intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

48
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu xuất phát từ những lý luận, những vấn đề cơ bản về huy động vốn của Ngân hàng thương mại, luận văn phân tích, đánh giá nguồn vốn và thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Hiện nay, trong cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các Ngân hàng đang diễn<br /> ra sôi động, các Ngân hàng đang tăng cường tung ra các sản phẩm để huy động tiền<br /> gửi. Do đó, việc tăng cường huy động vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý và sự ổn<br /> định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Để tăng cường huy động<br /> vốn cần nghiên cứu các hình thức huy động, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác<br /> huy động vốn như quy mô, cơ cấu nguồn vốn.<br /> Thực tế nghiên cứu hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển<br /> Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, một Ngân hàng thương mại quốc doanh có truyền<br /> thống hoạt động lâu đời trong hệ thống các Ngân hàng thương mại. Hoạt động huy<br /> động vốn tại ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn và còn nhiều bất cập. Với mong<br /> muốn đóng góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình vào lĩnh vực huy động vốn trong<br /> kinh doanh ngân hàng, do đó tôi lựa chọn đề tài “ Tăng cường huy động vốn tại Ngân<br /> hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu<br /> luận văn tốt nghiệp của mình.<br /> Mục đích nghiên cứu xuất phát từ những lý luận, những vấn đề cơ bản về huy<br /> động vốn của Ngân hàng thương mại, luận văn phân tích, đánh giá nguồn vốn và thực<br /> trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Từ đó, đề<br /> xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn góp phần nâng cao kết quả kinh<br /> doanh của Ngân hàng.<br /> Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Đầu<br /> tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội từ năm 2008 đến tháng 9/2011.<br /> Luận văn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm giúp<br /> công tác nghiên cứu thuận lợi và đạt kết quả tốt.<br /> Ngoài “Lời mở đầu” và “Kết luận”, luận văn được kết cấu thành 3 chương.<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG<br /> HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1. Khái quát về vốn của Ngân hàng Thương mại (NHTM)<br /> Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn vốn mà ngân<br /> hàng tạo lập và huy động được để đầu tư, cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác<br /> trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Thực chất, vốn của Ngân<br /> hàng là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất,<br /> phân phối và tiêu dùng, người sở hữu chúng gửi vào ngân hàng với mục đích thanh<br /> toán, tiết kiệm hay đầu tư. Nói cách khác, họ chuyển nhượng vốn cho ngân hàng để<br /> ngân hàng trả lại họ một khoản thu nhập. Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung<br /> vốn và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân<br /> chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển.<br /> Cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Vốn chủ sở hữu<br /> gồm nguồn vốn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, các<br /> quỹ. Vốn huy động bao gồm vốn huy động từ tiền gửi, vốn huy động từ tiền vay và vốn<br /> huy động từ nguồn khác.<br /> 1.2. Hoạt động huy động vốn tại NHTM<br /> Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai<br /> trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Huy động vốn là<br /> nghiệp vụ đầu tiên của một Ngân hàng thương mại, nhằm mục đích thu hút, tìm kiếm,<br /> gia tăng nguồn vốn không thuộc sở hữu của ngân hàng.<br /> Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay”. Do đó, khi huy<br /> động vốn, giữa Ngân hàng và các tổ chức kinh tế hình thành một quan hệ tín dụng<br /> thông qua vận động giá trị tiền gửi, vốn huy động được vận động trên cơ sở hoàn<br /> trả và có lãi. Để hiểu rõ hơn về hoạt động huy động vốn của NHTM ta có thể phân<br /> loại ra các hình thức huy động là huy động từ tiền gửi của cá nhân, hộ gia đình, tổ<br /> chức kinh tế ….; Huy động từ tiền vay thông qua phát hành giấy tờ có giá và vay<br /> trực tiếp.<br /> <br /> iii<br /> Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng huy động vốn từ nguồn uỷ thác,<br /> nguồn trong thanh toán và một số nguồn khác.<br /> Các chính sách tác động trực tiếp tới hoạt động huy động vốn: Chính sách lãi<br /> suất, chính sách khách hàng, chính sách marketing, chính sách sản phẩm, chính<br /> sách phát triển.<br /> Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại chính là kết quả huy<br /> động mà ngân hàng đạt được, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được<br /> mục tiêu an toàn và sinh lời cao của ngân hàng trong từng thời kỳ. Để đánh giá<br /> chính xác hiệu quả huy động vốn, các ngân hàng thương mại cần đưa ra được hệ<br /> thống các chỉ tiêu đánh giá: Quy mô và tốc độ huy động vốn; cơ cấu vốn;chi phí<br /> vốn; chênh lệch lãi suất bình quân; sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn<br /> về quy mô, cơ cấu. Để đánh giá được hiệu quả hoạt động huy động vốn, không thể<br /> sử dụng một chỉ tiêu để đánh giá, mà phải kết hợp các chỉ tiêu để có thể đánh giá<br /> một cách chính xác nhất.<br /> 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn tại các Ngân hàng thương<br /> mại<br /> Sau khi khái quát được các chỉ tiêu đánh giá, đo lường được hiệu quả huy động<br /> vốn, tác giả đã nêu lên các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn bao gồm<br /> nhân tố chủ quan và khách quan.<br /> Các nhân tố chủ quan bao gồm các chính sách huy động vốn như chính sách lãi<br /> suất, chính sách marketing, hệ thống mạng lưới và địa điểm giao dịch, qui mô vốn chủ<br /> sở hữu, các sản phẩm huy động vốn, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, uy tín và<br /> thương hiệu, trình độ chuyên môn của cán bộ, công nghệ và hoạt động sử dụng vốn.<br /> Các nhân tố khách quan tác động đến hoạt động huy động vốn là tình hình kinh<br /> tế xã hội, các chính sách kinh tế xã hội, tâm lý tiêu dùng và thu nhập của người dân và<br /> đối thủ cạnh tranh.<br /> <br /> iv<br /> CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI<br /> NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI<br /> 2.1.<br /> Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh<br /> Hà Nội (BIDV Hà Nội)<br /> Trong chương II, tác giả tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh<br /> về công tác huy động vốn, sử dụng vốn và các hoạt động khác.<br /> 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại BIDV Hà Nội<br /> Phân tích thực trạng huy động vốn tại BIDV Hà Nội từ năm 2008 đến tháng 9<br /> năm 2011. Chi nhánh có sự tăng trưởng về nguồn vốn nhưng tốc độ tăng trưởng chưa<br /> cao, vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động; cơ<br /> cấu vốn thay đổi qua các năm, cơ cấu nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền đồng Việt<br /> Nam tăng mạnh. Chi phí vốn tăng do quy mô tăng nhưng chi nhánh vẫn đảm bảo đủ bù<br /> đắp chi phí và kinh doanh có lãi.<br /> 2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại BIDV Hà Nội<br /> Từ việc phân tích thực trạng huy động vốn, tác giả khái quát các mặt đạt được<br /> và những hạn chế còn tồn tại, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân của tồn tại đó.<br /> Quy mô tăng trưởng ổn định qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động tính đến<br /> 31/12/2010 là 9.719 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn huy động cũng thay đổi qua các năm.<br /> Tiền gửi dân cư tăng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn của<br /> Ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi bằng VND là chủ yếu, chiếm tỷ trọng<br /> lớn. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng trong các<br /> năm. Vốn vay thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá thường chiếm tỷ trọng chủ<br /> yếu trong tổng vốn vay của BIDV Hà Nội.<br /> Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác huy động vốn của BIDV Hà Nội còn<br /> tồn tại những hạn chế như sau: Tốc độ tăng trưởng chưa cao, thị phần giảm sút; tỷ<br /> <br /> v<br /> trọng nguồn vốn trung dài hạn giảm; Nguồn vốn huy động chưa được sử dụng tối đa<br /> cho hoạt động tín dụng.<br /> Nguyên nhân của những hạn chế trên xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và<br /> khách quan. Phân tích nguyên nhân của những hạn chế này có vai trò quan trọng để<br /> tìm ra biện pháp khắc phục nhằm tăng cường hiệu quả huy động vốn chi nhánh<br /> trong thời gian tới. Một là, những nguyên nhân từ bên ngoài như tình hình kinh tế<br /> khó khăn, lạm phát tăng cao, áp lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Hai<br /> là, những nguyên nhân xuất phát từ nội tại của ngân hàng như lãi suất chưa cạnh<br /> tranh được với các NHTM cổ phần, sản phẩm huy động vốn thực sự hấp dẫn khách<br /> hàng, chính sách marketing chưa được chú trọng, thái độ phục vụ khách hàng chưa<br /> đủ sức cạnh tranh .<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2