BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
TRẦN MINH<br />
<br />
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,<br />
CÔNG CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN<br />
HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý hành chính công<br />
Mã số<br />
: 60 34 04 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG<br />
<br />
HÀ NỘI - NĂM 2016<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS BÙI HUY KHIÊN<br />
<br />
Phản biện 1 : PGS. TS NGUYỄN HỮU HẢI<br />
Phản biện 2 : PGS. TS ĐỖ PHÚ HẢI<br />
<br />
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng họp 403, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn<br />
thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc gia<br />
Số: 77 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP.<br />
Hà Nội<br />
Thời gian: vào hồi 09 giờ 30 phút, ngày 21 tháng 11 năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính<br />
Quốc gia hoăc trên trang Website khoa sau đại học, Học viện<br />
hành chính Quốc gia<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài luận văn<br />
Tại hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương<br />
(khóa XI), tháng 5-2013 xác định nhiệm vụ: “Đẩy mạnh cải<br />
cách chế độ công vụ, công chức để nâng cao chất lượng đội ngũ<br />
cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ<br />
phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công<br />
tác; kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với thực hiện luân<br />
chuyển để rèn luyện trong thực tiễn”.<br />
Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08-11-2011 của Chính<br />
phủ ban hành "Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà<br />
nước giai đoạn 2011 - 2020" đề ra mục tiêu đến năm 2020:<br />
“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm<br />
chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân<br />
và sự phát triển của đất nước”.<br />
Thực hiện các nghị quyết của Đảng và Chính phủ, các<br />
cấp, ban ngành việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC đã đạt<br />
được kết quả bước đầu quan trọng. Nhìn chung, đội ngũ CBCC<br />
của UBND quận Hoàn Kiếm có bản lĩnh chính trị vững vàng,<br />
trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có kiến<br />
thức, trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, đã góp phần<br />
quan trọng vào những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi<br />
mới đất nước; đặc biệt là tiến trình cải cách hành chính<br />
(CCHC) theo mục tiêu xây dựng nền hành chính chuyên<br />
nghiệp, trong sạch, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.<br />
Tuy nhiên, một bộ phận CBCC chưa đáp ứng được yêu cầu<br />
nhiệm vụ, năng lực còn nhiều mặt hạn chế, làm việc thiếu tích<br />
cực, kém hiệu quả; cách làm việc còn bảo thủ, quan liêu, thiếu<br />
năng động, sáng tạo; thiếu chuyên nghiệp, không thạo việc, tác<br />
phong chậm chạp, rườm rà, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm...<br />
dẫn đến sự trì trệ về phương thức hoạt động và giảm hiệu lực,<br />
hiệu quả của UBND quận Hoàn Kiếm.<br />
Trong bối cảnh trên, cần có một sự nghiên cứu toàn<br />
diện để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng<br />
đội ngũ CBCC tại UBND quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới.<br />
Từ những phân tích nêu trên tác giả lựa chọn nội dung: "Nâng<br />
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân<br />
dân quận hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội" để làm đề tài luận<br />
văn Thạc sĩ. Đây là vấn đề cấp bách, phù hợp với yêu cầu cải<br />
cách nền hành chính nhà nước hiện nay, phù hợp với thực tiễn<br />
của địa phương.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br />
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:<br />
- Trong cuốn sách chuyên khảo “Tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh về cán bộ và công tác cán bộ” của tác giả Bùi Đình<br />
2<br />
<br />
Phong (2002) đã thể hiện một cách khá toàn diện về những tư<br />
tưởng chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí minh về công tác cán bộ<br />
như tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, nâng cao trình độ<br />
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.<br />
- Trong cuốn sách “Phương pháp và kỹ năng quản lý<br />
nhân sự” của Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý, Nhà xuất<br />
bản Lao động Xã hội, Hà Nội - 2004 đã nghiên cứu các biện<br />
pháp quản lý nhân sự hiện đại, nhấn mạnh bí quyết để thu hút<br />
và lưu giữ nhân tài, thừa nhận và thể hiện giá trị của người tài<br />
và tạo môi trường làm việc cho họ.<br />
...<br />
Vấn đề này đang thu hút sự nghiên cứu của nhiều học<br />
viên cao học hành chính, cụ thể:<br />
- Luận văn thạc sỹ khóa 16, năm 2013, chuyên ngành<br />
quản lý hành chính công, mã số 603482 của tác giả Hồ Thị Lệ<br />
Thủy với đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành<br />
Hải quan, từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
”.<br />
- Luận văn thạc sỹ khóa 17, năm 2014, chuyên ngành<br />
Quản lý công của tác giả Đặng Văn Khánh với đề tài “Chất<br />
lượng công chức quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng”...<br />
Một số bài viết cũng được đăng trên báo, tạp chí chuyên<br />
ngành như:<br />
- Cần thêm gì vào tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý<br />
trong thời đại kinh tế trí thức? của GS.TS. Chu Hảo, Tạp chí<br />
Xây dựng Đảng số 02-2002;<br />
- Một số phương pháp đánh giá, tuyển chọn, đề bạt cán<br />
bộ của Nguyễn Quốc Hiệp, Tạp chí Xây dựng Đảng số 7/2003;<br />
- Vai trò của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu trong<br />
công tác cán bộ của Lê Đức Bình, Tạp chí Xây dựng Đảng, số<br />
11/2004;<br />
...<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở lý luận về chất lượng CBCC và từ kết quả<br />
phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng CBCC của UBND<br />
quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội từ đó đề xuất các giải<br />
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của UBND quận<br />
trong thời gian tới.<br />
3.2. Nhiệm vụ:<br />
- Hệ thống hoá và phân tích một số vấn đề lý luận và<br />
thực tiễn về chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và CBCC của<br />
UBND quận nói riêng.<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC<br />
của UBND quận Hoàn Kiếm, qua đó rút ra những nhận xét, đánh<br />
3<br />
<br />
giá về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế chất lượng đội<br />
ngũ CBCC của UBND quận Hoàn Kiếm.<br />
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội<br />
ngũ CBCC của UBND quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng đội<br />
ngũ CBCC của UBND quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu đội ngũ CBCC của<br />
UBND quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.<br />
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng chất lượng<br />
nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của UBND quận Hoàn<br />
Kiếm, Thành phố Hà Nội từ năm 2011 – 2015 và đề xuất các<br />
giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của cơ quan<br />
trong giai đoạn 2016 – 2020.<br />
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
của luận văn<br />
5.1. Phương pháp luận<br />
Luận văn tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên những<br />
luận giải khoa học được chứng minh và diễn giải theo chủ<br />
nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm<br />
của Đảng về xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC để làm rõ<br />
những vấn đề xung quanh chất lượng đội ngũ Cán bộ công<br />
chức của UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.<br />
5.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu:<br />
+ Thu thập thông tin sơ cấp: Phỏng vấn, khảo sát nhu<br />
cầu của các CBCC trong quá trình nâng cao chất lượng đội<br />
ngũ CBCC.<br />
+ Dữ liệu thứ cấp: Nguồn số liệu, tài liệu thứ cấp.<br />
- Phương pháp phân tích, so sánh: Được sử dụng để so<br />
sánh sự phát triển đội ngũ CBCC của UBND quận Hoàn Kiếm<br />
giữa các thời kì và so sánh sự phát triển đội ngũ CBCC trong<br />
các cơ quan trên địa bàn quận cùng thời kỳ.<br />
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích thông tin: Từ<br />
những dữ liệu thu được từ thực tiễn tại UBND quận Hoàn<br />
Kiếm, trong quá trình nghiên cứu lí luận khoa học, tiến hành<br />
tổng hợp, đối chiếu, phân tích các thông tin để đưa ra được<br />
những nhận định, quy luật thông tin có được; hiểu được ý nghĩa<br />
của các con số, dữ liệu sẽ rút ra được những bài học kinh<br />
nghiệm và phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC<br />
trong tương lai.<br />
<br />
4<br />
<br />