CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG<br />
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN<br />
XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO<br />
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO<br />
1.1.1. Khái niệm đói nghèo<br />
Các nhà nghiên cứu cho rằng đói nghèo là tình trạng người dân không được<br />
hưởng những nhu cầu cơ bản của con người. Trong đó có nghèo tuyệt đối và<br />
nghèo tương đối.<br />
Hiện nay, ở Việt Nam, khái niệm về đói nghèo được hiểu theo cả nghĩa tuyệt<br />
đối và tương đối. Thêm vào đó, Chính phủ căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội<br />
trong mỗi thời kỳ nhất định, ban hành chuẩn nghèo, lấy đó làm cơ sở xác định các<br />
đối tượng là hộ nghèo và người nghèo của Việt Nam, tạo điều kiện cho việc thực<br />
hiện các chương trình, các hoạt động cụ thể nhằm mục tiêu XĐGN.<br />
1.1.2. Nguyên nhân của đói nghèo<br />
Đói nghèo xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ<br />
quan.<br />
Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân từ bên ngoài như: điều kiện<br />
tự nhiên không thuận lợi, điều kiện đất đai cằn cỗi, cơ chế chính sách của nhà<br />
nước, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông không thuận tiện…<br />
Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản<br />
thân những người nghèo như: người dân thiếu kiến thức làm ăn, thiếu hoặc không<br />
có vốn, đông con, thiếu sức lao động hoặc không có việc làm, đau ốm, lười nhác...<br />
<br />
1.1.3. Ảnh hưởng của đói nghèo đến phát triển kinh tế - xã hội<br />
Đói nghèo ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, cụ thể: đói<br />
nghèo có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, gây ra tình trạng bất bình<br />
đẳng trong xã hội gia tăng, mức độ tiếp cận và thụ hưởng phúc lợi xã hội của<br />
người nghèo thấp, các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, trộm cướp, ma tuý, mại dâm<br />
... gia tăng, làm gia tăng tỷ lệ phạm tội trong xã hội ngày càng gia tăng và nó tác<br />
<br />
động tiêu cực đến môi trường.<br />
1.2. TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC CHO NGƯỜI<br />
NGHÈO VAY VỐN<br />
Theo quan điểm của ADB thì tài chính vi mô là việc cung cấp các dịch vụ tài<br />
chính cho người nghèo và các doanh nghiệp siêu nhỏ. Do đó, quy mô giao dịch<br />
thường nhỏ, chi phí giao dịch lớn.<br />
Hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính vi mô gặp phải ba thách thức lớn là:<br />
quy mô các giao dịch nhỏ, chi phí giao dịch lớn, các khoản đi vay thường không<br />
có tài sản đảm bảo, khách hàng vay vốn thường là những người thiếu kỹ năng,<br />
trình độ chuyên môn thấp, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Những điều này đã<br />
khiến cho việc cung cấp dịch vụ tài chính vi mô gặp khó khăn, khó có thể đảm bảo<br />
an toàn và hiệu quả cho hoạt động của các tổ chức này.<br />
1.3. TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH VỚI CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO<br />
Hiện nay, theo quan điểm của Việt Nam thì tín dụng chính sách là tín dụng<br />
của nhà nước thực hiện cho đối tượng là người nghèo và các đối tượng chính sách<br />
khác theo quy định của pháp luật.<br />
Tín dụng chính sách khác với tài chính vi mô vì nó là tín dụng của nhà nước,<br />
và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đối tượng khách hàng của tín dụng<br />
chính sách là đối tượng chính sách được quy định bởi pháp luật, hoạt động tín<br />
dụng chính sách được nhà nước giao cho NHCSXH trực tiếp triển khai thực hiện,<br />
nguồn vốn tài trợ cho chương trình là từ nguồn vốn huy động của nhà nước.<br />
Hiện nay ở Việt Nam, hai văn bản đang điều chỉnh hoạt động này là Quyết<br />
định số 170/2005/QĐ – TTg, ban hành ngày 8 tháng 7 năm 2005, về việc ban hành<br />
chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 và nghị định số 78/2002/NĐ –<br />
CP, ban hành ngày 4 tháng 10 năm 2002, quy định về tín dụng đối với người<br />
nghèo cà các đối tượng chính sách khác.<br />
Tín dụng chính sách là hoạt động quan trọng trong việc thực hiện XĐGN của<br />
Việt Nam, do vậy, tín dụng chính sách có những vai trò nổi bật như: cung cấp vốn<br />
tín dụng đối với người nghèo, góp phần cải thiện thị trường tài chính cộng đồng,<br />
nơi có hộ nghèo sinh sống, góp phần tạo nhiều cơ hội việc làm cho người nghèo<br />
<br />
và góp phần nâng cao thu nhập của hộ nghèo.<br />
Hoạt động tín dụng chính sách được chia ra làm hai khu vực là chính thức<br />
và phi chính thức. Trong khu vực chính thức, hoạt động tín dụng chính sách chủ<br />
yếu là do NHCSXH cung cấp. Ngoài ra, ở khu vực phi chính thức có các tổ chức<br />
phi chính phủ, các quỹ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Quỹ CEF của Liên<br />
đoàn lao động…<br />
Tổ chức hoạt động tín dụng chính sách chủ yếu thực hiện cho vay trực tiếp<br />
và uỷ thác cho vay thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.<br />
1.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH<br />
Hoạt động tín dụng chính sách chịu tác động của các nhân tố, bao gồm cả<br />
nhân tố khách quan và chủ quan.<br />
1.5. KINH NGHIỆM THẾ GIỚI TRONG CHO VAY XOÁ ĐÓI, GIẢM<br />
NGHÈO<br />
Trên thế giới đã có nhiều nước thực hiện thành công các chương trình tín dụng<br />
cho người nghèo như Bănglađét với mô hình tín dụng vi mô cho người nghèo của<br />
ngân hàng Grameen, và Trung Quốc với chính sách vĩ mô hỗ trợ phát triển kinh tế,<br />
thực hiện công tác XĐGN của các địa phương. Thông qua tìm hiểu kinh nghiệm của<br />
hai quốc gia này giúp cho Việt Nam có thể rút ra bài học cả trên khía cạnh quản lý vĩ<br />
mô và vi mô để thực hiện công tác XĐGN ở Việt Nam<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG<br />
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN XOÁ ĐÓI,<br />
GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM<br />
2.1. TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM<br />
2.1.1. Những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới<br />
Sau hơn 20 năm mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu<br />
nổi bật trên mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, ngoại giao và nhận được<br />
nhiều sự ủng hộ của bạn bè thế giới.<br />
2.1.2. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam<br />
Thành tích XĐGN của Việt Nam trong những năm qua chủ yếu mới chỉ<br />
dừng lại ở việc giảm số hộ nghèo, một bộ phận dân cư còn đang phải sống trong<br />
tình trạng đói nghèo, chất lượng cuộc sống không được đảm bảo, đặc biệt là người<br />
nghèo ở khu vực vùng cao, miền núi, vùng ven biển và nông thôn.<br />
2.1.3. Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam<br />
Tình trạng đói nghèo của Việt Nam xảy ra do sự tác động của nhiều nguyên<br />
nhân khác nhau như: thiên tai, hoạt động sản xuất của người nghèo manh mún,<br />
nhỏ lẻ, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm ăn, tâm lý<br />
tự ti, ỷ lại của chính người nghèo…<br />
2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI<br />
TRONG THỰC HIỆN XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM<br />
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng chính sách xã hội<br />
NHCSXH được thành lập vào năm 1995, trên cơ sở Ngân hàng phục vụ<br />
người nghèo. Ngân hàng là TCTD nhà nước, hoạt động trong phạm vi cả nước, có<br />
tư cách pháp nhân, vốn điều lệ do nhà nước cấp, hoạt động không vì mục tiêu lợi<br />
nhuận. Hiện, ngân hàng đã cung cấp dịch vụ cho vay ưu đãi đến 100% các xã<br />
trong phạm vi cả nước, góp phần tích cực vào hoạt động XĐGN của quốc gia.<br />
2.2.2. Quy chế, quy trình tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội trong thực<br />
<br />
hiện xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam<br />
NHCSXH thực hiện hoạt động cho vay chính sách dựa trên cơ sở những quy<br />
định của Chính phủ đề ra trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, quy chế cho vay của ngân<br />
hàng chính sách có những điểm thống nhất như: đối tượng cho vay của đơn vị là<br />
đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định của nhà nước, mục đích cho vay<br />
chính là giúp người nghèo có thể thoát khỏi tình trạng đói nghèo, nâng cao chất<br />
lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cấp thiết của người nghèo, mức cho<br />
vay được quy định tối đa cho từng nhóm đối tượng cụ thể trong những thời kỳ<br />
nhất định, thời gian cho vay khá linh hoạt, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của<br />
người nghèo, và ngân hàng tổ chức thực hiện cho vay thông qua uỷ thác cho tổ<br />
chức, đoàn thể xã hội và cho vay trực tiếp.<br />
2.2.3. Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội<br />
trong thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam<br />
NHCSXH được thành lập để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách,<br />
là kênh dẫn vốn của nhà nước tới người nghèo nên phần lớn nguồn vốn tài trợ cho<br />
hoạt động của ngân hàng là do nhà nước cấp, phần còn lại là ngân hàng đi huy<br />
động trên thị trường và đi vay.<br />
2.2.4. Hoạt động tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội trong thực hiện xoá<br />
đói, giảm nghèo ở Việt Nam<br />
Hiện nay, ngân hàng chủ yếu thực hiện cho vay 13 chương trình, trong đó có<br />
các chương trình tín dụng chính sách, tác động trực tiếp tới việc thực hiện XĐGN<br />
của Việt Nam.<br />
Thứ nhất, cho vay hộ nghèo: nhằm hai mục đích là cho vay kinh doanh và<br />
cho vay tiêu dùng. Trong đó, cho vay kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn, với thời gian<br />
vay vốn chủ yếu trong trung và dài hạn, cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.<br />
Thời gian qua, hàng triệu lượt hộ gia đình được vay vốn ưu đãi tại ngân hàng, tạo<br />
cơ sở cho việc phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sống và thoát nghèo, trực<br />
tiếp góp phần vào thành công của công tác XĐGN của quốc gia.<br />
Thứ hai, cho vay giải quyết việc làm: nhằm giúp các cơ sở sản xuất, hộ gia<br />
<br />