TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
<br />
Tín dụng hiện nay vẫn là mảng hoạt động chính đem lại nguồn lợi nhuận chủ<br />
yếu với khoảng 80% tổng thu nhập của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện<br />
nay. Hoạt động này luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khi xảy ra có thể gây tổn thất rất<br />
lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng<br />
quan tâm và chú trọng hàng đầu. Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các khâu: nhận<br />
diện, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro. Trong đó, kiểm soát rủi ro tín dụng là<br />
một khâu quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng.<br />
Trong thời gian qua, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng mặc dù đã được Ngân<br />
hàng TMCP Tiên Phong tập trung đầu tư quan tâm, tuy nhiên vẫn còn những thiếu<br />
sót: quy trình tín dụng còn bất cập ở khâu kiểm soát sau giải ngân; phân định chức<br />
năng nhiệm vụ các đơn vị tại chi nhánh trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng còn thiếu<br />
sót…Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tăng<br />
cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong” làm đề tài luận<br />
văn thạc sĩ chuyên ngành Ngân hàng của mình.<br />
Mục đích nghiên cứu đề tài: Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín<br />
dụng tại ngân hàng TMCP Tiên Phong, trên cơ sở đó để đánh giá hoạt động kiểm soát<br />
rủi ro tín dụng tại ngân hàng và từ đó đưa ra giải pháp tăng cường hoạt động kiểm<br />
soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong.<br />
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận và<br />
thực tiễn hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.<br />
Phạm vị nghiên cứu là thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân<br />
hàng TMCP Tiên Phong từ năm 2012 đến năm 2014 trên 3 nội dung: Xây dựng<br />
quy trình đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp; phân định chức<br />
năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phòng ban trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín<br />
dụng; phân quyền phê duyệt tín dụng.<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu: phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm<br />
soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng TPBank theo 2 cách tiếp cận đánh giá theo các<br />
chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng và theo theo các biện<br />
<br />
pháp kiểm soát rủi ro tín dụng.<br />
Kết cấu của luận văn:<br />
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương<br />
mại.<br />
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
TMCP Tiên Phong.<br />
Chƣơng 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
TMCP Tiên Phong<br />
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG<br />
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
Luận văn đưa ra một số khái niệm về tín dụng, rủi ro tín dụng và kiểm soát<br />
rủi ro tín dụng:<br />
Khái niệm tín dụng:<br />
Tín dụng được hiểu là hoạt động vay mượn có trả lãi giữa người đi vay và<br />
người cho vay. Theo đó, người cho vay sẽ chuyển quyền sử dụng tiền và hàng hóa<br />
cho người đi vay trong một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận trước.<br />
Hết thời gian thỏa thuận, người đi vay có trách nhiệm hoàn trả cho người cho vay<br />
tiền và hàng hóa, đồng thời có kèm theo một khoản lãi.<br />
Khái niệm rủi ro tín dụng<br />
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN tại khoản 1 điều 3 “Rủi ro tín dụng là tổn<br />
thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do<br />
khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn<br />
bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.<br />
Rủi ro tín dụng được phản ánh thông qua các chỉ tiêu: Chỉ tiêu nợ xấu, chỉ<br />
tiêu nợ quá hạn, chỉ tiêu nợ khó đòi.<br />
Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng<br />
Kiểm soát rủi ro tín dụng là tập hợp các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến<br />
lược của ngân hàng nhằm kiểm tra, giám sát đối với toàn bộ các khâu trong quy<br />
trình cấp tín dụng cho khách hàng, mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng có<br />
<br />
thể xảy ra gây thiệt hại cho ngân hàng.<br />
Kiểm soát rủi ro là một trong bốn khâu quản trị rủi ro tín dụng, cùng với khâu<br />
nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro và tài trợ rủi ro. Khung các biện pháp kiểm soát<br />
rủi ro tín dụng bao gồm: Quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng, phương pháp kiểm<br />
soát rủi ro tín dụng, bộ máy kiểm soát rủi ro tín dụng, các công cụ kiểm soát rủi ro<br />
tín dụng. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng bao<br />
gồm: Mức giảm tỷ lệ nợ xấu, mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn, mức giảm tỷ lệ trích lập<br />
dự phòng.<br />
Trong giới hạn nội dung luận văn nghiên cứu các biện pháp kiểm soát rủi ro<br />
tín dụng cụ thể sau đây:<br />
- Xây dựng quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc,<br />
quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng, trong đó bao gồm trình tự thực<br />
hiện các bước nghiệp vụ từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho<br />
đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.<br />
Việc xây dựng quy trình tín dụng trong các NHTM đòi hỏi các yêu cầu cụ thể<br />
sau đây: Xây dựng quy trình tín dụng đầy đủ, chặt chẽ theo hướng hoàn thiện; Quy<br />
trình đòi hỏi cập nhật theo từng thời kỳ; Quy trình tín dụng đòi hỏi phù hợp với<br />
những thay đổi với những cơ chế, chính sách pháp luật, phù hợp với việc thay đổi cơ<br />
cấu tổ chức của ngân hàng; Quy trình tín dụng đảm bảo cho hoạt động tín dụng được<br />
vận hàng một cách liền mạch, liên tục qua các khâu; Quy trình cần gọn nhẹ, đảm<br />
bảo hoạt động tín dụng được vận hành thông suốt, thời gian thực hiện nghiệp vụ<br />
nhanh chóng, đảm bảo tính cạnh tranh.<br />
- Phân định chức năng, nhiệm vụ các đơn vị phòng ban trong hoạt động kiểm<br />
soát rủi ro tín dụng: Phân định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phòng ban<br />
trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm xác lập nhiệm vụ của các phòng<br />
ban, mạng lưới phòng ban, mối quan hệ giữa các phòng ban. Việc phân định chức<br />
năng, nhiệm vụ các đơn vị trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng đòi hỏi: Phân<br />
tách rõ ràng trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban trong<br />
các khâu trong quy trình cho vay; đảm bảo việc phân định nhiệm vụ giữa các<br />
phòng ban không bị trùng lặp, chồng chéo lẫn nhau; đảm bảo tính liên kết giữa các<br />
đơn vị, phòng ban trong việc hợp tác, liên kết, hỗ trợ kiểm soát hoạt động cho vay.<br />
<br />
- Phân quyền phê duyệt tín dụng thuộc nội dung công cụ kiểm soát rủi ro tín<br />
dụng: là việc ngân hàng phân định quyền quyết định khoản vay thuộc cấp phê duyệt<br />
căn cứ trên quy mô, đặc điểm của khoàn vay. Đây là một nội dung trong công cụ kiểm<br />
soát rủi ro tín dụng. Hiện nay, các NHTM phân quyền phê duyệt tín dụng theo 3 mô<br />
hình: mô hình tập trung ra quyết định tín dụng, mô hình phân quyền ra quyết định tín<br />
dụng, và mô hình kết hợp ra quyết định tín dụng. Trong đó, mô hình các NHTM sử<br />
dụng phổ biến nhất hiện nay là mô hình kết hợp ra quyết định tín dụng. Yêu cầu của<br />
việc phân quyền phê duyệt tín dụng đòi hỏi phù hợp với điều kiện mạng lưới, công<br />
nghệ, địa bàn, nguồn nhân lực…<br />
Chƣơng 2- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN<br />
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG<br />
Ngân hàng TMCP Tiên Phong được thành lập từ 05/05/2008, kế thừa công<br />
nghệ hiện đại, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao<br />
gồm: Tập đoàn đá quý DOJI, Tập đoàn công nghệ FPT, Tổng công ty viễn thông<br />
Mobifone, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính<br />
SBI Ven Holding Pte.Ltd, Singapore.<br />
Xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ còn non trẻ trên thị trường tài chính,<br />
đến nay TPBank đã vươn lên trở thành ngân hàng vững mạnh, tổng tài sản, dư nợ,<br />
huy động và lợi nhuận không ngừng tăng trưởng trong những năm vừa qua, đặc<br />
biệt từ sau giai đoạn tái cấu trúc thành công vào năm 2012.<br />
Tổng tài sản ngân hàng có mức tăng trưởng mạnh so với giai đoạn vừa qua,<br />
kể từ thời điểm tái cấu trúc thành công. Từ một ngân hàng có quy mô rất nhỏ, tổng<br />
tài sản của TPBank đã đạt 51.478 tỷ đồng (tăng 60% so với năm 2013). Cho vay<br />
khách hàng đạt được tốc độ tăng trưởng cao so với bình quân toàn ngành (97%năm 2013; 66% năm 2014). Mặc dù trong những năm gần đây NHNN liên tục<br />
công bố giảm lãi suất trần huy động VND của các TCTD, tuy nhiên công tác huy<br />
động vốn của ngân hàng được duy trì tốt, ổn định, mức tăng trưởng bình quân<br />
trong những năm gần đây đạt 50%.<br />
Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đã có những tăng trưởng vượt bậc<br />
<br />
(228%-năm 2013; 41% năm 2014). Tổng lợi nhuận từ 2012-2014 đã bù đắp<br />
được số lỗ lũy kế tính đến thời điểm cuối năm 2011. Trong cơ cấu thu nhập hoạt<br />
động của TPBank, thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập<br />
hoạt động của ngân hàng, thu từ hoạt động dịch vụ, thu kinh doanh ngoại tệ, thu từ<br />
hoạt động mua bán chứng khoán chiếm một tỷ lệ rất ít.<br />
Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu<br />
phản ánh kết quả như mức giảm tỷ lệ nợ xấu, mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn, mức<br />
giảm tỷ lệ trích lập dự phòng, chúng ta thấy công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại<br />
TPBank đã có những thành công nhất định. Chất lượng nợ đã có những cải thiện<br />
nhất định thể hiện qua việc nợ xấu phát sinh hàng năm có xu hướng giảm, ngân<br />
hàng đạt được mục tiêu kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 3% (từ 3,7% năm 2012<br />
xuống 1% năm 2014). Tuy nhiên, nợ nhóm 2 đang có xu hướng tăng nhẹ trong<br />
những năm gần đây, ngân hàng cần có những biện pháp hợp lý để tăng cường kiểm<br />
soát, đảm bảo nâng cao chất lượng dư nợ.<br />
Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua các biện<br />
pháp kiểm soát rủi ro tín dụng:<br />
Xây dựng quy trình tín dụng đối với KHCN và KHDN: Hiện nay, TPBank<br />
đã xây dựng quy trình tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân<br />
bao gồm 8 bước, được thực hiện bởi các cá nhân, đơn vị phòng ban chuyên trách.<br />
Việc xây dựng quy trình tín dụng có nhiều ưu điểm: Quy trình tín dụng được xây<br />
dựng chặt chẽ, phù hợp, đảm bảo thực hiện đồng bộ, tuân thủ trên toàn hệ thống.<br />
Quy trình phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận trong quy<br />
trình tín dụng. Quy trình tín dụng được TPBank xây dựng đảm bảo chặt chẽ qua<br />
các khâu, mỗi khâu gắn liền với quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân, các đơn vị<br />
phòng ban. Quy trình được diễn ra thông suốt, luân chuyển liên tục qua các khâu<br />
thực hiện.<br />
Tuy nhiên, việc xây dựng quy trình còn tồn tại một số bất cập trong khâu tiếp<br />
cận và thẩm định khách hàng: chưa có sự tách biệt 2 công việc tiếp thị khách hàng và<br />
thẩm định khách hàng, nên kết quả thẩm định nhiều khi bị chi phối bởi suy nghĩ chủ<br />
quan của chuyên viên khách hàng. Khách hàng do chuyên viên khách hàng lôi kéo,<br />
trong một số trường hợp chuyên viên khách hàng quen biết với khách hàng, chuyên<br />
<br />