intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản lý tài chính tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 - Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước, chương 2 - Quản lý tài chính tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng và Chương 3 -Giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản lý tài chính tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng

-i-<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Giai đoạn 2007-2010 là một bước đột phá trong quá trình áp dụng rộng<br /> rãi cơ chế quản lý tài chính mới. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ<br /> quan hành chính nhà nước là cần thiết với mục tiêu xây dựng cơ chế tài chính<br /> phù hợp nhằm nâng cao chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các đơn vị hành<br /> chính sự nghiệp trong bộ máy nhà nước.Chính vì vậy, việc nhìn nhận lại cơ chế<br /> quản lý tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước là cần thiết, đặc biệt là<br /> các cơ quan hành chính thực hiện các chức năng quản lý của nhà nước để từ đó<br /> đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các cơ quan này,<br /> góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước<br /> Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, việc nghiên cứu và lựa chọn để tài<br /> “Tăng cường quản lý tài chính tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng”<br /> mong muốn tìm hiểu thực trạng quản lý tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà<br /> Trưng và đưa ra một sô giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tại đơn vị<br /> này.<br /> Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận<br /> văn gồm có 3 chương:<br /> - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính trong cơ quan hành chính<br /> nhà nước<br /> - Chương 2: Quản lý tài chính tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hai Bà Trưng<br /> - Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại Ủy Ban Nhân Dân Quận<br /> Hai Bà Trưng.<br /> Chương 1<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CƠ QUAN<br /> HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC<br /> 1.1 Khái quát về cơ quan hành chính<br /> 1.1.1 Khái niệm<br /> Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do nhà<br /> nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính. Nhiệm vụ của các cơ quan<br /> này là thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành trên lãnh thổ hay trong từng ngành,<br /> <br /> - ii -<br /> <br /> từng lĩnh vực. Như vậy: “ Cơ quan hành chính nhà nước là một dạng cơ quan nhà<br /> nước, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước về mọi mặt của đời sống<br /> xã hội thông qua hoạt động chấp hành và điều hành, có thẩm quyền mang tính<br /> quyền lực nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ chức năng do luật định”.1<br /> 1.1.2 Đặc trưng cơ bản của cơ quan hành chính nhà nước<br /> Một là, cơ quan hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà<br /> nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ<br /> Hai là, mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động dựa trên những quy<br /> định của pháp luật, có chức năng và nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những<br /> mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao<br /> Bà là, cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn phương ban hành văn<br /> bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực băt buộc đối với các<br /> đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng các biện<br /> pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan hành<br /> chính nhà nước.<br /> 1.2 Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính quận, huyện<br /> 1.2.1 Khái niệm<br /> Quản lý tài chính là hoạt động của chủ thể quản lý trong lĩnh vực tài chính<br /> nhằm sử dụng nguồn tài sản dưới hình thái tiền, giấy tờ có giá của một đơn vị, tổ<br /> chức vừa đảm bảo cho đơn vị, tổ chức hoạt động bình thường, vừa đảm bảo cho<br /> nguồn tài chính sử dụng tiết kiệm và sinh lợi nhiều nhất.<br /> 1.2.2 Vai trò của quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà<br /> nước<br /> Quản lý tài chính là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của bất kỳ<br /> một tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trường. Thông qua quản lý tài chính, chủ thể<br /> quản lý không chỉ kiểm soát được toàn bộ chu trình hoạt động của đơn vị mà còn đánh<br /> giá được chất lượng hoạt động của chúng. Quản lý tài chính đóng vai trò đặc biệt<br /> quan trọng trong các cơ quan hành chính nhà nước. Đặc trưng hoạt động của các cơ<br /> quan này không trực tiếp sáng tạo ra các giá trị vật chất nhưng bản thân nó có<br /> <br /> - iii -<br /> <br /> những ảnh hưởng nhất định đến quá trình tạo ra giá trị vật chất, làm cho quá trình<br /> này diễn ra một cách nhanh chóng hay chậm chạp<br /> 1.2.3 Nguyên tắc quản lý tài chính ở các cơ quan hành chính nhà nước<br /> - Nguyên tắc hiệu quả:. Hiệu quả trong quản lý tài chính thể hiện ở sự so sánh<br /> giữa kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội với chi<br /> phí bỏ ra.<br /> - Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý chính là việc tuân theo một khuôn<br /> khổ chung từ việc hình thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, thanh quyết toán, xử<br /> lý những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện quản lý thu, chi tài<br /> chính ở các đơn vị hành chính<br /> - Nguyên tắc tập trung, dân chủ: đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội được sử<br /> dụng hợp lý cả ở quy mô nền kinh tế quốc dân lẫn quy mô đơn vị hành chính.<br /> - Nguyên tắc công khai, minh bạch: Thực hiện công khai, minh bạch trong quản<br /> lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về<br /> thu, chi tài chính công, hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hợp lý trong<br /> chi tiêu của bộ máy nhà nước.<br /> 1.2.4 Nội dung quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà<br /> nước<br /> 1.2.4.1 Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính của các cơ quan hành<br /> chính nhà nước<br /> Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước thường cho kết quả<br /> mang tính định tính chứ không phải định lượng. Xây dựng một hệ thống các tiêu chí<br /> đánh giá hiệu quả hoạt động là công việc chưa có tiền lệ. Dựa vào thực tế và lý<br /> thuyết chung có thể xem xét một số tiêu chí định tính đánh giá hiệu quả của công<br /> tác quản lý tài chính như các chỉ tiêu trên lĩnh vực an ninh, trật tự xã hội, phúc lợi<br /> xã hội, trợ giúp người nghèo, khuyến học<br /> 1.2.4.2 Quản lý thu<br /> Theo quy định của pháp luật, ngân sách Quận-Huyện bao gồm các khoản thu hưởng<br /> 100% và các khoản thu hưởng theo tỷ lệ (%).<br /> <br /> - iv -<br /> <br /> * Yêu cầu đối với quản lý thu: Quản lý toàn diện từ hình thức, quy mô đến các<br /> yếu tố quyết định số thu. Coi trọng công bằng xã hội, những người có điều kiện,<br /> hoàn cảnh và mức thu nhập như nhau phải đóng góp như nhau.<br /> * Quy trình quản lý thu.<br /> Quy trình quản lý thu ở các cơ quan hành chính được tiến hành theo từng năm<br /> kế hoạch qua các bước sau:<br /> - Xây dựng kế hoạch dự toán thu.<br /> - Thực hiện kế hoạch thu theo dự toán.<br /> - Quyết toán các khoản thu.<br /> 1.2.4.3 Quản lý chi<br /> Cơ quan hành chính nhà nước chịu trách nhiệm chi các khoản sau: chi đầu tư<br /> phát triển, chi thường xuyên. Hoạt động này nhằm thực hiện chức năng nhà nước,<br /> đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội mà chính phủ và nhà nước đề ra.<br /> * Yêu cầu đối với quản lý chi: Đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để các cơ quan<br /> hành chính hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách,<br /> chế độ của Nhà nước.<br /> * Nội dung quản lý chi: Trong thực tiễn, các cơ quan hành chính có nhiều biện<br /> pháp quản lý các khoản chi tài chính khác nhau, nhưng các biện pháp quản lý<br /> chung nhất là: Thiết lập các định mức chi, lựa chọn thứ tự ưu tiên, xây dựng quy<br /> trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực<br /> nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi<br /> của các cơ quan có thẩm quyền. thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm<br /> toán nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng nguồn kinh<br /> phí của Nhà nước,<br /> * Quy trình quản lý chi bao gồm: lập dự toán chi, chấp nhành dự toán chi ngân<br /> sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước.<br /> 1.2.5.1 Nhân tố khách quan<br /> Thứ nhất là chế độ quản lý tài chính công với hệ thống Luật Ngân<br /> sách nhà nước: Hệ thống luật ngân sách nhà nước là một quy định mà các cơ<br /> quan hành chính phải tuân theo trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của<br /> <br /> -v-<br /> <br /> mình. Đây là căn cứ để các cơ quan hành chính tiến hành quản lý tài chính theo<br /> đúng chủ trương và định hướng mà nhà nước đặt ra.<br /> Thứ hai là cơ chế quản lý tài chính của Nhà nướcCơ chế quản lý tài<br /> chính của Nhà nước là toàn bộ các chính sách, chế độ chi tài chính thống nhất<br /> trong các cơ quan nhà nước mà các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải tuân thủ.<br /> Chính vì thế, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước là cơ sở, nền tảng của quản<br /> lý tài chính trong các cơ quan hành chính.<br /> Thứ ba là Đặc điểm của cơ quan hành chính: Các cơ quan hành chính<br /> nằm trong từng ngành sẽ được đơn vị chủ quản thiết lập cho những cơ chế quản<br /> lý tài chính nội bộ, nhất là hệ thống định mức chi tiêu, áp dụng riêng trong<br /> ngành.<br /> Thứ tư là quy mô, tầm quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước:<br /> Nếu cơ quan hành chính nhà nước có quy mô lớn, các bộ phận phụ thuộc hoạt<br /> động phân tán thì chế độ quản lý tài chính nội bộ thiên về phân cấp rộng cho đơn<br /> vị cơ sở, cơ quan quản lý cao nhất của đơn vị hành chính, sự nghiệp chỉ tập<br /> trung đảm nhiệm những khâu quản lý trọng yếu, cần thống nhất trong đơn vị<br /> hoặc các khâu mà cấp cao đảm nhiệm hiệu quả hơn.<br /> 1.2.5.2 Nhân tố chủ quan<br /> Thư nhất là trình độ cán bộ quản lý tài chính của cơ quan hành chính nhà<br /> nước:Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu<br /> trong việc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý. Trình độ cán bộ<br /> quản lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời chính xác của các quyết<br /> định quản lý, do đó nó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản<br /> lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung cũng như công tác<br /> quản lý tài chính nói riêng.<br /> Thứ hai là hệ thống kiểm soát nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước:Hệ<br /> thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị xây<br /> dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định,<br /> để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, nhằm bảo vệ,<br /> quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ là<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0