TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
Đề tài: Phân tích và đề xuất các giải pháp đảm bảo phát triển nhân lực công nghệ<br />
thông tin cho Tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020<br />
Tác giả luận văn: Lê Đăng Quang khóa: 2010-2012<br />
Người hướng dẫn: TS. Phạm Cảnh Huy- Đại học Bách khoa Hà Nội.<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Tuyên Quang đến năm 2020 đã quyết định<br />
xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện, tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ<br />
cao và bền vững, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được gìn giữ, an ninh quốc<br />
phòng được bảo đảm. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,<br />
hiện đại hóa với cơ cấu kinh tế là công nghiệp-dịch vụ-nông lâm nghiệp.<br />
Để có nguồn nhân lực cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế Tuyên Quang cần phải<br />
giải quyết các rất nhiều vấn đề, một trong các vấn đề đó là chất lượng lao động, trình<br />
độ tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế còn nhiều bất cập. Do vậy, đào tạo và sử dụng<br />
nguồn nhân lực CNTT phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang<br />
trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp đang là những vấn đề cấp bách. Chính<br />
sức lôi cuốn thực tiễn ấy của tiềm năng chưa được đánh thức, đã thúc đẩy tôi chọn đề<br />
tài: “ Phân tích và đề xuất các giải pháp đảm bảo phát triển nhân lực công nghệ thông<br />
tin cho Tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020” làm luận văn cao học kinh tế.<br />
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn:<br />
Thông qua việc nghiên cứu nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực<br />
CNNN của tỉnh Tuyên Quang nói riêng, mục đích của đề tài là phân tích và đề xuất<br />
các giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNTT cho tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.<br />
3. Nội dung đề tài đã giải quyết:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực<br />
Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực CNTT tỉnh Tuyên Quang<br />
Chương 3: Phát triển nguồn nhân lực CNTT tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua nghiên cứu nguồn<br />
nhân lực lao động, việc làm, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực được<br />
đặt trong mối quan liên hệ với những vấn đề kinh tế-xã hội khác như dân số, nguồn nhân<br />
<br />
1<br />
<br />
lực, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, an sinh xã hội. Mặt khác nghiên cứu vấn<br />
đề này với tính đặc thù, tính riêng của tỉnh miền núi phía Bắc được đặt trong mối liên hệ<br />
với Vùng kinh tế phía Bắc, với cả nước.<br />
5. Kết quả của đề tài:<br />
- Luận văn đã chỉ ra được thực trạng nguồn nhân lực, việc làm, chuyển dịch cơ<br />
cấu lao động của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005 đến 2010.<br />
- Định hướng và dự báo về phát triển nguồn nhân lực, việc làm và chuyển dịch<br />
cơ cấu lao động của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.<br />
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm để phát triển nguồn nhân lực<br />
phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.<br />
<br />
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2012<br />
<br />
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
Lê Đăng Quang<br />
<br />
2<br />
<br />