BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
KHAMHACK PHONKHAMXAO<br />
<br />
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI<br />
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN<br />
NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC<br />
TẠI HUYỆN PAK XENG, TỈNH LUANG PRABANG,<br />
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2016<br />
0<br />
<br />
Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thúy Quỳnh<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Bùi Thị Thùy Nhi<br />
Phản biện 2: TS. Nguyễn Quang Hồng<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,<br />
Học viện Hành chính quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng họp: D, nhà: A, Hội đồng bảo vệ luận văn thạc<br />
sĩ, Học viện Hành chính quốc gia, Số 77 Nguyễn Chí Thanh,<br />
Đống Đa, Hà Nội<br />
Thời gian: vào hồi: 9 giờ 45 phút ngày 25 tháng 11 năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính<br />
quốc gia hoặc trên trang web của Khoa Sau đại học<br />
Học viện Hành chính quốc gia<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài luận văn<br />
Xây dựng nông thôn mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND)<br />
Lào đã trở thành phong trào mạnh mẽ lan rộng cả nước, đã góp phần thay<br />
đổi diện mạo, cải thiện điều kiện sống của dân cư ở nhiều vùng nông thôn.<br />
Trong công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với nguồn vốn ngân sách nhà<br />
nước đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các địa phương của<br />
Lào đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại<br />
và hạn chế. Do đó, tăng cường quản lý, sử dụng nguồn vốn này một cách có<br />
hiệu quả đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước cũng như mọi công dân rất<br />
quan tâm.<br />
Huyện Pak Xeng là một huyện nông nghiệp của tỉnh Luang Prabang,<br />
Lào. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, kinh tế<br />
- xã hội của huyện đã có những sự phát triển nhất định, điều kiện sống của<br />
dân cư ở nhiều vùng nông thôn được cải thiện rõ nét. Điều đó có được là do<br />
nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng là do huyện đã thu hút được các dự<br />
án đầu tư đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT),<br />
khơi dậy tiềm năng thế mạnh của huyện. Trong tình trạng chung của đất<br />
nước, ngân sách dành cho huyện không nhiều, lại chi nhiều hoạt động, nên<br />
đầu tư dự án đầu tư NN&PTNT bằng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN)<br />
cũng có mức độ. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn của huyện Pak Xeng, tỉnh<br />
Luang Prabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với kiến thức của<br />
mình, tôi chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các<br />
dự án đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng nguồn ngân sách<br />
nhà nước tại huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang, nước Cộng hòa dân<br />
chủ nhân dân Lào” để nghiên cứu.<br />
<br />
2<br />
<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br />
Các công trình nghiên cứu về chủ đề này ở CHDCND Lào còn tương<br />
đối ít, các công trình chủ yếu là văn kiện của Đảng Nhân dân cách mạng<br />
Lào hay các báo cáo tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn của<br />
tỉnh. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Luang Prabang đã có báo cáo quy<br />
hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và tình hình phát triển kinh tế của tỉnh<br />
qua các năm 2011-2015. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Kế<br />
hoạch và Đầu tư tỉnh Luang Prabang đã có báo cáo về tình đầu tư phát triển<br />
vùng nông thôn miền núi của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015. UBND huyện<br />
Pak Xeng đã có báo cáo quyết toán ngân sách, trong đó có chỉ rõ tình hình<br />
đầu tư NN&PTNT của huyện trong giai đoạn 2011-2015, trong đó cho biết<br />
đầu tư NN&PTNT tăng chậm.<br />
Ở Việt Nam thì khác, tác giả tìm thấy 15 công trình khoa học, trong<br />
đó có 4 luận án tiến sĩ, 4 luận văn thạc sĩ đề cập vấn đề hiệu quả quản lý<br />
nhà nước đối với đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển nông<br />
nghiệp nói riêng. Tác giả luận văn này đã rút ra được nhiều điểm trong các<br />
kết quả nghiên cứu của họ có thể kế thừa cho việc nghiên cứu của luận văn<br />
của mình.<br />
Các công trình nghiên cứu đó đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác<br />
nhau về quản lý NSNN, về lĩnh vực NN&PTNT. Nếu có, cũng là tiếp cận<br />
dưới góc độ kinh tế, chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về NSNN<br />
đầu tư cho lĩnh vực NN&PTNT dưới góc độ quản lý nhà nước. Trên cơ sở<br />
kế thừa những công trình đã có, tác giả đi vào vấn đề quản lý nhà nước đối<br />
với các dự án đầu tư NN&PTNT bằng nguồn NSNN trên địa bàn huyện.<br />
<br />
3<br />
<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
3.1. Mục đích:<br />
Trên cơ sở thực trạng quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho các dự án đầu<br />
tư NN&PTNT ở huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang, Luận văn đề xuất<br />
một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề quản lý Nhà nước đối với các dự<br />
án đầu tư NN&PTNT bằng nguồn NSNN tại huyện Pak Xeng, tỉnh Luang<br />
Prabang, nước CHDCND Lào.<br />
3.2. Nhiệm vụ:<br />
Hệ thống hoá những cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư từ NSNN<br />
cho các dự án đầu tư NN&PTNT.<br />
Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho các dự án đầu<br />
tư NN&PTNT ở huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang.<br />
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề quản lý Nhà nước<br />
đối với các dự án đầu tư NN&PTNT bằng nguồn NSNN tại huyện Pak<br />
Xeng, tỉnh Luang Prabang.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Các dự án đầu tư đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng<br />
nguồn ngân sách nhà nước.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Pak Xeng, tỉnh Luang<br />
Prabang, nước CHDCND Lào giai đoạn 2011 - 2015.<br />
<br />
4<br />
<br />