Nguồn vốn của ngân hàng, chính sách cho vay của ngân hàng,<br />
thông tin hoạt động cho vay, sự điều hành của ban lãnh đạo, chất lượng nhân sự và cơ sở<br />
vật chất thiết bị, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, đối thủ cạnh tranh.”<br />
- Nhân tố khách quan: Nhân tố kinh tế; nhân tố xã hội; nhân tố pháp lý.<br />
<br />
1.5.“Những bài học kinh nghiệm về hoạt động cho vay từ một số nƣớc<br />
trong khu vực”<br />
Qua kinh nghiệm của các Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia (BRI), NHNo và HTX<br />
nông nghiệp Thái Lan (BAAC), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong<br />
việc tăng cường hoạt động cho vay. Các bài học rút ra đối với Agribank Thanh Bình là:<br />
- Một là, đặc biệt quan tâm công tác huy động vốn, chăm sóc nguồn vốn và nâng<br />
cao tỷ lệ khả năng tự cân đối vốn qua từng năm.<br />
- Hai là, tăng cường cho vay hợp lý, phù hợp với điều kiện từng địa phương trong<br />
từng thời kỳ.<br />
- Ba là, Có chiến lược khách hàng phù hợp, cần coi trọng xây dựng chiến lược<br />
khách hàng.<br />
- Bốn là,“luôn tìm cách đa dạng hóa dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm cho vay ngân<br />
hàng.”<br />
- Năm là,“thực hiện tốt việc phân loại nợ, xử lý nợ rủi ro, thu hồi nợ xử lý rủi ro.”<br />
- Sáu là, có chính sách lãi suất linh hoạt, mềm dẻo và hiệu quả đối với từng phân<br />
khúc khách hàng.<br />
- Bảy là, mạnh dạn triển khai cho vay qua tổ, nhóm có liên đới trách nhiệm, mỗi<br />
<br />
nhóm có khoảng 30 thành viên tham gia (Ngân hàng BAAC).<br />
- Tám là, tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền.<br />
<br />
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH VÀ<br />
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG<br />
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH TỈNH ĐỒNG<br />
THÁP<br />
2.1. Khái quát về Agribank Thanh Bình<br />
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Thanh Bình<br />
Agribank Thanh Bình có trụ sở tại: số 122, Quốc lộ 30, Khóm Tân Đông B, Thị trấn<br />
Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.<br />
Agribank Thanh Bình là Chi nhánh Nhóm 4 của Agribank Việt Nam gồm 30 cán bộ<br />
nhân viên, có cơ cấu tổ chức gồm 4 phòng: Ban Giám Đốc, Phòng kế hoạch kinh doanh,<br />
Phòng Kế toán ngân quỹ, Phòng hành chánh.<br />
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, quyền hạn trách nhiệm của<br />
Agribank Thanh Bình<br />
- Về chức năng nhiệm vụ: Agribank Thanh Bình là NHTM Nhà nước, thực hiện<br />
hoạt động ngân hàng thương mại và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục<br />
tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.<br />
- Về phạm vi hoạt động: Agribank Thanh Bình hoạt động cũng giống như các<br />
NHTM khác, kinh doanh đa dịch vụ bao gồm các lĩnh vực như: Dịch vụ tài khoản, thanh<br />
toán, bảo lãnh, cho vay, kinh doanh ngoại hối, thẻ, cho vay tiêu dùng, ngân hàng điện<br />
tử…<br />
- Nhiệm vụ và quyền hạn: Agribank Thanh Bình vừa tuân thủ sự chỉ đạo của<br />
Agribank Việt Nam, Agribank Đồng Tháp, vừa chịu sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND,<br />
UBND huyện trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.<br />
Tự chủ về tài chính theo phân cấp ủy quyền.<br />
<br />
2.1.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Thanh Bình<br />
- Huy động vốn<br />
- Cho vay<br />
- Dịch vụ<br />
<br />