intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

41
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của NHCT, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

i<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của các NHTM tăng trưởng nhanh<br /> và là hoạt động đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng có ảnh<br /> hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển và hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Khi rủi<br /> ro xảy ra, tác động từ những tổn thất do rủi ro tín dụng đem lại có thể gây ảnh<br /> hưởng dây chuyền đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Do vậy, tăng<br /> cường quản trị rủi ro tín dụng là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng tín<br /> dụng cho các ngân hàng thương mại. Chính vì lý do này, tác giả lựa chọn đề tài<br /> “Tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công<br /> Thƣơng Việt Nam” để nghiên cứu.<br /> Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng<br /> của ngân hàng thương mại và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín<br /> dụng của NHCT, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín<br /> dụng tại NHCT.<br /> Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, thu<br /> thập thông tin, phương pháp phân tích các hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh,<br /> tổng hợp số liệu…<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƢƠNG 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA<br /> NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> 1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại<br /> Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài<br /> sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm<br /> một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định.<br /> Rủi ro tín dụng được hiểu là khả năng (xác suất) khách hàng được cấp tín<br /> dụng không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn<br /> thất cho ngân hàng.<br /> Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo đối tượng sử<br /> dụng vốn vay, phạm vi ảnh hưởng, sản phẩm tín dụng. Theo đối tượng sử dụng vốn<br /> vay rủi ro tín dụng được phân loại theo khách hàng cá nhân, khách hàng doanh<br /> nghiệp, theo quốc gia hay khu vực địa lý. Theo phạm vi ảnh hưởng, rủi ro tín dụng<br /> được phân loại theo giao dịch đơn lẻ hoặc hệ thống. Theo sản phẩm tín dụng, rủi ro<br /> tín dụng được phân loại theo sản phẩm tín dụng nội bảng và sản phẩm phái sinh.<br /> Rủi ro tín dụng có các đặc điểm: đa dạng, phức tạp và tính tất yếu<br /> Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Từ những nguyên nhân<br /> thuộc về phía ngân hàng như rủi ro do thiếu thông tin khi thẩm định và khi quyết<br /> định cho vay, rủi ro do kiểm soát trong cho vay không chặt chẽ và kém hiệu quả, rủi<br /> ro do thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, rủi ro do bố trí cán bộ thiếu đạo đức<br /> và trình độ chuyên môn…, đến những nguyên nhân thuộc về khách hàng như sử<br /> dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân, năng lực quản lý<br /> kinh doanh kém, rủi ro tín dụng do khách hàng cố ý lừa đảo… Ngoài ra, rủi ro tín<br /> dụng còn xuất phát từ những nguyên nhân do môi trường bên ngoài bao gồm các<br /> yếu tố bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng<br /> vay vốn kinh doanh, sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường<br /> <br /> iii<br /> <br /> thế giới, nền kinh tế trong nước bất ổn hoặc suy thoái, cạnh tranh giữa các tổ chức<br /> tín dụng …<br /> 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng<br /> Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức<br /> triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa<br /> hoá lợi nhuận của Ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận.<br /> Công tác quản trị rủi ro tín dụng là công tác không thể thiếu trong hoạt động của<br /> NHTM bởi những lý do sau (i) rủi ro tín dụng là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự suy<br /> yếu trong hoạt động ngân hàng; (ii) mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng<br /> ngày càng gia tăng; (iii) Công tác quản trị rủi ro tốt tạo nền tảng vững chắc cho hoạt<br /> động ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động cho NHTM.<br /> Có 5 bước trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm:<br /> + Bước 1 Dự báo rủi ro tín dụng: được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu môi<br /> trường hoạt động, xu hướng biến động các ngành hàng, quy trình cấp tín dụng, để<br /> dự báo khả năng tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng.<br /> +Bước 2 Nhận dạng rủi ro tín dụng là việc phát hiện, xác định các nguy cơ<br /> rủi ro tồn tại trong hoạt động tín dụng.<br /> + Bước 3 Đo lường rủi ro tín dụng: Căn cứ thường được sử dụng nhiều nhất<br /> để xác định mức độ rủi ro tín dụng là nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ.<br /> + Bước 4 Quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng: Được thể hiện thông qua việc<br /> thực thi các nội dung như thiết lập giới hạn tín dụng, giao mức uỷ quyền phán quyết<br /> cho các chi nhánh, các tiêu chuẩn cấp tín dụng, xếp hạng tín dụng….<br /> + Bước 5 Xử lý tổn thất: Ngân hàng thực hiện xử lý tổn thất thông qua việc<br /> trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.<br /> Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng: được xem xét trên cơ sở 17 nguyên<br /> tắc về quản lý nợ xấu (thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín<br /> dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng) do Ủy ban<br /> Basel 2 đưa ra.<br /> <br /> iv<br /> <br /> Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng: Các chỉ tiêu thường<br /> được sử dụng là tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, tỷ lệ dư nợ trong từng chủng loại theo<br /> xếp hạng tín dụng, tỷ lệ xóa sổ nợ thực tế so với dự đoán ban đầu, tỷ lệ dự phòng<br /> tổn thất tín dụng trên tổng dư nợ cho vay, mức độ tập trung thực tế trong danh mục<br /> tín dụng.<br /> Trong quá trình đánh giá RRTD, có nhiều mô hình được các nhà quản trị sử<br /> dụng. Các ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để đánh giá khả năng “vỡ nợ”<br /> của khách hàng, một số mô hình phổ biến là mô hình điểm số Z, mô hình chất<br /> lượng, phương pháp VaR, phương pháp IRB.<br /> 1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng<br /> Nhân tố chủ quan bao gồm: Môi trường quản lý rủi ro tín dụng, quy trình<br /> tín dụng, cơ cấu tổ chức và chất lượng nhân sự, hệ thống kiểm soát, đo lường rủi ro<br /> tín dụng, hệ thống kiểm soát nội bộ.<br /> Nhân tố khách quan bao gồm: trình độ, năng lực tài chính, kinh doanh và<br /> uy tín của khách hàng; môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý.<br /> <br /> v<br /> <br /> CHƢƠNG 2<br /> THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG<br /> TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN<br /> CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM<br /> 2.1 Giới thiệu về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam<br /> Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Ngân hàng Công thương<br /> Việt Nam đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng. Các sản phẩm tín dụng<br /> chính của NHCT bao gồm: sản phẩm cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay<br /> dài hạn, cho vay ngoại tệ, tài trợ thương mại, các sản phẩm phái sinh …<br /> 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br /> thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam<br /> Điều kiện cấp GHTD của NHCT được quy định cụ thể tại quyết định<br /> 208/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 24/2/2010.<br /> Quy mô tín dụng: Dư nợ NHCT tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ tăng<br /> trưởng. Tốc độ tăng dư nợ bình quân giai đoạn 2006-2009 đạt 25%/năm. Trong năm<br /> 2009, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đạt 36%, cao nhất trong những năm gần đây.<br /> Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng tới<br /> 80%, thu nhập từ các khoản đầu tư trên 10%, phần còn lại là thu nhập từ dịch vụ<br /> ngoài tín dụng và thu nhập khác.<br /> Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng được thể hiện qua các nội dung về bộ máy<br /> quản trị rủi ro tín dụng, chiến lược tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng, hệ<br /> thống XHTD nội bộ, hệ thống theo dõi, quản lý hoạt động cấp tín dụng, hệ thống<br /> kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hệ thống báo cáo, kiểm soát và cảnh báo rủi ro, công tác<br /> xử lý nợ xấu.<br /> 2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ<br /> phần công thƣơng Việt Nam<br /> Những kết quả đạt được: (i) tổ chức bộ máy cấp tín dụng của NHCT đang<br /> từng bước tuân thủ theo các nguyên tắc quản trị rủi ro, bộ máy có sự tách biệt về<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2