i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tín dụng NH là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
của các doanh nghiệp, đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã<br />
hội. Tín dụng cũng là nghiệp vụ quan trọng của NHTM, mang lại lợi nhuận chủ<br />
yếu cho NH. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng cũng như vấn đề nợ xấu là không thể<br />
tránh khỏi. Các NH luôn tìm mọi biện pháp để giảm thiểu nợ xấu và tối đa hóa<br />
lợi nhuận. Hạn chế phát sinh nợ xấu và xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng là<br />
nhiệm vụ cấp bách và quan trọng hàng đầu đối với sự tồn tại cũng như uy tín của<br />
NH. Đó không chỉ là mối quan tâm không những của chính các NH mà còn là<br />
mối quan tâm của Nhà nước. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, suy thoái kinh<br />
tế thế giới, tình hình kinh tế trong nước khó khăn, tỷ lệ lạm phát cao, diễn biến<br />
phức tạp của tỷ giá và lãi suất làm cho môi trường kinh doanh của doanh nghiệp<br />
bị ảnh hưởng, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dễ nhạy cảm<br />
với thị trường, dẫn đến nợ xấu liên tục tăng cao.<br />
Trong bối cảnh đó, được sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Nguyễn Đức<br />
Thắng, tôi đã chọn đề tài “Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP<br />
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình” để nghiên cứu.<br />
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hệ thống hoá cơ sở lý luận về nợ xấu<br />
và các biện pháp xử lý nợ xấu. Trên cơ sở lý luận khoa học về nghiên cứu cách<br />
thức quản lý và xử lý nợ xấu để phân tích đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu của<br />
Vietcombank Ba Đình từ năm 2008 đến năm 2010, từ đó đề xuất các giải pháp<br />
tăng cường hơn công tác Quản lý nợ xấu của Vietcombank Ba Đình.<br />
Thông qua luận văn này, tác giả mong muốn vận dụng những hiểu biết của<br />
mình trình bày cụ thể về những kết quả đạt được trong công tác Quản lý nợ xấu<br />
tại Vietcombank Ba Đình và những nguyên nhân, hạn chế làm ảnh hưởng đến<br />
hiệu quả của công tác quản lý nợ xấu, nhằm đưa ra những giải pháp và kiến nghị<br />
để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nợ xấu tại Chi nhánh.<br />
<br />
ii<br />
<br />
NỘI DUNG LUẬN VĂN<br />
Chương 1: Lý luận cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại<br />
1.1. Tổng quan về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM<br />
Hoạt động tín dụng của NHTM là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho<br />
NH nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, trong đó một trong những<br />
chỉ tiêu đo lường rủi ro của hoạt động tín dụng chính là nợ xấu. Có nhiều quan niệm<br />
về nợ xấu, tuy nhiên, theo chuẩn mực của Việt Nam hiện nay có thể khái quát nợ<br />
xấu là các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và<br />
lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi.<br />
Nợ xấu có tác động không chỉ đến chính các NHTM mà còn tác động lớn đến<br />
nền kinh tế. Đối với các NH, nợ xấu ảnh hưởng đến nguồn vốn, khả năng thanh toán<br />
của NH, làm giảm lợi nhuận và uy tín của NH và cao hơn nữa là có thể làm phá sản<br />
NH. Đối với nền kinh tế, nợ xấu làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn<br />
trong nền kinh tế dẫn tới kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.<br />
Nợ xấu có nhiều nguyên nhân, nhưng có thể tóm tắt thành 2 nhóm nguyên<br />
nhân chính: Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Mặc dù nợ xấu là<br />
kết quả của nhiều yếu tố nhưng nhìn chung, chúng là kết quả của sự không sẵn lòng<br />
hoàn trả nợ vay của người vay hay không có khả năng kiếm được lợi nhuận để giảm<br />
bớt dư nợ hoặc hoàn trả toàn bộ dư nợ như đã cam kết.<br />
1.2. Quản lý nợ xấu của NHTM<br />
Quản lý nợ xấu là toàn bộ quá trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện<br />
pháp xử lý đối với các khoản nợ xấu nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro, nâng cao hiệu<br />
quả hoạt động tín dụng.<br />
Mục tiêu của quản lý nợ xấu là làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, làm trong<br />
sạch và lành mạnh hoá tình hình tài chính, giảm thiểu tổn thất và nâng cao năng lực<br />
cạnh tranh cho NH.<br />
Để quản lý nợ xấu có hiệu quả, các NH thường xây dựng cho mình quy trình<br />
cụ thể, trong đó bao gồm các bước chính: Giám sát danh mục các khoản nợ; Nhận<br />
biết dấu hiệu và nguyên nhân các khoản nợ xấu; Rà soát hồ sơ các khoản nợ xấu;<br />
Lập kế hoạch hành động.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Có nhiều biện pháp xử lý nợ xấu, tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu có hiệu quả hay<br />
không phụ thuộc vào các yếu tố như: hành lang pháp lý, thiện chí của khách nợ, môi<br />
trường kinh tế, sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, năng<br />
lực tài chính của chính NHTM...<br />
NHTM Việt Nam cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở một<br />
số quốc gia trên thế giới và áp dụng có chọn lọc theo điều kiện đặc thù của Việt<br />
Nam để đạt được hiệu quả xử lý nợ cao nhất.<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương<br />
Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình<br />
2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Ba Đình.<br />
Vietcombank Ba Đình tiền thân là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh Ngân<br />
hàng Ngoại thương Hà Nội, đã được nâng cấp thành Chi nhánh cấp I trực thuộc<br />
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ngày 08/12/2006. Hơn 6 năm qua, với<br />
sự nỗ lực, phấn đấu cao của tập thể cán bộ nhân viên, chất lượng và hiệu quả hoạt<br />
động của Vietcombank Ba Đình đã từng bước ổn định và hoạt động có lãi.<br />
2.2. Thực trạng nợ xấu tại Vietcombank Ba Đình<br />
Cùng với việc mở rộng và phát triển kinh doanh, trong năm 2010, Vietcombank<br />
không ngừng nâng cao khả năng quản trị rủi ro, từng bước hoàn thiện hệ thống quản<br />
lý, giám sát rủi ro tín dụng, thị trường và tác nghiệp. Vietcombank đã hoàn thiện hệ<br />
thống xếp hạng tín dụng nội bộ; chính thức được NHNN cho phép áp dụng phân loại<br />
nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 – Quyết định 493/2005/NHNN, đưa công<br />
tác phân loại nợ và quản trị rủi ro tín dụng tiếp cận gắn với thông lệ quốc tế. Từ đây,<br />
xếp loại nợ xấu của Vietcombank sẽ không còn hai chuẩn mực như các năm trước<br />
(chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực Việt Nam) mà chỉ còn là chuẩn mực quốc tế, có<br />
nghĩa là tiêu chí và phương thức đánh giá phân loại nợ và nợ xấu của Vietcombank<br />
với kiểm toán quốc tế là đồng nhất.<br />
Chất lượng tín dụng của Chi nhánh đã dần được cải thiện, nợ xấu giảm dần<br />
qua các thời kỳ và đạt kế hoạch nợ xấu được giao. Đến 30/06/2011, dư nợ xấu còn<br />
20.247 triệu đồng.<br />
<br />
iv<br />
<br />
2.3. Thực trạng xử lý nợ xấu tại Vietcombank Ba Đình<br />
Quy trình xử lý nợ xấu được thông qua các bước sau: Giám sát thường xuyên<br />
danh mục các khoản nợ; nhận biết dấu hiệu và nguyên nhân các khoản nợ; xếp hạng<br />
các khoản nợ xấu; rà soát lại hồ sơ các khoản nợ xấu; lập phương án gặp gỡ khách<br />
hàng; lập kế hoạch hành động; thực hiện kế hoạch và theo dõi khoản nợ.<br />
Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý nợ như: thu hồi nợ trực tiếp và<br />
phát mại tài sản; xử lý bằng quỹ DPRR; miễn, giảm lãi cho khách hàng; khởi kiện,<br />
trong đó biện pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng và thu hồi nợ thông qua việc<br />
phát mại TSBĐ được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Kết quả thu hồi nợ cũng tập trung<br />
chủ yếu ở hai biện pháp này. Việc sử dụng biện pháp pháp lý chỉ chiếm một tỷ lệ<br />
nhỏ trong số nợ xấu đã được xử lý của Chi nhánh.<br />
2.4. Đánh giá kết quả xử lý nợ xấu<br />
Trong các năm qua, Chi nhánh đã cố gắng nỗ lực, quyết tâm áp dụng mọi<br />
biện pháp quyết liệt để tận thu hồi nợ, giảm nợ xấu, trong đó xử lý chủ yếu thông<br />
qua biện pháp sử dụng biện pháp thu hồi nợ trực tiếp và phát mại TSBĐ. Sử dụng<br />
biện pháp pháp lý chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số nợ xấu đã được xử lý của Chi<br />
nhánh. Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng đã góp phần làm trong sạch bảng tổng<br />
kết tài sản và giảm tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh.<br />
Bên cạnh những thuận lợi có được, việc quản lý nợ xấu của Chi nhánh còn<br />
gặp một số khó khăn nhất định dẫn đến hiệu quả của công tác xử lý xấu còn bị hạn<br />
chế, chưa đạt được theo mong muốn, như: cơ cấu bộ máy tổ chức xử lý nợ xấu của<br />
Chi nhánh còn chưa thực sự đồng bộ, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong<br />
công tác xử lý nợ; việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh chưa thực<br />
sự đa dạng; việc khởi kiện khách hàng còn tốn nhiều thời gian; các nội dung về nợ<br />
xấu và các giải pháp xử lý nợ xấu, cũng như các biện pháp ngăn chặn và phòng<br />
ngừa nợ xấu phát sinh còn khá mới mẻ đối với các NHTM nói chung cũng như<br />
Vietcombank nói riêng, chưa được áp dụng rộng rãi.<br />
<br />
v<br />
<br />
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại<br />
thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình<br />
3.1. Định hướng quản lý nợ xấu của Vietcombank Ba Đình<br />
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo tăng<br />
trưởng bền vững, hiệu quả và an toàn, duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý nợ xấu nhằm làm trong sạch<br />
bảng tổng kết tài sản, lành mạnh hoá tình hình tài chính của NH, trên cơ sở các<br />
khoản nợ được phân loại theo chuẩn mực quốc tế, Chi nhánh cần tập trung phân loại<br />
nợ, đánh giá lại giá trị TSBĐ tiền vay, xác định số phải trích lập DPRR đối với từng<br />
khoản vay, từng khách hàng cũng như đẩy mạnh công tác cơ cấu lại tình hình tài<br />
chính của NH bằng cách xử lý triệt để nợ xấu. Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác rà<br />
soát lại toàn bộ khả năng trả nợ và TSBĐ đối với các khách hàng có dư nợ xấu,<br />
đồng thời xây dựng biện pháp ứng xử kịp thời đối với từng khách hàng. Bên cạnh<br />
đó, dùng mọi biện pháp để tận thu tối đa các khoản nợ đã chuyển hạch toán ngoại<br />
bảng, tăng năng lực tài chính của NH.<br />
Chi nhánh chủ động phối hợp với Hội sở chính để có thể xử lý nợ bằng<br />
biện pháp bán nợ vì biện pháp bán nợ vừa tiết kiệm thời gian, chi phí và mang lại<br />
kết quả thu hồi cao.<br />
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Vietcombank Ba Đình<br />
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý nợ xấu<br />
a. Giám sát nợ xấu có hiệu quả<br />
Nâng cao vai trò giám sát khách hàng là công việc rất quan trọng để đảm bảo<br />
chất lượng cho vay. Đặc biệt, khi Chi nhánh mở rộng quy mô cho vay thì vai trò của<br />
công tác này phải được nâng lên ở mức tương xứng. Chi nhánh cần giám sát khách<br />
hàng một cách thường xuyên nhằm phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm để đưa<br />
ra các biện pháp khắc phục kịp thời.<br />
b. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp<br />
Trên cơ sở kết quả việc phân tích và phân loại nợ xấu, NH cần tiến hành các<br />
biện pháp đôn đốc khách hàng huy động các nguốn vốn hợp pháp để trả nợ vay NH<br />
trong thời gian ngắn nhất. Đây được xem là biện pháp thu hồi nợ ít tốn kém nhất<br />
<br />