intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

59
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 - Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, chương 2 - Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và chương 3 - Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

CHƯƠNG I: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG<br /> THƯƠNG MẠI<br /> 1.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại<br /> 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng<br /> Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức<br /> tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của<br /> mình theo cam kết.<br /> 1.1.2. Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro tín dụng<br /> a. Về phía khách hàng<br /> * Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng<br /> - Điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do;<br /> - Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng;<br /> - Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn, thanh toán các khoản nợ gốc không<br /> đầy đủ, đúng hạn;<br /> - Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách<br /> hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính;<br /> - Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc biến mất,<br /> không tồn tại;<br /> * Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động<br /> sản xuất kinh doanh của khách hàng:<br /> - Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi<br /> khách hàng đề nghị cấp tín dụng.<br /> - Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí quảng cáo, tiếp khách.<br /> b. Về phía ngân hàng<br /> - Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng.<br /> - Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của<br /> khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại<br /> từ khoản tín dụng được cấp.<br /> - Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn như sáp nhập,<br /> thay đổi địa vị pháp lý từ chi nhánh lên công ty “con” hạch toán độc lập;<br /> - Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ<br /> ràng, không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay.<br /> - Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để kẽ hở cho khách hàng lợi<br /> dụng;<br /> - Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho các khách hàng không thuộc đoạn thị<br /> trường tối ưu của ngân hàng;<br /> <br /> - Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các<br /> quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng;<br /> - Có khuynh hướng cạnh tranh tín dụng thái quá: giảm thấp lãi suất cho vay.<br /> 1.1.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng<br /> 1.1.3.1. Nguyên nhân từ phía tổ chức tín dụng<br /> * Xuất phát từ quan điểm, chính sách của ngân hàng thương mại:<br /> Ban lãnh đạo ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận nên đã chấp nhận rủi ro cao,<br /> chạy theo doanh số hoặc các khách hàng chấp nhận mức lãi suất cao.<br /> Việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức thường tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng<br /> của ngân hàng tăng lên. Mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách<br /> hàng kém kỹ, đồng thời khiến khả năng giám sát của cán bộ tín dụng giảm xuống, từ đó<br /> rủi ro đạo đức từ phía người vay thường là hậu quả tất yếu.<br /> Quy chế cho vay chưa chặt chẽ dễ dàng khiến cho NHTM gặp phải rủi ro tín dụng.<br /> Một số khách hàng có thể lợi dụng những kẽ hở trong quy chế để vay vốn nhằm mục tiêu<br /> bất chính.<br /> Sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các NHTM khiến<br /> cho việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, qua loa hơn, nhằm lôi kéo khách hàng mà<br /> không quan tâm nhiều đến hiệu quả đồng vốn cho vay. Đây là hình thức cạnh tranh<br /> không lành mạnh, tạo điều kiện làm tăng thêm rủi ro trong hoạt động tín dụng.<br /> * Sự yếu kém về công nghệ của ngân hàng<br /> Chất lượng thông tin và xử lý thông tin trong NHTM trợ giúp cho ngân hàng sàng<br /> lọc những khách hàng, ngành nghề đang có mức độ rủi ro cũng như những cơ sở dữ liệu<br /> thông tin về từng khách hàng. Nếu chất lượng công nghệ NH kém sẽ rất khó khăn cho<br /> NH trong việc đánh giá, sàng lọc khách hàng.<br /> * Xuất phát từ nguồn nhân lực của ngân hàng<br /> - Trình độ cán bộ ngân hàng<br /> - Đạo đức của cán bộ tín dụng<br /> 1.1.3.2. Nguyên nhân do khách hàng<br /> * Khách hàng yếu kém trong quản lý sản xuất kinh doanh<br /> Trình độ kinh doanh của khách hàng là cơ sở để dự án vay vốn thành công, từ đó<br /> tạo điều kiện cho NHTM thu nợ dễ dàng. Kkhi dự án vốn vay gặp khó khăn, khả năng trả<br /> nợ của khách hàng gặp vấn đề, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi.<br /> * Khách hàng gặp rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh<br /> Khi người vay gặp rủi ro từ thị trường, từ bạn hàng hoặc từ những rủi ro không dự<br /> kiến được tác động đến nguồn tu của doanh nghiệp và khả năng trả nợ của ngân hàng.<br /> * Khách hàng chủ định lừa đảo ngân hàng<br /> <br /> Lợi dụng những điểm yếu của NHTM, nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo để<br /> được vay vốn.<br /> 1.1.3.3. Nguyên nhân do môi trường<br /> - Môi trường pháp lý tạo điều kiện cho NHTM hoạt động trong hành lang pháp<br /> lý. Tuy vậy, khi môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ, hoặc thay đổi theo<br /> hướng bất lợi cho doanh nghiệp thì cũng khiến các khoản vay NHTM gặp khó khăn.<br /> Môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay cũng<br /> như của hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh, các doanh<br /> nghiệp kinh doanh dễ dàng hơn trong việc kiếm lợi nhuận và dễ dàng trả nợ đầy đủ, đúng<br /> hạn cho ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái ảnh hưởng đến lợi nhuận của<br /> doanh nghiệp, khiến họ khó trả nợ được đầy đủ và đúng hạn.<br /> Ngoài ra, những rủi ro từ môi trường thiên nhiên như động đất, bão lụt, hạn hán,<br /> … tác động xấu tới phương án đầu tư của khách hàng, làm cho khách hàng khó có nguồn<br /> trả nợ ngân hàng, từ đó cũng gây ra rủi ro tín dụng.<br /> Những yếu tố như sự ổn định chính trị xã hội sẽ khiến cho hoạt động đầu tư của<br /> khách hàng được đảm bảo, làm giảm rủi ro tín dụng đối với NHTM.<br /> 1.1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng<br /> Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng<br /> Một khi ngân hàng có mức độ rủi ro của các tài sản có là cao thì ngân hàng đó<br /> thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thị trường.<br /> Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng<br /> Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay, trong lúc không<br /> huy động được vốn do mất uy tín, người rút tiền ngày càng tăng lên kết quả là ngân hàng<br /> gặp khó khăn trong khâu thanh toán.<br /> Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng<br /> Rủi ro tín dụng xảy ra làm cho ngân hàng không thu hồi được gốc và lãi theo đúng<br /> thời hạn trong hợp đồng rủi ro tín dụng, thậm chí còn làm mất vốn của ngân hàng khiến<br /> cho lợi nhuận còn lại càng thấp.<br /> Rủi ro tín dụng có thể làm phá sản ngân hàng<br /> Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ ngân hàng không có khả năng ứng phó thì sẽ gây<br /> phản ứng dây chuyền trong dân chúng, người dân sẽ đổ xô đến ngân hàng rút tiền gửi<br /> nhiều hơn, như vậy ngân hàng không còn khả năng thanh toán và sẽ đi đến phá sản.<br /> 1.1.4.2. Đối với khách hàng<br /> Đối với người gửi tiền: khi ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng, tức là ngân hàng<br /> không thu hồi được gốc và lãi của những khoản đã cho vay.<br /> <br /> Đối với người vay tiền: khi ngân hàng có rủi ro tín dụng ở mức độ cao ảnh hưởng<br /> đến uy tín của ngân hàng, người gửi tiền sẽ tới ngân hàng ít đi và ngân hàng sẽ phải trả<br /> cho họ một lãi suất cao đồng thời ngân hàng áp dụng thận trọng hơn khi cho vay.<br /> Đối với khách hàng gây ra nợ xấu, nợ quá hạn đối với ngân hàng: khách hàng sẽ bị<br /> áp dụng mức lãi suất phạt cao hơn đồng thời cơ hội để khách hàng tìm các nguồn tài trợ<br /> khách giảm đi rất nhiều.<br /> 1.1.4.3. Đối với nền kinh tế<br /> Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay phá sản thì người gửi tiền ở các<br /> ngân hàng khác hoàng mang lo sợ và kéo ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho<br /> toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn.<br /> Ngân hàng phá sản ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh<br /> nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn.<br /> 1.2. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại<br /> 1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng<br /> Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận biết, đo lường, đánh giá rủi ro trong quá<br /> trình cho vay, theo dõi, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời để đảm bảo quyền lợi của<br /> ngân hàng nếu có bất kỳ sự thay đổi hoàn cảnh nào cho đến khi khoản vay được hoàn trả,<br /> 1.2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng<br /> Việc quản trị rủi ro tín dụng phải được quan tâm và đáp ứng các yêu cầu sau:<br /> Tạo lập được một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời cao, ít rủi ro và<br /> khi cần thiết có thể chứng khoán hóa để hỗ trợ thanh khoản.<br /> Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tác nghiệp nhằm<br /> tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro.<br /> Có những quy định để thực hiện thống nhất, minh bạch các công việc trong quá<br /> trình cho vay, các quy định hợp lý về cơ cấu, tỷ lệ.<br /> Đảm bảo phản ánh minh bạch, chính xác chất lượng danh mục tín dụng, trích đủ<br /> dự phòng để bù đắp rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.<br /> Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp<br /> thời các rủi ro phát sinh đối với danh mục tín dụng.<br /> <br /> 1.2.3. Nội dung hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại<br /> 1.2.3.1. Quan điểm và chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của NHTM<br /> Theo quan điểm hiện nay, quản trị rủi ro tín dụng là tổng thể các biện pháp, quy<br /> trình, chính sách được ngân hàng thực hiện nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở duy trì<br /> mức độ rủi ro tín dụng trong khả năng có thể chấp nhận được của ngân hàng.<br /> <br /> 1.2.3.2. Xây dựng và tổ chức bộ máy điều hành<br /> Để đưa các chiến lược, chính sách đề ra vào thực tế, ngân hàng cần phải xây dựng<br /> một cơ cấu tổ chức hiệu qua trên các nguyên tắc đảm bảo sự minh bạch, công khai, có<br /> xác định rõ vai trò trách nhiệm trong cơ cấu và phân tách nhiệm vụ trong triển khai hoạt<br /> động.<br /> 1.2.3.3. Quy trình quản trị RRTD<br /> Quy trình quản trị RRTD gồm 4 bước cơ bản: nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro,<br /> quản lý trị rủi ro, kiểm soát và xử lý rủi ro.<br /> 1.2.3.3.1. Nhận biết rủi ro<br /> - Về phía ngân hàng: Rủi ro tín dụng được thể hiện qua quy mô tín dụng, cơ cấu<br /> tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng rủi ro do đó, khi các yếu tố này có xu hướng<br /> thiên lệch như quy mô tín dụng tăng nhanh vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng,<br /> hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro, hoặc là các<br /> chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu ngưỡng cho phép, dự phòng rủi ro tín dụng được<br /> sử dụng hết, ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro.<br /> - Về phía khách hàng: khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả<br /> được nợ, tình hình tài chính xấu, nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra. Lúc đó ngân hàng cần nhận<br /> biết được khả năng xảy ra rủi ro để ra quyết định kịp thời.<br /> 1.2.3.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng<br /> a. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 5C<br /> Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện<br /> chí và khả thanh toán toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việ<br /> nghiên cứu chi tiết “5 khía cạnh – 5C” của khách hàng bao gồm: Năng lực của người vay<br /> (Capacity); Vốn (Capital); Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions); Uy<br /> tín (Character)<br /> b. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng<br /> * Mô hình điểm số Z<br /> Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 (1)<br /> Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao.<br /> 1,8 < Z 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ.<br /> Bất kỳ công ty nào có điểm số Z < 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín<br /> dụng cao.<br /> * Phương pháp chấm điểm rủi ro tín dụng<br /> Theo đó việc chấm điểm dựa trên một số chỉ tiêu phi tài chính và chỉ tiêu tài chính<br /> chính như: lợi nhuận sau thuế, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất tự tài trợ của doanh<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2